Phòng, chống TNXH
Trang chủ / Xã hội / Phòng, chống TNXH
Lạng Sơn đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống mại dâm
03:18 PM 01/03/2023
(LĐXH)- Nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hành động của các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, chính quyền các cấp, nhân dân và toàn xã hội, ngày 27/2, UBND tỉnh Lạng Sơn đã ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình phòng, chống mại dâm năm 2023.
Qua đó nhằm mục đích tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hành động của các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, chính quyền các cấp, nhân dân và toàn xã hội trong thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống mại dâm trên địa bàn tỉnh.
Đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm chứa, môi giới, tổ chức hoạt động mại dâm; giải quyết triệt để các điểm có nguy cơ phức tạp về tệ nạn mại dâm tại địa bàn công cộng và trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm. Giảm thiểu tác hại của hoạt động mại dâm, đảm bảo quyền bình đẳng trong tiếp cận các dịch vụ xã hội của người bán dâm, tạo cơ hội giúp họ hòa nhập cộng đồng.
Tổ chức lồng ghép có hiệu quả hoạt động phòng, chống mại dâm với các chương trình, kế hoạch có liên quan tại địa bàn, cơ sở đảm bảo quá trình xây dựng và triển khai chương trình, kế hoạch của các sở, ban, ngành, đoàn thể có tính phối hợp liên ngành, đẩy mạnh huy động các nguồn lực để giải quyết đồng bộ những vấn đề kinh tế - xã hội tại địa phương; từng bước cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân để hạn chế các nguyên nhân, điều kiện phát sinh tệ nạn mại dâm; chú trọng củng cố, kiện toàn và nâng cao năng lực của các lực lượng chức năng chuyên trách, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong hoạt động phòng, chống mại dâm.
Công an tỉnh Lạng Sơn tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội và tệ nạn mại dâm
Kế hoạch đề ra chỉ tiêu cụ thể là có ít nhất 20% số xã, phường, thị trấn tổ chức được ít nhất một hình thức tuyên truyền về phòng ngừa mại dâm và được duy trì thường xuyên. Thông tin về phòng, chống mại dâm được đăng tải trên cơ quan báo chí của tỉnh ít nhất một tháng một lần. Ít nhất 20% người lao động tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm; 20% học sinh, sinh viên các trường trung học phổ thông, trường cao đẳng và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, cung cấp thông tin, kiến thức về phòng, chống tệ nạn mại dâm.
Để đạt được mục tiêu này, tỉnh Lạng Sơn sẽ tiếp tục tăng cường tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phòng, chống mại dâm; tuyên truyền biện pháp phòng ngừa mại dâm đến toàn xã hội, chú trọng tuyên truyền ở các xã miền núi, vùng khó khăn, các xã, phường, thị trấn thuộc khu vực giáp ranh, phức tạp về tệ nạn mại dâm, khu trọ của học sinh, sinh viên, lao động ngoại tỉnh để hạn chế phát sinh mới số người tham gia hoạt động mại dâm; giảm kỳ thị, phân biệt đối xử của cộng đồng đối với người bán dâm.
Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, các tiểu phẩm, ký sự, bài viết và tăng cường thời lượng truyền thông về tệ nạn mại dâm, công tác phòng, chống mại dâm trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh và địa phương.
Đổi mới cách thức, nội dung truyền thông theo hướng sinh động, ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng mạng internet và mạng xã hội; các hình thức truyền thông trực tiếp tại cộng đồng, có tính tương tác cao tại các khu công nghiệp, trường học…
Lồng ghép, thiết kế, phát triển các chương trình, tài liệu, công cụ truyền thông, tuyên truyền về phòng, chống mại dâm phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa phương, cộng đồng; tập trung tuyên truyền về tác hại của tệ nạn mại dâm, pháp luật về phòng, chống mại dâm, hành vi tình dục lành mạnh, an toàn cho các đối tượng là thanh niên, học sinh, sinh viên, người lao động trong các cơ sở kinh doanh, dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm, người lao động trong các khu công nghiệp.
Đối với việc đẩy mạnh thực hiện các hoạt động phòng ngừa mại dâm thông qua lồng ghép các chương trình có liên quan tại địa bàn, cơ sở, Lạng Sơn đặt chỉ tiêu 100% các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động phòng, chống mại dâm. 100% các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố lồng ghép nhiệm vụ phòng, chống tệ nạn mại dâm với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình an sinh, trợ giúp xã hội, chương trình phòng, chống ma túy, phòng chống HIV/AIDS, phòng chống mua bán người.
Về hoạt động thanh tra, kiểm tra; kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm; điều tra, truy tố các tội phạm liên quan đến mại dâm, tỉnh phấn đấu 100% các tố giác, tin báo, khiếu nại hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm được tiếp nhận, xác minh, phân loại, xử lý kịp thời. Đảm bảo 100% các vụ việc, hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến mại dâm được xử lý theo quy định của pháp luật; tổ chức kiểm tra ít nhất 30% số cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm trên địa bàn.
Trong năm 2023, UBND tỉnh Lạng Sơn yêu cầu 100% các huyện, thành phố có các hoạt động về phòng, ngừa mại dâm, hỗ trợ can thiệp giảm hại, phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới, đảm bảo quyền của người lao động trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện dễ phát sinh tệ nạn mại dâm, cung cấp dịch vụ hỗ trợ hòa nhập cộng đồng đối với người bán dâm. Tỷ lệ người bán dâm có nhu cầu được tiếp cận sử dụng các dịch vụ hỗ trợ theo quy định đạt 100%.
Tỉnh có ít nhất 30% đội ngũ cộng tác viên, cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã, các cơ quan, tổ chức có liên quan đến lĩnh vực phòng, chống mại dâm được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ về công tác phòng, chống mại dâm; thực hiện các can thiệp giảm hại; phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới; hỗ trợ hòa nhập đối với người bán dâm.
Giải pháp mà tỉnh Lạng Sơn đưa ra là tiếp tục phát huy vai trò và nâng cao trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các ngành trong công tác phòng, chống mại dâm; thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện; đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong công tác phòng, chống mại dâm; gắn trách nhiệm của người đứng đầu với kết quả phòng, chống mại dâm ở cơ quan, đơn vị.
UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thành phố phải đưa công tác phòng, chống mại dâm là một trong các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa bàn; chỉ đạo thực hiện lồng ghép công tác phòng, chống mại dâm với các chương trình an sinh xã hội; phòng, chống HIV/AIDS; phòng, chống ma túy, phòng, chống mua bán người.
Đồng thời, tăng cường công tác phối hợp liên ngành, duy trì cơ chế trao đổi thông tin, báo cáo, kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết giữa các cơ quan, đơn vị về công tác phòng, chống mại dâm...

Chí Tâm

 

TAG:
Tin khác
Thái Bình: Hiệu quả việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp ở HTX Đại Đồng
Phủ sóng thông tin giúp người dân ở Vĩnh Châu tiếp cận chính sách giảm nghèo ngày càng hiệu quả
Long Phú thực hiên hiệu quả công tác giảm nghèo
Nam Định phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo dưới 1,5% vào cuối năm 2025
Nam Định: Lan toả sâu rộng phong trào hỗ trợ nhà cho người nghèo
Chương trình “Kết nối những vòng tay” – Chủ đề Tết cho trẻ em nghèo năm 2024: Món quà yêu thương dành cho Trường Mầm non xã Diễn Yên
“Mùa xuân cho em” lần thứ 18 tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn
Yên Bái cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi
Phú Thọ đẩy mạnh công tác kiểm tra thực hiện chính sách ưu đãi người có công