Việc làm
Trang chủ / Lao động / Việc làm
Quảng Ninh: Phấn đấu giải quyết việc làm cho trên 29.000 lao động/năm
10:36 AM 25/05/2021
(LĐXH) – Giai đoạn 2021-2025, tỉnh Quảng Ninh đề ra mục tiêu mỗi năm giải quyết việc làm cho trên 29.000 lao động (trong đó tạo việc làm tăng thêm cho từ 13.000 - 15.000 lao động)…

Các hoạt động sản xuất của Công ty TNHH khoa học kỹ thuật Texhong Ngân Long được duy trì ổn định.

Với sự nỗ lực của các cấp, ngành, năm 2020, toàn tỉnh Quảng Ninh tạo việc làm tăng thêm cho 14.048 lao động, đạt 73,94% so với kế hoạch đề ra. Trong đó, tổ chức cho khoảng 430 người đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng. Tỷ lệ lao động qua đào tạo ước đạt 85%, trong đó có bằng cấp chứng chỉ là 45,5%, đạt 100% kế hoạch năm.
Để tiếp tục thực hiện tốt việc hỗ trợ tạo việc làm, duy trì việc làm bền vững, tăng thu nhập cho người lao động và phát triển thị trường lao động, mới đây UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Chương trình việc làm tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025, trong đó đề ra mục tiêu mỗi năm giải quyết việc làm cho 29.500 lao động (trong đó tạo việc làm tăng thêm cho từ 13.000 - 15.000 lao động), cụ thể: Tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm thông qua dự án vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm cho 7.000 lao động trở lên; Giải quyết việc làm thông qua các dự án, hoạt động thực hiện chính sách việc làm công cho 1.500 lao động trở lên; Đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng cho 400 lao động trở lên; Giải quyết việc làm thông qua các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác của tỉnh cho 20.600 lao động; Nâng tỷ lệ lao động tìm việc làm qua Trung tâm dịch vụ việc làm lên trên 45%.
Để đạt được các chỉ tiêu đề ra, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị, các hội đoàn thể, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố cần phối hợp thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: Đẩy mạnh truyền thông thông tin thị trường lao động, chính sách hỗ trợ, các mô hình, điển hình trong công tác giải quyết việc làm, kết quả thực hiện Chương trình; Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác lao động, việc làm cấp huyện, xã; Giám sát, đánh giá các hoạt động trong Chương trình. Với mục tiêu nâng cao năng lực cho 3.000 lượt cán bộ làm công tác lao động việc làm các cấp.
Trung tâm DVVL Quảng Ninh thực hiện tốt công tác dạy nghề, giới thiệu việc làm cho người lao động
Hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống thông tin thị trường lao động, tăng cường kết nối cung - cầu lao động. Trong đó, tập trung đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, phân tích và dự báo thị trường lao động, nâng cao năng lực hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm; Hỗ trợ thanh niên lập nghiệp thông qua tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng tìm việc và làm việc, kiến thức khởi sự doanh nghiệp; Cung cấp kiến thức về quản trị doanh nghiệp và các vấn đề liên quan khởi sự doanh nghiệp; Tổ chức đào tạo, trao đổi học tập kinh nghiệm về nghiệp vụ phân tích, dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động, tư vấn giới thiệu việc làm. Tích cực hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện. Cung cấp cho đối tượng đầy đủ thông tin thị trường lao động để tạo cơ hội nhanh chóng tiếp cận, tìm việc làm phù hợp sau khi hoàn thành nghĩa vụ. Sao cho, hằng năm, 100% thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện có nhu cầu học nghề tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh được hỗ trợ chi phí học nghề, tìm kiếm việc làm.
Cùng với đó, thực hiện tốt chính sách việc làm công, chương trình cho vay vốn tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm và hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trong đó, ưu tiên đối với các đối tượng người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp, thân nhân người có công với cách mạng.
Hy vọng rằng, với các giải pháp đồng bộ và sự vào cuộc của các cấp, ngành, trong thời gian tới, công tác giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh sẽ đạt được mục tiêu đề ra. Giúp ổn định và nâng cao đời sống cho người lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đồng thời, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021 - 2025 (đến năm 2025 lực lượng lao động trong ngành dịch vụ 49,25%; ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản 22,11%; ngành công nghiệp - xây dựng 28,64%)./.
Hưng Minh
TAG:
Tin khác
TP.HCM: Giải quyết việc làm cho 221.337 lượt lao động
Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan: Đưa 1.000 lao động Việt Nam sang Australia làm việc góp phần nâng cao quan hệ đối tác hai nước
Hà Nội: Giải quyết việc làm cho trên 164 nghìn lao động trong 8 tháng đầu năm 2024
Những kết quả trong giải quyết việc làm ở Quảng Trị
Hỗ trợ kết nối cung cầu lao động trên địa bàn tỉnh Nam Định
TP Đà Nẵng: Ước giải quyết việc làm cho 26.970 lao động trong 8 tháng đầu năm
Bình Định: 6 tháng đầu năm giải quyết việc làm cho 13.000 lao động
TP.HCM: Nhiều việc làm dành cho người khuyết tật
Huyện Ea Kar đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ môi trường và an toàn, vệ sinh lao động