Giáo dục - Nghề nghiệp
Trang chủ / Giáo dục - Nghề nghiệp / Giáo dục - Nghề nghiệp
Sóc Trăng: Đào tạo, bồi dưỡng nghề nghiệp cho 13.000 người trong năm 2020
01:52 PM 12/05/2020
(LĐXH)- Năm 2020 mục tiêu đào tạo nghề nghiệp tỉnh Sóc Trăng đề ra là: Đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp và đào tạo ngắn hạn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và hội nhập quốc tế.
UBND tỉnh Sóc Trăng đã ban hành Kế hoạch đào tạo nghề năm 2020 trên địa bàn tỉnh. Mục tiêu chung nhằm đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp và đào tạo ngắn hạn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; chất lượng đào tạo của một số ngành, nghề đạt trình độ các nước phát triển trong khu vực ASEAN và trên thế giới; hình thành đội ngũ lao động có trình độ tay nghề đáp ứng nhu cầu các công ty, doanh nghiệp trong tỉnh, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện và nâng cao chỉ số về đào tạo lao động góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.
Sóc Trăng phấn đấu chất lượng đào tạo của một số ngành, nghề đạt trình độ các nước phát triển trong khu vực 
Bên cạnh đó, sắp xếp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đảm bảo tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Quan tâm đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị đào tạo; đặc biệt là phát triển đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp đạt chuẩn về trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, công nghệ thông tin, ngoại ngữ; chương trình, giáo trình đào tạo nghề nghiệp thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Thực hiện có hiệu quả việc các chương trình, đề án, dự án, kế hoạch có liên quan đến giáo dục nghề nghiệp như: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020 được phê duyệt tại Quyết định số 423/QĐ- TTg ngày 11/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020; Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020; Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP); các dự án kêu gọi đầu tư của tỉnh thuộc các lĩnh vực nông nghiệp (ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị), năng lượng, năng lượng tái tạo, cảng biển, logistic, thương mại, dịch vụ, du lịch; Dự án “Đầu tư và Phát triển ngành, nghề trọng điểm đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025” thuộc Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động, ... 
Đào tạo nghề theo nhu cầu của công ty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh (đào tạo nghề theo địa chỉ), nhằm cải thiện và nâng cao chỉ số về đào tạo lao động góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh (nâng cao chỉ số PCI) trong tỉnh.
Mục tiêu cụ thể: Đào tạo, bồi dưỡng nghề nghiệp cho 13.000 người, trong đó: Đào tạo trình độ cao đẳng là 780 người, trung cấp là 895 người; trình độ sơ cấp là 2.844 người và dưới 3 tháng là 5.811 người, đào tạo thường xuyên (kèm cặp - truyền nghề - tập nghề) là 2.670 người. Tỷ lệ có việc làm sau đào tạo nghề trên 80%.
Phấn đấu đến cuối năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60%, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 55%; đạt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng lần thứ XIII nhiệm kỳ 2015 - 2020 (đào tạo 13.000 lao động/năm).
Trong năm, hỗ trợ kinh phí đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng cho khoảng 5.755 lao động (bao gồm học nghề trình độ sơ cấp là 494 người và dưới 3 tháng là 5.261 người) đối với các đối tượng ưu tiên theo quy định, tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau đào tạo đạt trên 80%; tỷ lệ người khuyết tật có việc làm sau đào tạo nghề đạt trên 90%. Đồng thời, tổ chức bồi dưỡng cho 545 lượt cán bộ, công chức cấp xã.
Kế hoạch được triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh. Ngành, nghề đào tạo được xác định căn cứ vào nhu cầu chuyển dịch lao động theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và các văn bản có liên quan đến giáo dục nghề nghiệp. Xuất phát từ nhu cầu, yêu cầu thực tế sử dụng lao động của công ty, doanh nghiệp, người lao động để tổ chức đào tạo nghề trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp và đào tạo ngắn hạn; đào tạo nâng cao tay nghề cho lao động đã qua đào tạo nghề nhưng chưa đáp ứng nhu cầu, yêu cầu của thị trường lao động.
Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề như: miễn, giảm học phí cho học sinh, sinh viên, hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ dưới 3 tháng và hỗ trợ thanh niên theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 61/2015/NĐ-CP của Chính phủ, chính sách hỗ trợ về đào tạo lao động cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho nhà đầu tư... trên địa bàn tỉnh được thực hiện theo các quy định hiện hành.
Ngoài nguồn kinh phí từ ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh, việc hỗ trợ miễn, giảm học phí, chi phí học tập cho học sinh, sinh viên học trình độ trung cấp, cao đẳng sẽ do ngân sách nhà nước thực hiện cấp bù học phí theo dự toán thực tế của các trường trung cấp, cao đẳng, các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh và huy động xã hội hóa./.
PV
TAG:
Tin khác
Nghề Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính Trường Cao đẳng nghề TP.HCM đã đạt chuẩn kiểm định
Khởi động Chương trình INTENSE:  Cơ hội học tập việc làm cho sinh viên Việt Nam
Trường Trung cấp Kỹ thuật – Nghiệp vụ Kiên Giang long trọng tổ chức Lễ Khai giảng năm học 2024 – 2025
Huyện Ngọc Hiển: Tạo sinh kế bền vững cho lao động vùng nghèo, vùng khó khăn
Trường Trung cấp Dân tộc nội trú Nghĩa Lộ kỷ niệm 20 năm thành lập
Trường Đại học LĐ-XH CSII tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
Trường Cao đẳng Kinh tế TPHCM: Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và Kỷ niệm 35 năm ngày thành lập
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung gửi thư chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Hành trình 3 thập kỷ: Trường Phổ thông Dân lập Hermann Gmeiner Hà Nội – Mái ấm yêu thương, chắp cánh ước mơ