An toàn lao động
Trang chủ / Lao động / An toàn lao động
Quảng Ninh chủ động phòng ngừa, hạn chế tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
04:19 PM 06/08/2018
(LĐXH) Các hoạt động nhân Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2018 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh với chủ đề: “Chủ động phòng ngừa và kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc để hạn chế TNLĐ và bệnh nghề nghiệp” được tích cực triển khai từ 1-31/5 trên phạm vi toàn tỉnh.
Theo đó, các Sở, ngành, địa phương trong tỉnh đồng loạt đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về ATVSLĐ. Tùy theo điều kiện thực tế, các Sở, ngành, địa phương thực hiện tổ chức một số hoạt động chuyên đề về ATVSLĐ hướng vào chủ đề của Tháng hành động.
Bên cạnh đó, tổ chức các cuộc tọa đàm, đối thoại chính sách, hội nghị, hội thảo chuyên đề nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác đào tạo, huấn luyện về ATVSLĐ; về thực thi hiệu quả Luật ATVSLĐ trong các cơ sở sản xuất kinh doanh. Các Sở, ngành, địa phương cũng sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng, doanh nghiệp tổ chức khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
Đồng thời, tổ chức một số hoạt động xã hội, cộng đồng lồng ghép về ATVSLĐ như: thăm hỏi, động viên các nạn nhân và gia đình nạn nhân bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tổ chức giao lưu văn hóa, văn nghệ có nội dung tuyên truyền về ATVSLĐ. Trước, trong và sau Tháng hành động, các hoạt động thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn sẽ được đẩy mạnh, tập trung vào việc tuyên truyền theo chủ đề của Tháng hành động.
Hội đồng An toàn vệ sinh lao động tỉnh Quảng Ninh tổ chức đối thoại
với các doanh nghiệp về việc thực hiện qui định của pháp luật
về An toàn vệ sinh lao động
Trong tháng ATVSLĐ, công tác huấn luyện ATVSLD, phòng ngừa kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại, trong đó nâng cao chất lượng hiệu quả công tác huấn luyện ATVSLĐ gồm: huấn luyện kỹ năng nhận diện, đánh giá rủi ro và biện pháp phòng ngừa cho cán bộ quản lý và người lao động. Tập trung giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và ý thức tự chủ an toàn, kỹ năng xử lý tình huống cho người lao động khi gặp sự cố, chú trọng huấn luyện kỹ năng thực hành cho người lao động. Bên cạnh đó đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, trong đó Sở LĐ-TB&XH Quảng Ninh xây dựng kế hoạch và tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh kiểm tra việc triển khai Tháng hành động về ATVSLĐ và tình hình thực hiện công tác ATVSLĐ tại các địa phương, đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã… Tập trung vào một số ngành nghề, lĩnh vực có rủi ro cao về ATVSLĐ, bệnh nghề nghiệp như khai thác khoáng sản, cơ khí, xây dựng…
Để hạn chế thấp nhất các vụ TNLĐ trong lao động, sản xuất, Quảng Ninh đã chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát các đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, nhất là đơn vị có nguy cơ cao về mất ATVSLĐ; Tăng cường công tác quản lý ATVSLĐ đối với các doanh nghiệp trên địa bàn; kiên quyết đình chỉ, dừng sản xuất, thi công khi phát hiện có nguy cơ xảy ra sự cố, TNLĐ; đặc biệt lưu ý đến lĩnh vực thi công xây dựng công trình trong khu dân cư: yêu cầu thực hiện đầy đủ biện pháp thi công, biện pháp an toàn; công tác quản lý, sử dụng lao động; an toàn làm việc trên cao, an toàn kết cấu giàn giáo, an toàn điện; quản lý, sử dụng các loại máy, thiết bị thi công công trình; Lĩnh vực khai thác chế biến đá: yêu cầu các đơn vị tổ chức thi công, cắt tầng khai thác theo đúng thiết kế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thực hiện đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn, biện pháp kỹ thuật an toàn trong khai thác, chế biến đá.
Bên cạnh đó, tổ chức công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về ATVSLĐ phù hợp với từng lĩnh vực, ngành nghề; ưu tiên việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ATVSLĐ cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động. Tiếp tục tuyên truyền, tổ chức hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã, phường trong việc thống kê, báo cáo TNLĐ đối với người làm việc không theo hợp đồng lao động; lập biên bản ghi nhận TNLĐ đối với người làm việc không theo hợp đồng lao động theo quy định.
Đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, tổ chức rà soát lại công tác ATVSLĐ và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về ATVSLĐ, đặc biệt là Luật ATVSLĐ và các văn bản hướng dẫn, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ATVSLĐ. Tăng cường công tác tự kiểm tra tại doanh nghiệp và có biện pháp kịp thời để chấn chỉnh những thiếu sót, tồn tại. Tổ chức đánh giá, kiểm soát các nguy cơ, rủi ro về ATVSLĐ để có các giải pháp phòng ngừa TNLĐ, bệnh nghề nghiệp, cháy nổ tại nơi làm việc. Tăng cường công tác quản lý, sử dụng các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ; thực hiện việc kiểm tra, kiểm định định kỳ và khai báo theo quy định.
 Khánh Linh
 

 

TAG:
Tin khác
Bạc Liêu tích cực triển khai thu thập, cập nhật thông tin việc tìm người - người tìm việc
Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại Chi nhánh Phát điện dầu khí
Bạc Liêu: Tạo việc làm bền vững từ hoạt động xuất khẩu lao động
Cơ hội thúc đẩy ngành thủ công mỹ nghệ vươn mình thành sản phẩm mũi nhọn
TP. Hồ Chí Minh cần có chiến lược dài hạn thu hút và giữ chân lao động di cư
Thái Bình thực hiện các giải pháp hỗ trợ phát triển thị trường lao động, tạo thêm việc làm cho người lao động
1.337 cơ hội việc làm cho lao động EPS và thực tập sinh IM Japan
Hội chợ việc làm cho lao động EPS và thực tập sinh IM Japan thành phố Hà Nội năm 2024
Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan: Đưa lao động Việt Nam sang Canada làm việc theo kế hoạch bài bản