An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Quảng Bình: Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm bình quân 1,24%/năm
04:24 PM 11/02/2025
(LĐXH) - Thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo, trong giai đoạn từ 2022-2024, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều của tỉnh Quảng Bình giảm bình quân 1,24%/năm (đảm bảo đạt chỉ tiêu đề ra giảm 1%/năm).
Bàn giao mô hình, dự án cho người nghèo
Cụ thể: mức giảm tỷ lệ hộ nghèo đa chiều năm 2022 là 1,52%; năm 2023 là 0,95%, năm 2024 giảm 0,8%. Đến cuối năm 2025, tỉnh phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm còn 2,52%. Kết quả trên đã cho thấy, Tỉnh ủy, UBND các cấp đã nỗ lực chỉ đạo, ban hành nhiều chính sách thiết thực để triển khai công tác giảm nghèo, giúp người nghèo an cư lạc nghiệp, ổn định cuộc sống.
 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu của chương trình: Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm 21% so với đầu kỳ, đạt 131% so với kế hoạch chỉ tiêu giảm bình quân mỗi năm 4,0% của giai đoạn; Còn 48,6% so với tổng số hộ DTTS; 34,4% so với tổng số hộ nghèo toàn tỉnh. 4/4 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển được hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, liên kết vùng, phục vụ dân sinh, đạt 100%. 100% cán bộ làm công tác giảm nghèo được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng cơ bản về quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách, dự án giảm nghèo; lập kế hoạch có sự tham gia, xây dựng kế hoạch phát triển cộng đồng và nghiệp vụ giảm nghèo.
Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Bình đã hỗ trợ xây dựng, nhân rộng trên 159 (kế hoạch là 20) mô hình, dự án giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch, khởi nghiệp…; 100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu được hỗ trợ kết nối, tư vấn, định hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ việc làm. 75,8% người huộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế, đạt 75,8% so với chỉ tiêu đạt 100% đến cuối giai đoạn; tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi trẻ em dưới 16 tuổi tại còn 18,8%. Chiều thiếu hụt về nước sinh hoạt và vệ sinh: 77% hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, đạt 86% so với chỉ tiêu đạt 90% cuối giai đoạn; 51% hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, đạt 85% so với chỉ tiêu đạt 60% cuối giai đoạn. Chiều thiếu hụt về thông tin: 64,8% hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng các dịch vụ viễn thông, internet, đạt 72% so với chỉ tiêu đạt 90% cuối giai đoạn.
Theo đánh giá chung, các cấp, các ngành trong tỉnh đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền; ban hành đầy đủ văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai các nội dung hoạt động của Chương trình; kịp thời tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện, triển khai đồng bộ các chính sách hỗ trợ giảm nghèo; Hỗ trợ đầu tư, duy tu bảo dưỡng 35 công trình trên địa bàn 04 xã đặc biệt khó khăn vung bãi ngang, ven biển, hỗ trợ 94 mô hình, đa dạng hóa sinh kế, 65 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp; hỗ trợ đào tạo nghề cho hơn 3.329 lao động; 100% cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp được tập huấn kiến thức nâng cao năng lực thực hiện Chương trình giảm nghèo; 100% số lao động được hỗ trợ tư vấn, định hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ tìm việc làm, kết nối việc làm; tỷ lệ giải ngân đạt khoảng 50,7% kế hoạch...
Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Các địa bàn đặc biệt khó khăn đã được đầu tư cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh; hộ nghèo được hỗ trợ sinh kế, tạo việc làm, tăng thu nhập, tạo điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, tiếp cận thông tin. Đặc biệt, đã có sự chuyển biến về nhận thức và hành động của một bộ phận người nghèo, đã xuất hiện một số điển hình làm đơn tự nguyện xin thoát nghèo.
Việc phân bổ nguồn vốn và hướng dẫn sử dụng nguồn vốn kịp thời; sử dụng nguồn vốn hiệu quả, đúng mục tiêu, không dàn trải, thực hiện tốt công khai minh bạch các nguồn vốn thực hiện Chương trình; lồng ghép sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ từ ngân sách của Nhà nước và các nguồn lực khác; việc huy động, đóng góp của người dân được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, bàn bạc dân chủ không gượng ép quá sức dân.
Về tiến độ thực hiện, ngay từ năm đầu giai đoạn đã triển khai xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách, văn bản chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình, đây là cơ sở pháp lý quan trọng, để các đơn vị, địa phương tổ chức triển khai.
Thời gian tới, tỉnh Quảng Bình đề nghị các Bộ, ngành trung ương nghiên cứu đề xuất mở rộng nhóm đối tượng tham gia dự án/mô hình phát triển sản xuất cộng đồng để phù hợp với từng vùng, khu vực khu dân cư, tạo sự tham gia đa dạng trong thực hiện dự án/mô hình (phù hợp với đặc điểm thực tế như: Người có sức lao động, người có vốn kinh doanh, người có kỷ thuật, tay nghề..., để thu hút nhiều tầng lớp dân cư tham gia mô hình/dự án phát triển sản xuất). Đề nghị có chính sách cho nhóm đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên ra khỏi hộ nghèo, hộ cận nghèo trong rà soát định kỳ hàng năm, vì hiện nay số đối tượng hộ nghèo và hộ cận nghèo còn lại của các địa phương chủ yếu rơi vào nhóm đối tượng bảo trợ xã hội..., do đó các địa phương rất khó khăn trong việc xây dựng các giải pháp giảm nghèo cho nhóm đối tượng này./.
Hồng Phượng
TAG:
Tin khác
Cụ ông 73 tuổi múa kiếm trên chiếc kiệu xoay vòng trong lễ tưởng nhớ An Dương Vương
Nữ sinh viên mất tích trước Tết được tìm thấy ở Trung Quốc
Độc lạ món cháo phải dùng đũa gắp tại Hà Nội
Hà Nội siết giá vé gửi xe lễ hội: Người dân an tâm du xuân
Xử phạt tài xế ô tô đầu kéo cản trở xe ưu tiên trên quốc lộ 2
Bắt giữ đối tượng lừa đảo hơn 2 tỷ đồng từ các nhà đầu tư tiền ảo
Đề xuất tịch thu phương tiện che biển số để né phạt nguội
Những cậu bé tuổi teen giả gái, múa điệu 'Con đĩ đánh bồng' truyền thống
Hiểm họa khôn lường từ thói quen biến cao tốc thành bàn ăn