Việc làm
Trang chủ / Lao động / Việc làm
Lạng Sơn nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về chính sách bảo hiểm thất nghiệp
03:40 PM 02/12/2021
(LĐXH)- Thời gian qua, các cơ quan quản lý Nhà nước trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã thường xuyên phối hợp, chia sẻ thông tin, dữ liệu nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).
Theo báo cáo từ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Lạng Sơn, tính đến hết quý III/2021, toàn tỉnh có 42.143 người tham gia BHTN; tỷ lệ người tham gia BHTN so với lực lượng lao động trong độ tuổi là 11,65%.
Nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị thực hiện chính sách BHTN, tỉnh Lạng Sơn đã tập trung về tổ chức bộ máy và nhân sự, cơ chế tài chính, trang thiết bị của Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, đảm bảo tinh gọn, chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả để chính sách BHTN thực sự trở thành công cụ chủ yếu quản trị thị trường lao động.
Nhân sự thực hiện chính sách BHTN ở Lạng Sơn thường xuyên được bồi dưỡng chuyên sâu
Trong đó, tỉnh phấn đấu đến năm 2025 có 100% người lao động đang đóng BHTN bị chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc được tư vấn miễn phí khi có nhu cầu; 80% người thất nghiệp được giới thiệu việc làm miễn phí khi có nhu cầu, trong đó 60% được giới thiệu việc làm thành công. Tăng tỷ lệ người nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp được hỗ trợ học nghề, bồi dưỡng kỹ năng, tỷ lệ người lao động đang tham gia BHTN được hỗ trợ đào tạo để duy trì việc làm; hoàn tất việc kết nối, chia sẻ, liên thông dữ liệu về bảo hiểm thất nghiệp giữa Trung tâm dịch vụ việc làm Lạng Sơn và bảo hiểm xã hội tỉnh; 100% nhân sự thực hiện BHTN tại Trung tâm Dịch vụ việc làm được đào tạo nghiệp vụ và bồi dưỡng chuyên sâu; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia BHTN đạt mức 85%.
Đặc biệt, tỉnh Lạng Sơn thường xuyên quan tâm chỉ đạo việc hoàn thiện hệ thống thực hiện chính sách BHTN đảm bảo tính liên kết chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị thực hiện nhằm phát huy vai trò của chính sách BHTN là chính sách về việc làm, quản trị thị trường lao động, tư vấn, giới thiệu việc làm, đào tạo nghề và duy trì việc làm.
Tổ chức thực hiện BHTN tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Lạng Sơn, có sự liên thông, liên kết giữa các cơ quan, đơn vị và địa phương; tổ chức bộ máy thực hiện BHTN tại Trung tâm đủ năng lực để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và đáp ứng nhu cầu người lao động trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh đó, tăng cường tính tự chủ của Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, gắn với sự phát triển của thị trường lao động để chia sẻ thông tin, tăng cường kết nối cung - cầu lao động đảm bảo hỗ trợ tốt nhất cho người thất nghiệp trong bối cảnh hội nhập khu vực và thế giới.
Tiến hành đánh giá quy trình nghiệp vụ thực hiện BHTN tại tỉnh, đề xuất các giải pháp điều chỉnh, hoàn thiện, chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ thực hiện BHTN có tính đến sự liên thông và yêu tố đặc thù của tỉnh. Đẩy mạnh hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, cung ứng lao động, gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm và các biện pháp hỗ trợ duy trì việc làm; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện BHTN.
Đảm bảo nhân sự thực hiện chính sách BHTN phải có đủ năng lực và kỹ năng phù hợp để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ nhất là trong bối cảnh Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và thị trường lao động biến động nhanh chóng. Đẩy mạnh cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và tăng cường phân cấp kinh phí thực hiện BHTN cho Trung tâm Dịch vụ việc làm để chủ động tổ chức thực hiện BHTN nhằm phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Trung tâm Dịch vụ việc làm...
Tiếp đó, triển khai thực hiện phần mềm BHTN đảm bảo theo quy định Chính phủ điện tử trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 theo hướng dẫn của Trung ương, nhằm nâng cao hiệu quả trong việc quản lý, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và giao dịch trong lĩnh vực BHTN; hỗ trợ việc kết nối giữa Trung tâm Dịch vụ việc làm với các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp trên địa bàn về nhu cầu sử dụng lao động, tình hình biến động lao động; thực hiện số hóa và điện tử hóa nghiệp vụ BHTN, kết nối chặt chẽ với công tác quản lý lao động, thị trường lao động.
Ngoài ra, Lạng Sơn còn tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm vi phạm của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong lĩnh vực BHTN, nhất là các hành vi trốn đóng, chậm đóng, gian lận, trục lợi bảo hiểm thất nghiệp. Đồng thời theo dõi, đôn đốc thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của đối tượng thanh tra, kiểm tra.
Theo báo cáo, từ tháng 10/2020 đến hết tháng 9/2021, toàn tỉnh Lạng Sơn đã thực hiện 91 cuộc thanh tra, kiểm tra tại 163 đơn vị liên quan đến việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, BHTN… Trong đó, thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch 23 cuộc với 45 đơn vị, thanh tra chuyên ngành đột xuất 34 cuộc với 73 đơn vị, kiểm tra theo kế hoạch 31 cuộc với 43 đơn vị, kiểm tra đột xuất 02 cuộc với 02 đơn vị.
Riêng trong năm 2021, thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Lạng Sơn tham gia cùng Đoàn Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiến hành thanh tra việc chấp hành pháp luật BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại BHXH tỉnh và 04 cơ quan BHXH cấp huyện trên địa bàn tỉnh./.

Chí Tâm

 

TAG:
Tin khác
Sở LĐ-TB&XH TP.HCM: Có 87/88 chỉ tiêu, nhiệm vụ đạt và vượt so với yêu cầu đề ra
Phân tích các biến số vĩ mô và vi mô, chỉ ra cơ hội đầu tư tiềm năng trong thời gian tới
TP.HCM tăng cường kết nối cung – cầu giải quyết việc làm cho người lao động
Đảm bảo tiến độ thi công nhưng an toàn lao động vẫn phải là trên hết
Phú Thọ tích cực thu thập thông tin về người lao động, góp phần hỗ trợ việc làm bền vững
Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Lai Châu: Tăng cường các hoạt động hỗ trợ việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững
Huyện Định Hóa: Tăng cường hỗ trợ việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững
Thực hiện Tiểu Dự án hỗ trợ việc làm bền vững ở huyện nghèo Ngân Sơn
Đắk Lắk: Đẩy mạnh giới thiệu việc làm trong nước và ngoài nước