Giáo dục - Nghề nghiệp
Trang chủ / Giáo dục - Nghề nghiệp / Giáo dục - Nghề nghiệp
Giáo viên Hà Nội loay hoay sau lệnh cấm dạy thêm
07:35 AM 20/02/2025
(LĐXH) - Sau Thông tư 29, nhiều giáo viên Hà Nội tạm dừng dạy thêm, chờ hướng dẫn cụ thể, nhưng vẫn còn nhiều băn khoăn về quy định mới.

Theo Thông tư 9/2024 của Bộ GD&ĐT có hiệu lực từ ngày 14/2/2025, giáo viên bị cấm dạy thêm học sinh tiểu học và không được thu tiền dạy thêm từ học sinh chính khóa của mình. Hoạt động dạy thêm trong trường chỉ dành cho ba nhóm: học sinh chưa đạt yêu cầu học tập, học sinh giỏi cần bồi dưỡng thi cử và học sinh cuối cấp đăng ký tự nguyện. Ngoài trường học, giáo viên muốn dạy thêm tại nhà phải đăng ký hộ kinh doanh cá thể hoặc giảng dạy tại các trung tâm có giấy phép. Bộ GD&ĐT tạo khẳng định không cấm dạy thêm, học thêm mà chỉ siết chặt quản lý, đảm bảo minh bạch, tránh tiêu cực.

Loay hoay đăng ký kinh doanh

Làm sao để dạy thêm tại nhà là điều khiến cô Thanh Thảo, giáo viên Văn ở Hà Nội, trăn trở suốt vài tháng qua. Tìm hiểu trên mạng, cô nghe nói phải đăng ký hộ kinh doanh cá thể nhưng thấy thủ tục quá rắc rối.

Cô cũng lo lắng về các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, cơ sở vật chất – những điều kiện được cho là bắt buộc. “Tôi và các giáo viên trong trường chưa rõ có được đăng ký kinh doanh không, nếu có thì thủ tục ra sao, nộp thuế thế nào, có cần xin thêm giấy phép hoạt động giáo dục không?”, cô băn khoăn.

Cô Thục Hiền, giáo viên tiếng Anh tự do ở Hà Nội, tự đăng ký giấy phép hộ kinh doanh tại nhà qua cổng dịch vụ công theo hướng dẫn của người quen. Theo cô, thủ tục khá đơn giản, chỉ cần cung cấp thông tin cá nhân, địa điểm kinh doanh, vốn đầu tư, ngành nghề và thuế. Cô đăng ký dạy kỹ năng giao tiếp tiếng Anh với vốn dự kiến 50 triệu đồng và đang chờ kết quả.

Tuy nhiên, cô Hiền vẫn lo lắng vì học sinh của mình chủ yếu là bậc tiểu học – nhóm bị cấm học thêm, trừ các lớp dạy kỹ năng và năng khiếu: “Không biết mã ngành kinh doanh của tôi có được chấp nhận không”, cô Hiền lo lắng.

Giáo viên loay hoay về việc dạy thêm. 

Một giáo viên trường THPT tại Hà Nội cho biết: "Sau thông báo của Bộ GD&ĐT, có hiệu lực từ ngày 14/2/2025, nhà trường đã quán triệt, triển khai Thông tư 29 về việc dạy thêm, học thêm. Đa số các thầy cô đã dừng hoạt động dạy thêm để chờ hướng dẫn chính thức từ các cấp".

Theo nhiều giáo viên, Thông tư 29 giúp chấm dứt những biến tướng tiêu cực trong dạy thêm, học thêm. Nhờ đó, học sinh không còn áp lực vì bị ép học, phụ huynh bớt gánh nặng chi phí. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu Thông tư 29, các giáo viên băn khoăn về quy định giáo viên phải đăng ký hộ kinh doanh cá thể và nộp thuế đầy đủ nếu muốn dạy thêm. Dù cho rằng đây là quy định hợp lý, thầy cô vẫn chưa nhận được hướng dẫn cụ thể từ Phòng, Sở Giáo dục & Đào tạo về thủ tục đăng ký.

“Đến thời điểm hiện tại, chưa có hướng dẫn đăng ký hộ kinh doanh cá thể trong lĩnh vực giáo dục dạy học mà giáo viên phải tự mày mò, tìm hiểu tư vấn luật sư”, giáo viên cho biết.

Ngoài ra, một câu hỏi lớn khác là liệu giáo viên có thể tổ chức dạy thêm trực tuyến hay không, khi Thông tư 29 chưa đề cập đến hình thức này. Thực tế, nhiều giáo viên đã chuyển sang dạy online có thu học phí sau Tết, nhưng chưa rõ hình thức này có được công nhận hợp pháp hay không.

Trung tâm dạy thêm hưởng lợi

Trên mạng xã hội, nhiều trung tâm dạy thêm tích cực mời gọi giáo viên với cam kết lo đầy đủ pháp lý, thuế má, cơ sở vật chất. Thay vì dạy tại nhà, giáo viên đưa học sinh đến trung tâm và ký hợp đồng cộng tác viên. Về doanh thu, họ nhận khoảng 65% sau khi trừ 10% thuế thu nhập cá nhân và 20-25% chi phí vận hành.

Trên mạng xã hội, nhiều trung tâm dạy thêm tích cực mời gọi giáo viên với cam kết lo đầy đủ pháp lý, thuế má, cơ sở vật chất. Thay vì dạy tại nhà, giáo viên đưa học sinh đến trung tâm và ký hợp đồng cộng tác viên. Về doanh thu, họ nhận khoảng 65% sau khi trừ 10% thuế thu nhập cá nhân và 20-25% chi phí vận hành.

Trung tâm học thêm hưởng lợi. 

Chị Hằng, nhân viên một trung tâm ở quận Hà Đông (Hà Nội), cho biết nhu cầu hợp tác của giáo viên tăng mạnh sau Tết. Trước đây, trung tâm có 7 giáo viên THCS, nhưng chỉ trong một tuần gần đây, thêm 20 thầy cô tìm đến. Theo chị, đây là cơ hội tốt cho trung tâm vì hầu hết giáo viên đều có sẵn học sinh, không tốn công chiêu sinh.

Hiện trung tâm đang tìm thêm mặt bằng để mở rộng, thậm chí chưa thể nhận hết giáo viên vì còn phải sắp xếp phòng học và lịch dạy. Chị Hằng dự đoán nhu cầu hợp tác của giáo viên sẽ còn tăng.

TS. Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội đồng Giáo dục Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội), nhận định Thông tư 29 là một phép thử, buộc các trường phải thay đổi. Theo ông, thông tư đưa ra những chủ trương khoa học, nhân văn, nhằm giải quyết những tiêu cực trong dạy thêm, học thêm – một vấn đề tồn tại dai dẳng.
Hiện nay, áp lực bằng cấp, bảng điểm và nhu cầu chọn trường khiến việc dạy thêm, học thêm trở thành thực tế khó tránh. Bên cạnh đó, sự chênh lệch về chất lượng trường lớp cũng góp phần tạo ra cuộc chạy đua vào các trường tốt.
TS. Lâm nhấn mạnh, các Sở GD&ĐT cần chỉ đạo sát sao hơn, yêu cầu giáo viên giúp học sinh rèn kỹ năng tự học thay vì chỉ tập trung vào học thêm. Ông cũng đề xuất mô hình học sinh giỏi hướng dẫn bạn yếu hơn, tạo môi trường học tập chủ động trong trường học.

Trịnh Hải

TAG:
Tin khác
Ký kết hợp tác toàn diện giữa Trường Cao đẳng Quảng Nam và Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng
Trường Cao đẳng Quảng Nam: Tổ chức Tết trồng cây và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể Bài Chòi
Trường Cao đẳng Quảng Nam: Mục tiêu cụ thể, kế hoạch rõ ràng, giải pháp tối ưu… hướng đến sự phát triển bền vững
Trường Cao đẳng Quảng Nam trao 20 suất học bổng và chung vui Tết với sinh viên dân tộc thiểu số
Trường Cao đẳng Quảng Nam chung vui cùng các mẹ Việt Nam Anh hùng nhân dịp Xuân Ất tỵ
Mang Xuân nồng ấm tới học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn
Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II: Thành lập Hội Doanh nghiệp - HVTC
Bắc Giang: Đẩy mạnh giáo dục chính trị tư tưởng trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Cơ sở II, Trường Đại học Lao động - Xã hội ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác với các đơn vị cung cấp dịch vụ xã hội