Việc làm
Trang chủ / Lao động / Việc làm
Hơn 54.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài trong 5 tháng đầu năm 2019
03:48 PM 11/06/2019
(LĐXH) - Chỉ tính riêng trong 5 tháng đầu năm 2019, số lượng lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài là 54.144 lao động, tăng 12,02% so với 5 tháng đầu năm 2018.
Theo số liệu mới cập nhật của Cục Quản lý Lao động ngoài nước, trong 5 tháng đầu năm 2019, có 54.144 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Riêng trong tháng 5, các doanh nghiệp đã cung ứng được 12.419 lao động, tăng 32,37% so với tháng 4 liền kề.
So với các khu vực, Đông Bắc Á vẫn là thị trường thu hút nhiều lao động nhất với 52.136 lao động, chiếm tỷ trọng 96% tổng số lao động đưa đi làm việc tại nước ngoài, tăng 13,79% số lượng lao động đưa đi so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, lao động đi làm việc tại Đài Loan là 20.732 người, giảm 17,77% so với cùng kỳ năm trước. Quy mô lao động đi làm việc tại Đài Loan vẫn chiếm tỷ trọng cao so với các thị trường khác với tỷ trọng là 39,76% số lao động đưa đi trong khu vực này và 38,29% so với tổng số lao động đưa đi trong 5 tháng đầu năm 2019.
Thị trường Nhật Bản ngày càng thu hút lao động Việt Nam đi xuất khẩu lao động (Ảnh minh họa)
Bình quân thị trường này mỗi tháng tiếp nhận 4.146 người, riêng tháng 5, Đài Loan tiếp nhận 5.746 người, tăng 43,29% so với tháng 04 liền kề; Thị trường Nhật Bản là 28.394 người, tăng 63,02% so với số lượng cung ứng cùng kỳ năm trước; Hàn Quốc là 2.890 người và Macao là 73 người.
Bên cạnh đó, Nhật Bản là nước trong khu vực Đông Bắc Á có quy mô thực tập sinh chiếm tỷ trọng cao nhất so với các thị trường khác với tỷ trọng 54,46% số lao động đưa đi trong khu vực này và 52,44% so với tổng số lao động đưa đi trong 5 tháng đầu năm 2019.
Đối với Khu vực Đông Nam Á trong 5 tháng đầu năm 2019 thu hút 259 lao động Việt Nam, chủ yếu tập trung ở Malaysia, Singapor, Thái Lan, Philippin. Khu vực Trung Đông tiếp nhận 625 lao động, chiếm 1,15% tổng số lao động đưa đi, giảm 44,59% so với số lao động đưa đi cùng kỳ năm trước, các doanh nghiệp chỉ cung ứng lao động cho 5 thị trường đó là Ả Rập Xê-Út: 489 người, Qatar: 4 người, UAE: 28 người, O man: 20 người và Kuwait: 84 người. Số lao động đi làm việc tại các nước Châu Phi là 229 người, chiếm 0,42% tổng số lao động đưa đi, giảm 57,51% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, chỉ có 1 thị trường tiếp nhận lao động, đó là: Algieri.
Lao động đi làm việc tại khu vực Châu Âu là 833 người, chiếm 1,61% tổng số lao động đưa đi. Trong đó thị trường CH Sip: 43 người, Rumani: 714 người, Bungari: 7 người, Hungari: 43 người, Belarus: 02 người, Ba Lan: 61 người và Ý: 06 người. Hiện số lao động này có việc làm ổn định và thu nhập tốt.
Các thị trường khác tiếp nhận 19 người, chiếm 0,05% tổng số lao động đưa đi, trong đó Hoa Kỳ tiếp nhận 17 người và Úc: 2 người. Số liệu thống kê cũng cho biết lao động nữ đưa đi là 14.268 người, chiếm 26,35% tổng số lao động đưa đi.
Điều đáng chú ý theo số liệu thống kê là nếu trong 5 tháng đầu năm 2019 có 25 thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam (tăng 4 thị trường so với 5 tháng đầu năm 2018), thì chỉ có 4 thị trường tiếp nhận với quy mô từ 500 lao động trở lên bao gồm thị trường: Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và Rumani.
Tóm lại, trong 5 tháng đầu năm 2019, thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam xếp theo thứ tự thị phần từ cao xuống thấp như sau: Đông Bắc Á, Khu vực Châu Âu, Trung Đông, Đông Nam Á, Bắc phi và khu vực khác. Thị phần lao động lớn nhất tập trung vào các nước (lãnh thổ) thuộc khu vực Đông Bắc Á.
Xu hướng trong các tháng tới các thị trường này vẫn tiếp tục có nhu cầu lớn tiếp nhận lao động Việt Nam, đặc biệt là hai thị trường Đài Loan và Nhật Bản – Đây là hai thị trường hiện tiếp nhận lao động Việt Nam với quy mô lớn nhất, chiếm gần 91% tổng số lao động đi trong năm tháng qua.
Khu vực các nước Châu Âu có xu hướng gia tăng thị phần, bên cạnh đó có sự suy giảm đáng kể về quy mô lao động sang thị trường một số nước tại khu vực Trung Đông (UAE, Qatar. Cô oét) - là một thực trạng cần được nghiên cứu, đánh giá để có những điều chỉnh phù hợp hơn trong thời gian tới với định hướng gia tăng hơn nữa lao động cung ứng vào các thị trường này.
Đặc biệt, từ ngày 06/6/2019, Cộng hòa Séc chính thức mở lại việc cấp visa dài hạn cho công dân Việt Nam và Đại sứ quán Cộng hòa Séc tại Hà Nội trực tiếp tiếp nhận hồ sơ xét duyệt đợt đầu cho 200 công dân Việt Nam sẽ sang Cộng hòaSéc làm việc từ tháng 8/2019. Trước đó, Chính phủ Séc tuyên bố tạm ngừng cấp visa dài hạn với mục đích lao động và kinh doanh tại Cộng hòa Séc cho công dân Việt Nam.
Được biết, Cộng hòa Séc đang có nhu cầu tiếp nhận lao động rất cao. Hiện nay Séc thiếu khoảng 200 nghìn lao động, và dự báo thời gian tới nhu cầu tiếp nhận lao động của nước này có thể lên tới 600 nghìn người. Như vậy, với việc Séc tuyên bố cấp lại visa cho công dân Việt Nam, và việc một số địa phương, doanh nghiệp của Séc đặt vấn đề cần tuyển lao động Việt Nam với Đại sứ quán Việt Nam tại Séc, dự báo trong thời gian tới có một số lượng lớn lao động Việt Nam sẽ có cơ hội sang Séc làm việc.
Thục Quyên 

 

TIN LIÊN QUAN
TAG:
Tin khác
TP.HCM: Người bị nhà nước thu hồi đất được hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Nắm bắt công tác an toàn lao động tại Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Khẳng định uy tín qua công tác an toàn lao động
Huyện Phú Vang: Triển khai hiệu quả công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Kiên Giang tập trung thực hiện tốt công tác giải quyết việc làm và giáo dục nghề nghiệp
Huyện Định Hóa: Tăng cường hỗ trợ việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững
Thành phố Thái Nguyên: Nhiều cơ hội việc làm cho người lao động tại Ngày hội việc làm năm 2024
Cà Mau: Giải quyết việc làm cho hơn 42.000 lao động trong 9 tháng đầu năm 2024
Hội thao kỹ thuật cấp cứu mỏ: Duy trì tác phong cứu hộ chuyên nghiệp và kỷ luật