Tăng cường, hoàn thiện mạng lưới đối tác hành động về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới...
(LĐXH) - Ngày 22/8, tại Hà Nội, Vụ bình Đẳng giới, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội phối hợp Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam tổ chức cuộc họp định kỳ “Mạng lưới đối tác hành động về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới ”...
Tham dự chương trình có ông Lê Khánh Lương - Vụ trưởng Vụ Bình Đẳng giới, đại diện Vụ Phương pháp chế độ và quản lý chất lượng Thống kê (Tổng Cục Thống kê), đại Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, đại diện lãnh đạo một số cơ quan, ban ngành có liên quan...
Phát biểu khai mạc, Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới Lê Khánh Lương nhấn mạnh:” Mục tiêu chung của chương trình là tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, ngăn chặn sự gia tăng của tình trạng này trong xã hội thông qua việc tiến hành nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện tài liệu “Khung theo dõi và đánh giá Chương trình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021-2025”. Từ đó, đưa ra những phương hướng phù hợp nhằm nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân và phát triển, tăng cường khả năng đáp ứng của các cơ sở cung cấp dịch vụ phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới”.
Theo khảo sát trực tuyến với 4.673 người tham gia, về nhu cầu tiếp cận dịch vụ hỗ trợ người bị bạo lực trên cơ sở giới. Cụ thể, có 2.588 người là phụ nữ (55,4%), 1.893 người là nam giới (40,5%); 4,1% không muốn chia sẻ giới tính của bản thân. Trong số đó, có 37,6% phụ nữ bị bạo lực tìm kiếm sự trợ giúp, so với nam giới là 32,9%. Có 299/4.673 người (6,4%) trả lời rằng họ là nạn nhân của bạo lực trên cơ sở giới trong 12 tháng vừa qua, trong đó nữ giới chiếm 63,2%, cao gấp 2,5 lần so với nam giới. “Phụ nữ” và “trẻ em” là 2 nhóm bị bạo lực thể chất nhiều nhất, lần lượt là 76,5% và 67,7%. Có 299/4.673 người (6,4%) trả lời rằng họ là nạn nhân của bạo lực cơ sở giới trong 12 tháng vừa qua, trong đó nữ giới chiếm 63,2%, cao gấp 2,5 lần so với nam giới. “Phụ nữ” và “trẻ em” là 2 nhóm bị bạo lực thể chất nhiều nhất, lần lượt là 76,5% và 67,7%.
Tiếp đó, các chuyên gia đưa ra những kết quả khảo sát về vấn đề an toàn cho phụ và trẻ em với 3.160 người tham gia khảo sát trực tuyến, trong đó, phụ nữ và trẻ em gái là 2.220 người (70,3%); nam giới và trẻ em trai là 930 người (29,4%); 0,3% thuộc giới tính “Khác” (4 người) hoặc người tham gia khảo sát không muốn nêu cụ thể (6 người); 22,9% người tham gia khảo sát cảm thấy không an toàn khi đi lại ở nơi công cộng (70% là phụ nữ, 20,4% là nam giới, 6,8% trẻ em gái và 2,8% trẻ em trai); 66,1% đưa ra lý do “Sợ bị cướp giật, trộm cắp” (nữ 68,0%), 54,6% “sợ bị tai nạn” (nữ 51,5%), 31,8% sợ bị xâm hại/quấy rối tình dục (nữ 35,8%, cao gấp 2 lần nam giới) và 12,6% sợ bị bắt cóc (nữ 11,9%).
Có thể thấy phụ nữ, trẻ em và đặc biệt là trẻ em gái là đối tượng dễ bị tổn thương về tinh thần, thể chất khi trở thành nạn nhân của những hành vi bạo lực không mong muốn... Tại cuộc họp, các đại biểu và chuyên gia đã đưa ra những góp ý nhằm hoàn thiện Khung theo dõi, đánh giá Chương trình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021-2025 gồm những điểm trọng tâm sau:
Hoàn thiện khuyến nghị chính sách cho việc sửa đổi Luật Bình đẳng giới liên quan tới bạo lực trên cơ sở giới và các thực hành có hại đối với bình đẳng giới.
- Tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; các hoạt động liên quan thuộc CTMTQG giai đoạn 2021-2025.
- Hoàn thiện tài liệu Hướng dẫn thực hiện theo dõi, đánh giá Chương trình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021-2025.
- Hoàn thiện bộ tài liệu hướng dẫn: Quy trình cung cấp dịch vụ xã hội; tiêu chuẩn tối thiểu nhà tạm lánh và đường dây nóng hỗ trợ người bị bạo lực trên cơ sở giới để áp dụng rộng rãi trong toàn quốc.
- Duy trì và nhân rộng các mô hình phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.
- Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực về phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.
- Triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa ứng phó với bạo lực giới (15/11-15/12/2022).
- Duy trì hiệu quả hoạt động của Mạng lưới.
Lê Minh
TAG: