Người có công
Trang chủ / Xã hội / Người có công
Những tấm gương thương binh ở Nam Định vươn lên chiến thắng đói nghèo
02:08 PM 23/12/2024
(LĐXH)- Trở về sau chiến tranh với những vết thương trên cơ thể, những người lính cụ Hồ ở tỉnh Nam Định luôn tự nhắc nhở phải sống gương mẫu ở địa phương, làm trụ cột phát triển kinh tế gia đình, đóng góp cho cộng đồng...
Ở xã Hải Giang, huyện Hải Hậu, thương binh Vũ Mạnh Hùng, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sông Giang được biết đến không chỉ làm kinh tế giỏi, với cương vị Chủ tịch Hội Doanh nhân cựu Chiến binh tỉnh, ông còn có nhiều đóng góp cho công tác an sinh xã hội ở địa phương.
Xuất ngũ trở về quê nhà với thương tật hạng 2/4 vào năm 1982, thời điểm đất nước và quê hương còn rất nhiều khó khăn, ông đã ông tham gia cùng anh em làm nghề đánh bắt hải sản ven bờ. Sau đó, khi kinh tế có sự chuyển biến, nhu cầu xây dựng của người dân tăng cao, thương binh Vũ Mạnh Hùng dành toàn bộ vốn liếng của gia đình xây dựng lò sản xuất gạch thủ công, rồi thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sông Giang, chuyên sản xuất gạch tuynel.
 Thương binh, Giám đốc Vũ Mạnh Hùng kiểm tra sản phẩm
Cùng với sản xuất gạch, ông đầu tư xây dựng bến thủy nội địa, trung chuyển hàng hóa cho các đơn vị trên địa bàn tỉnh. Doanh thu hàng năm khoảng 30 tỷ đồng, tạo việc làm ổn định cho 300 lao động, trong đó một nửa là con em cựu chiến binh, người có hoàn cảnh khó khăn trong và ngoài xã, mức lương trung bình hằng tháng của lao động dao động từ 5 - 9 triệu đồng/người.
Không chỉ phát triển kinh tế, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương, ông còn làm nhiều việc có ích cho cộng đồng. Năm 2014, ông tự nguyện hiến 600m2 đất và 1.200 khối cát xây dựng phà Ninh Mỹ nối hai huyện Nghĩa Hưng và Hải Hậu.
Hằng năm, ông dành khoảng 100 triệu đồng ủng hộ công tác khuyến học, hoạt động nhân đạo, từ thiện, ủng hộ các gia đình thương binh, liệt sĩ, chất độc da cam trên địa bàn xã, huyện.
Với cương vị Chủ tịch Hội Doanh nhân Cựu Chiến binh tỉnh, hằng năm, ông vận động hội viên đóng góp, xây sửa ít nhất một ngôi nhà cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn. Đồng thời, ông vận động hội viên tham gia tích cực vào các chương trình an sinh xã hội của địa phương.
Ông Hoàng Xuân Phương (sinh năm 1947), thương binh hạng 4/4, quê xã Hải Tây (huyện Hải Hậu) cũng là một trong những tấm gương sáng ở địa phương vươn lên làm giàu. Ông kể lại: “Trong những năm tháng cầm súng chiến đấu tại mặt trận phía Nam, nhất là 4 năm bị địch bắt, giam cầm tại nhà tù Phú Quốc, bị chúng tra tấn nhiều lần vô cùng dã man. Những lúc đó, hình ảnh cao đẹp của người lính đã giúp tôi vững vàng, kiên định, không chịu khuất phục trước kẻ thù”.
Năm 1973, Hiệp định Paris được ký kết, ông thoát khỏi nhà tù đế quốc. Đến năm 1974, ông trở về địa phương. Từ nghị lực, tinh thần và quyết tâm vượt lên thương tật, thấm nhuần lời dạy của Bác “thương binh tàn nhưng không phế”, thương binh Hoàng Xuân Phương đã cùng với gia đình từng bước vươn lên thoát nghèo.
Ông tích cực cải tạo vườn cây, đào ao thả cả, chăn nuôi, trồng cây cảnh… Đến nay, ông đã gây dựng được cơ ngơi khang trang, đời sống ổn định. Gia đình ông nhiều năm liền được công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa tiêu biểu của huyện Hải Hậu.
Thương binh nặng Mai Đức Xy, xã Nam Thanh (Nam Trực), thương tật 87% cũng là một trong những điển hình làm kinh tế giỏi. Sau khi xuất ngũ trở về địa phương, không chỉ tích cực tham gia công tác xã hội, ông còn là người đi tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế gia đình.
Với mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm và dịch vụ thú y, thức ăn chăn nuôi, mỗi năm ông nuôi trên 100 con lợn, trên 1.000 con gà, thu nhập trên 150 triệu đồng. Bên cạnh đó, ông còn giúp đỡ cho các gia đình hội viên cựu chiến binh ở địa phương tiền vốn và hướng dẫn kinh nghiệm, kỹ thuật trong chăn nuôi, nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao, góp phần giảm nghèo…
Thống kê cho thấy, Nam Định có gần 300 doanh nghiệp, công ty TNHH; 34 hợp tác xã, 340 trang trại, 695 gia trại, hộ sản xuất kinh doanh do cựu chiến binh, thương binh, bệnh binh làm chủ.
Bên cạnh những chính sách quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng với sự tri ân của các tầng lớp nhân dân và toàn xã hội, những thương, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng ở Nam Định đã vượt khó vươn lên trong cuộc sống, góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới của quê hương, đất nước./.
Lê Hà
TAG:
Tin khác
TP.HCM chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 5 muộn hơn thường kỳ
Mỗi gia đình là một pháo đài trong cuộc chiến phòng chống và kiểm soát ma tuý
Quảng Trị: Tích cực hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện nghèo Đakrông
Vợ chồng Lâm Vỹ Dạ – Hứa Minh Đạt ủng hộ 50 triệu đồng cho trẻ em khó khăn trong Chương trình “Ươm mầm ước mơ”
Trà Vinh: Đẩy mạnh truyền thông và giảm nghèo về thông tin
Thái Nguyên: Tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm đạt và vượt so với mục tiêu được giao
Chăm lo đời sống người có công nhân Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Tăng cường chăm lo đời sống người có công nhân kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Lạng Sơn: Thực hiện đào tạo nghề và hỗ trợ việc làm bền vững, giúp người nghèo ổn định cuộc sống