Phòng, chống TNXH
Trang chủ / Xã hội / Phòng, chống TNXH
Quảng Ninh: Nhiều mô hình, giải pháp hiệu quả về phòng, chống mại dâm
02:54 PM 31/10/2022
(LĐXH)- Nhờ làm tốt công tác phòng ngừa và đấu tranh trấn áp quyết liệt, tình hình tệ nạn mại dâm tại Quảng Ninh thời gian qua được kiểm soát, không có "điểm nóng", tụ điểm phức tạp, gây bức xức dư luận.
Nhiều mô hình hiệu quả giúp người bán dâm hoàn lương, tái hòa nhập cộng đồng được Quảng Ninh triển khai (ảnh minh họa)

Với quan điểm lấy phòng ngừa làm trọng tâm trong công tác phòng, chống tệ nạn xã hội, nhằm giảm tác hại của ma túy, mại dâm, mua bán người đối với đời sống xã hội, Sở LĐTB&XH đã thực hiện đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp, nhất là tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
Công tác tuyên truyền về phòng, chống tệ nạn xã hội ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất, đạt hiệu quả, góp phần kiềm chế các hành vi vi phạm pháp luật, đẩy lùi tệ nạn xã hội,
Sở LĐTB&XH phối hợp với các sở, ngành liên quan, các địa phương tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền về phòng chống ma túy, mại dâm, phòng chống HIV/AIDS, phòng chống mua bán người bằng nhiều hình thức, nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, đến cộng đồng dân cư, nhất là các thanh thiếu niên và nhóm những người có nguy cơ cao.
Sến nay, Sở đã phối hợp với các ngành, địa phương trong tỉnh tổ chức gần hàng chục nghìn buổi tuyên truyền, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ; cấp phát trên 500.000 tờ rơi, ấn phẩm tuyên truyền về phòng, chống tệ nạn xã hội. 
Cùng với đó, ngành LĐTB&XH tỉnh đang thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống tệ nạn xã hội khác như: Điều trị cai nghiện ma túy; tuyên truyền và hỗ trợ sinh kế cho những đối tượng trong các vụ mua bán người; đào tạo nghề, tạo việc làm cho người lầm lỗi, chấp hành xong án phạt tù, người sau cai nghiện, người bán dâm, người đi cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng trở về địa phương…
Cùng với công tác tuyên truyền, nhiều mô hình điểm về phòng, chống tệ nạn xã hội được ngành phối hợp với địa phương đẩy mạnh, nhân rộng. Tiêu biểu, Phòng Phòng chống tệ nạn xã hội của Sở đang duy trì một số loại mô hình về phòng, chống mại dâm: “Phòng ngừa tệ nạn mại dâm và hỗ trợ người bán dâm ổn định cuộc sống tái hoà nhập cộng đồng” tại 8 xã/phường/thị trấn trọng điểm; “Hỗ trợ tăng cường năng lực của nhóm đồng đẳng, nhóm tự lực, câu lạc bộ của người bán dâm trong việc tiếp cận truyền thông và hỗ trợ, giảm hại phòng, chống bạo lực giới” tại các địa phương Hạ Long, Uông Bí, Cẩm Phả; “Cung cấp dịch vụ công tác xã hội dành cho nhóm phụ nữ bán dâm”; “Đảm bảo quyền người lao động trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm”.

Trường THPT Ba Chẽ tổ chức hoạt động ngoại khóa tuyên truyền về phòng, chống mại dâm

Các mô hình này đã đẩy mạnh hoạt động thông qua các buổi truyền thông nhóm nhỏ, tư vấn cá nhân; khảo sát nhu cầu hỗ trợ y tế, pháp lý và chuyển gửi đến các địa chỉ phù hợp; khảo sát nhu cầu đào tạo, chuyển đổi nghề cho nhóm người có nguy cơ hoạt động mại dâm ở các thành phố Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí; tổ chức các lớp học nghề giúp họ chuyển đổi sinh kế.
Bên cạnh đó, hằng năm, đội kiểm tra liên ngành về phòng, chống tệ nạn mại dâm (Đội kiểm tra liên ngành 178) của tỉnh được kiện toàn, triển khai đồng bộ ở 3 cấp (tỉnh, huyện, xã), trong đó ngành LĐTB&XH là đầu mối thường trực. Từ đó, góp phần phòng ngừa, ngăn chặn, hạn chế tệ nạn mại dâm, ma tuý, cờ bạc phát sinh tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ.
Thời gian tới, Quảng Ninh tiếp tục chỉ đạo, tổ chức triển khai các giải pháp phòng ngừa tệ nạn mại dâm; xây dựng, phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ xã hội đối với người bán dâm; tiếp tục triển khai thí điểm các mô hình theo hướng hỗ trợ trao quyền, tăng cường sự tham gia đối với các nhóm đồng đẳng, nhóm tự lực, câu lạc bộ của người bán dâm trong việc giải quyết các vấn đề liên quan của người bán dâm; hỗ trợ can thiệp giảm hại, phòng chống bạo lực giới, đảm bảo quyền của người lao động trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm, cung cấp dịch vụ hỗ trợ hòa nhập cộng đồng đối với người bán dâm; người bán dâm có nhu cầu và đủ điều kiện được tiếp cận, sử dụng các dịch vụ hỗ trợ xã hội, hòa nhập cộng đồng./.
Lê Hà
TAG:
Tin khác
Thái Bình: Hiệu quả việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp ở HTX Đại Đồng
Phủ sóng thông tin giúp người dân ở Vĩnh Châu tiếp cận chính sách giảm nghèo ngày càng hiệu quả
Long Phú thực hiên hiệu quả công tác giảm nghèo
Nam Định phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo dưới 1,5% vào cuối năm 2025
Nam Định: Lan toả sâu rộng phong trào hỗ trợ nhà cho người nghèo
Chương trình “Kết nối những vòng tay” – Chủ đề Tết cho trẻ em nghèo năm 2024: Món quà yêu thương dành cho Trường Mầm non xã Diễn Yên
“Mùa xuân cho em” lần thứ 18 tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn
Yên Bái cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi
Phú Thọ đẩy mạnh công tác kiểm tra thực hiện chính sách ưu đãi người có công