An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Những kết quả tích cực trong công tác giảm nghèo ở nông thôn giai đoạn 2010 – 2020
09:32 AM 26/02/2021
(LĐXH) –Các chính sách đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo giai đoạn 2010 – 2020 đã tạo ra sự chuyển biến rõ nét về cơ sở hạ tầng trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn, thôn bản đặc biệt khó khăn, huyện nghèo, đời sống của người dân được nâng cao, tiếp cận đầy đủ với các dịch vụ xã hội cơ bản, góp phần quan trọng vào việc thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới.
Mô hình nuôi bò sinh sản cho thu nhập cao, giúp người dân ở Ba Chẽ (Quảng Ninh) thoát nghèo
Giai đoạn 2011 - 2015, Ngân sách nhà nước đã bố trí khoảng 146.259 tỷ đồng để thực hiện các chính sách giảm nghèo thường xuyên. Ngân sách Trung ương bố trí thực hiện Chương trình: 33.842,207 tỷ đồng (trong đó vốn đầu tư là 25.833,2 tỷ đồng, vốn sự nghiệp là 8.009,007 tỷ đồng), đạt 115% so với tổng kinh phí ngân sách Trung ương phê duyệt; tổng mức ngân sách địa phương bố trí thực hiện Chương trình là 5.003,291 tỷ đồng, đạt 125 % kế hoạch (4.000 tỷ đồng); cùng với nguồn lực hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, chương trình huy động các nguồn lực khác để thực hiện trên 9.126 tỷ đồng, đạt 130,37% kế hoạch (7.000 tỷ đồng).
Giai đoạn 2016 - 2020, tính đến tháng 6/2019, ngân sách nhà nước đã bố trí 64.111 tỷ đồng để thực hiện các chính sách giảm nghèo thường xuyên và một số chính sách an sinh xã hội.
Tổng vốn ngân sách Trung ương bố trí cho Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững là 41.449 tỷ đồng (trong đó vốn đầu tư phát triển là 29.698 tỷ đồng, vốn sự nghiệp là 11.751 tỷ đồng), với trên 90% nguồn vốn tập trung hỗ trợ cho các địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Tổng nguồn vốn tín dụng chính sách đạt 194.420 tỷ đồng, tăng 49.764 tỷ đồng (34,4%) so với đầu năm 2016 (tính đến ngày 31/12/2018).
Thông qua các Chương trình mục tiêu quốc gia và vận động hưởng ứng phong trào “Cả nước Chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” đã thu hút được sự quan tâm của các đối tác phát triển, của cộng đồng doanh nghiệp và đông đảo người dân, cụ thể:
Tính đến tháng 6/2019, đã huy động xã hội được khoảng 18.735 tỷ đồng để thực hiện công tác an sinh xã hội và giảm nghèo. Thông qua các Chương trình truyền hình trực tiếp “Chung tay Vì người nghèo năm 2017” trên VTV1 đã tiếp nhận ủng hộ và cam kết ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” và chương trình an sinh xã hội với số tiền gần 280 tỷ đồng; năm 2018 đã tiếp nhận ủng hộ và cam kết ủng hộ cho người nghèo qua Quỹ “Vì người nghèo” Trung ương số tiền 77 tỷ đồng; cam kết ủng hộ người nghèo bằng chương trình an sinh xã hội như khám chữa bệnh, xây dựng cơ sở hạ tầng… số tiền trên 780 tỷ đồng; đồng thời, tổ chức vận động nhắn tin ủng hộ người nghèo qua Cổng thông tin điện tử nhân đạo quốc gia 1.400 với thông điệp “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, đến hết năm 2018 đã huy động được gần 13,728 tỷ đồng.
Người dân huyện Sơn Động (Bắc Giang) phát triển kinh tế nhờ trồng chè
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận các tỉnh, thành phố, từ năm 2016 đến 6 tháng đầu năm 2019 đã vận động các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, các tổ chức trong nước và quốc tế, người Việt Nam ở nước ngoài, các cá nhân đã ủng hộ hơn 13.000 tỷ đồng.
Đạt được cam kết từ một số nhà tài trợ hỗ trợ nguồn vốn ODA để thực hiện hai Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 với tổng mức vốn khoảng 3.820 tỷ đồng, trong đó từ Ngân hàng thế giới là 153 triệu USD, từ Chính phủ IRELAND là 16 triệu USD.
Giai đoạn 2011 - 2015, tỷ lệ hộ nghèo cả nước đã giảm từ 14,2% năm 2010 xuống còn 4,25% năm 2015, theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015, bình quân giảm 2%/năm. Tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo đã giảm từ 58,33% cuối năm 2010 xuống 50,97% cuối năm 2011 (giảm 7,36%), 43,89% cuối năm 2012 (giảm 7,08%), 38,2% cuối năm 2013 (giảm 5,69%), 32,59% cuối năm 2014 (5,61%) và còn 28% cuối năm 2015 (giảm 4,59%); bình quân giảm trên 6%/năm. Thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo cả nước tăng lên 1,6 lần so với cuối năm 2011 (riêng các hộ nghèo ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi tăng gấp 2,5 lần) đạt mục tiêu đề ra.
Giai đoạn 2016 - 2020, tỷ lệ nghèo cả nước giảm từ 9,88 (2015) xuống còn 5,23% (2018), bình quân mỗi năm giảm 1,55% đạt và vượt mục tiêu Quốc hội đề ra; tỷ lệ nghèo các huyện nghèo giảm bình quân 5,5%/năm, vượt mục tiêu (giảm 4%); các xã đặc biệt khó khăn giảm từ 3-4% trở lên mỗi năm…/.
Minh Hưng
TAG:
Tin khác
38 cá nhân Cơ sở cai nghiện ma túy Thanh thiếu niên 2 được Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Thành phố vinh danh
Bình Dương: Tăng cường kiểm tra và xử lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm dễ phát sinh tệ nạn xã hội
Ninh Thuận: Đẩy nhanh công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ
 Quảng Ngãi: Tích cực thực hiện các giải pháp phòng, chống tệ nạn mại dâm
Ninh Thuận phấn đấu để người có công có mức sống ổn định so với cộng đồng
Tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức về giảm nghèo bền vững ở Vĩnh Châu
Phát triển các hoạt động nhân văn trên cơ sở tiếp nối những truyền thống hào hùng
Hỗ trợ người bán dâm có cơ hội tiếp cận, sử dụng các dịch vụ hỗ trợ xã hội…
Hiệu quả từ những chương trình, dự án giảm nghèo ở vùng biên giới biển Sóc Trăng