Hợp tác thúc đẩy di cư lao động an toàn và bình đẳng cho phụ nữ Việt Nam
(LĐXH)- Ngày 17/12, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp tổ chức Hội thảo Hợp tác thúc đẩy di cư lao động an toàn và bình đẳng cho phụ nữ Việt Nam thuộc ”Chương trình Di cư an toàn và công bằng” theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại Hà Nội.
Dự và chủ trì hội thảo có Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi; ông Koen Duchateau, Trưởng ban Hợp tác, Phái đoàn EU tại Việt Nam. Tham dự có đại diện các tổ chức quốc tế và đại diện các Bộ, ngành liên quan của Việt Nam.
Phát biểu khai mạc Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi, nhấn mạnh: Là thành viên của Công ước Liên hợp quốc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ (CEDAW) và một số Công ước của ILO liên quan đến bình đẳng giới và việc làm, Việt Nam đã chú trọng đến việc lồng ghép giới vào luật pháp và chính sách trong nước và các lĩnh vực hợp tác quốc tế nhằm cải thiện bình đẳng giới và thúc đẩy quyền của người lao động trong nước và khu vực.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi cho rằng, Việt Nam luôn quan tâm hướng tới việc thúc đẩy lồng ghép giới vào các chính sách lao động và việc làm Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi, cho rằng: Với vai trò là cơ quan chủ quản về những vấn đề lao động và bình đẳng giới của Việt Nam, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội luôn quan tâm hướng tới việc thúc đẩy lồng ghép giới vào các chính sách lao động và việc làm như việc Bộ Luật lao động 2019 cũng đã quy định tăng tuổi nghỉ hưu nhằm làm giảm khoảng khách cũng như cơ hội việc làm giữa nam và nữ, Luật Bảo hiểm xã hội cũng cho phép nam giới được nghỉ phép khi vợ sinh con... Gần đây nhất, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài sửa đổi năm 2020 đã lồng ghép để giải quyết các vấn đề về giới, bất bình đẳng giới vào những nội dung chính sách như bổ sung các hình thức hợp đồng; minh bạch hóa việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, sửa đổi bổ sung các Quy định về tuyển chọn, đào tạo lao động và chuẩn hóa nguồn lao động lao động đi làm việc ở nước ngoài; hỗ trợ các hoạt động mang tính chất phòng ngừa rủi ro khi đi làm việc ở nước ngoài, phổ biến chính sách, pháp luật và nâng cao nhận thức cho lao động nữ di cư có cân nhắc đến các nhu cầu đặc biệt của phụ nữ nông thôn và phụ nữ thuộc nhóm yếu thế khác.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi và ông Koen Duchateau chủ trì hội thảoTuy nhiên, theo Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi, phụ nữ lao động di cư Việt Nam nói riêng và trong ASEAN nói chung vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Họ còn phải làm những công việc có mức lương thấp hơn, gặp những phải rào cản cao hơn, có nhiều khả năng bị sa thải khi mang thai và sinh con; thời gian làm việc dài mà không được trả lương ngoài giờ, chậm hoặc không được trả lương; nội dung công việc và điều kiện làm việc kém, trái với cam kết trong hợp đồng, quấy rối và lạm dụng tình dục. Lao động nữ cũng có ít cơ hội được tiếp cận với các cơ chế giải quyết khiếu nại hiệu quả cũng như các dịch vụ hỗ trợ trong trường hợp cần thiết khi ở nước ngoài... Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) Hà Thị Minh Đức trao đổi tại hội thảoÔng Koen Duchateau, Trưởng ban Hợp tác, Phái đoàn EU tại Việt Nam, chia sẻ: Theo báo cáo gần đây của ILO, mặc dù phụ nữ Việt Nam chỉ chiếm một phần ba tổng số người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng, nhưng họ đã đóng góp tới 50% lượng kiều hối. Chính vì vậy, vấn đề di cư lao động của phụ nữ là một yếu tố quan trọng của sự dịch chuyển lao động và trở thành đòn bẩy quan trọng để trao quyền cho phụ nữ, nhất là với phụ nữ di cư. “Mặc dù vậy, phụ nữ đã và đang phải đối mặt với nhiều rào cản hơn nam giới. Họ đặc biệt có nguy bị cơ phân biệt đối xử và bạo lực dựa trên chủng tộc, dân tộc, quốc tịch, tuổi tác, tình trạng di cư hoặc các đặc điểm liên quan đến giới tính” ông Koen Duchateau, cho biết.
Đại biểu Bộ, ngành phát biểu tham luận tại hội thảoTrưởng ban Hợp tác, Phái đoàn EU tại Việt Nam, đánh giá: Những năm qua, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Ngoại giao nói riêng, các cơ quan, ban ngành khác của Việt Nam nói chung đã nỗ lực xây dựng các khuôn khổ pháp lý nhằm kiến tạo một môi trường không bạo lực và không phân biệt đối xử cho tất cả phụ nữ cũng như người lao động nhập cư, đồng thời đảm bảo khả năng thực thi của các khuôn khổ pháp lý này. EU sẵn sàng cung cấp và chia sẻ kinh nghiệm của mình để Việt Nam có thể nâng cao hơn nữa năng lực trong lĩnh vực này. Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi và ông Koen Duchateau trao đổi bên lề hội thảoVới sự hỗ trợ của ”Chương trình Di cư an toàn và công bằng”, hội thảo Hợp tác thúc đẩy di cư lao động an toàn và bình đẳng cho phụ nữ Việt Nam nhằm trao đổi về những cơ hội và thách thức mà lao động nữ gặp phải khi đi làm việc ở nước ngoài; xác định những vấn đề ưu tiên trong tương lai đặc biệt là năm 2022 để từ đó đưa ra những hoạt đông phù hợp nhằm hỗ trợ các cơ quan trong việc quản lý hiệu quả hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Các đại biểu chụp ảnh chung tại hội thảoTại hội thảo, các đại biểu đã trình bày về những kết quả đạt được liên quan đến tạo dựng môi trường thuận lợi cho phụ nữ di cư; những bài học kinh nghiệm trong công tác điều phối các dịch vụ hỗ trợ lao động nữ di cư bị bạo lực; tổng quan về các kết quả chính đã đạt được trong khuôn khổ chương trình Safe and Fair (SAF) và kế hoạch năm 2022. Đồng thời, tiến hành phiên thảo luận toàn thể, tập trung vào việc giải quyết các thách thức mà phụ nữ đang gặp phải trong toàn bộ tiến trình di cư lao động của mình, những giải pháp sáng tạo nhằm duy trì và đẩy nhanh việc thực hiện chương trình SAF trong năm 2022 và những lĩnh vực hợp tác tiềm năng trong tương lai. Chí Tâm
TAG: