Phòng, chống TNXH
Trang chủ / Xã hội / Phòng, chống TNXH
Quảng Ninh: Nâng cao nhận thức để phòng ngừa tốt hơn tệ nạn mại dâm
11:07 AM 15/10/2022
(LĐXH) – Nhờ làm tốt công tác phòng ngừa và đấu tranh trấn áp quyết liệt, tình hình tệ nạn mại dâm tại Quảng Ninh thời gian qua được kiểm soát, không có "điểm nóng", tụ điểm phức tạp, gây bức xức dư luận. Địa phương đã bố trí nguồn lực xây dựng thí điểm mô hình phòng chống tệ nạn mại dâm, hỗ trợ người bán dâm tại Hạ Long, Uông Bí, Cẩm Phả hưởng lợi từ các dịch vụ xã hội; tỉnh cũng tổ chức các lớp học nghề giúp họ chuyển đổi sinh kế.

Thời gian qua, để tăng cường hiệu quả công tác phòng chống, giảm hại liên quan đến tệ nạn mại dâm, Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức triển khai thí điểm và duy trì 3 mô hình: “Hỗ trợ tăng cường năng lực của nhóm đồng đẳng, nhóm tự lực, CLB của người bán dâm trong việc tiếp cận truyền thông và hỗ trợ giảm hại, phòng chống bạo lực giới” - thông qua  của 3 nhóm đồng đẳng: Nhóm Hạ Long Xanh, CLB Chúng tôi là phụ nữ Cẩm Phả và Uông Bí; mô hình “Cung cấp dịch vụ cho người bán dâm tại cộng đồng” và mô hình “Hỗ trợ đảm bảo quyền của người lao động (người bán dâm) trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm”.

Tư vấn, hỗ trợ nhằm giảm hại cho phụ nữ bán dâm

Một trong những mô hình phòng ngừa, can thiệp, giảm hại trong phòng chống mại dâm hoạt động hiệu quả phải kể đến là nhóm Hạ Long Xanh. Được thành lập vào năm 2011, với 7 thành viên nhóm đã tiến hành khảo sát, khoanh vùng số chị em đang làm việc tại một số cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm có nguy cơ cao trên địa bàn để nắm bắt được nhu cầu và các vấn đề của chị em gặp phải. Theo khảo sát, có từ 500 đến 700 chị em làm việc trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm thiếu kiến thức và kỹ năng để tự bảo vệ bản thân. Để giúp đỡ chị em, nhóm đã tổ chức các buổi tập huấn kỹ năng tiếp cận dịch vụ, tư vấn tại cộng đồng và động viên chị em tham gia vào các hoạt động dự phòng HIV, các hoạt động của mạng lưới hỗ trợ các nhóm tự lực người bán dâm để có thêm nhiều kỹ năng và kiến thức. Hằng ngày nhóm sẽ tiếp cận, thâm nhập các tụ điểm vui chơi, kinh doanh giải trí có nguy cơ cao về hoạt động mại dâm... nhằm tuyên truyền, hướng dẫn giảm hại cho các chị em như cách sử dụng bao cao su đúng cách, tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục... Mỗi năm Nhóm đã tiếp cận được từ 1.000 đến 2.500 lượt chị em khách hàng để tư vấn và cung cấp các dịch vụ. Đặc biệt, trong những năm gần đây, nhóm đã đề xuất hỗ trợ sinh kế, giúp hơn 20 chị em được hỗ trợ vốn để mở các quán cắt tóc, gội đầu, tạp hóa, quán nước… từng bước chuyển đổi sinh kế. Hiện các chị em vẫn đang duy trì công việc được hỗ trợ và dần ổn định thu nhập.

Thực hiện Kế hoạch số 301 về việc triển khai 3 mô hình thí điểm phòng, chống mại dâm tại cộng đồng, đầu tháng 10/2022, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức Hội nghị truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của các bên liên quan tại cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm dễ phát sinh tệ nạn mại dâm. Trong khuôn khổ Hội nghị, các cán bộ, nhân viên của 5 cơ sở kinh doanh dịch vụ; Ban chủ nhiệm nhóm mô hình đảm bảo quyền của người lao động trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm thông qua nhóm ILO đã được nghe báo cáo viên của Phòng Phòng chống tệ nạn xã hội (Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh) triển khai nội dung: Tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật về phòng chống mại dâm (Pháp lệnh Phòng chống mại dâm; Nghị định số 178/2004/NĐ-CP ngày 15/10/2004 và các văn bản pháp luật có liên quan); trao đổi, thảo luận, thực hành xử lý tình huống như: Kỹ năng từ chối, kỹ năng tự bảo vệ và phát hiện nguy cơ; công tác đấu tranh phòng ngừa tệ nạn mại dâm tại cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm dễ phát sinh tệ nạn mại dâm.

Hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội được tổ chức thường xuyên với sự tham gia của các lực lượng trên khắp các địa bàn

Nhờ làm tốt công tác phòng ngừa và đấu tranh trấn áp quyết liệt, tình hình tệ nạn mại dâm tại Quảng Ninh thời gian qua được kiểm soát, không có "điểm nóng", tụ điểm phức tạp, gây bức xức dư luận. Hằng năm, đội kiểm tra liên ngành về phòng, chống tệ nạn mại dâm (Đội kiểm tra liên ngành 178) của tỉnh được kiện toàn, triển khai đồng bộ ở 3 cấp (tỉnh, huyện, xã), trong đó ngành Lao động – Thươngb inh và Xã hội là đầu mối thường trực. Từ nguồn ngân sách, tỉnh bố trí nguồn lực xây dựng thí điểm mô hình phòng chống tệ nạn mại dâm, hỗ trợ người bán dâm tại Hạ Long, Uông Bí, Cẩm Phả hưởng lợi từ các dịch vụ xã hội; tỉnh cũng tổ chức các lớp học nghề giúp họ chuyển đổi sinh kế. Từ đó, góp phần phòng ngừa, ngăn chặn, hạn chế tệ nạn mại dâm, ma tuý, cờ bạc phát sinh tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ./.

Trần Huyền

 

TAG:
Tin khác
Thái Bình: Hiệu quả việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp ở HTX Đại Đồng
Phủ sóng thông tin giúp người dân ở Vĩnh Châu tiếp cận chính sách giảm nghèo ngày càng hiệu quả
Long Phú thực hiên hiệu quả công tác giảm nghèo
Nam Định phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo dưới 1,5% vào cuối năm 2025
Nam Định: Lan toả sâu rộng phong trào hỗ trợ nhà cho người nghèo
Chương trình “Kết nối những vòng tay” – Chủ đề Tết cho trẻ em nghèo năm 2024: Món quà yêu thương dành cho Trường Mầm non xã Diễn Yên
“Mùa xuân cho em” lần thứ 18 tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn
Yên Bái cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi
Phú Thọ đẩy mạnh công tác kiểm tra thực hiện chính sách ưu đãi người có công