An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Hiệu quả vốn ưu đãi từ các điểm giao dịch xã ở Bắc Giang
09:32 AM 26/02/2021
(LĐXH) - Hiện Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh Bắc Giang đã triển khai 204 điểm giao dịch xã, hoạt động tại các điểm giao dịch xã đảm bảo an toàn, khoa học, có sự quan tâm chỉ đạo của UBND xã, sự phối hợp của tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác và tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) tạo thuận tiện khi người dân, hộ vay vốn đến giao dịch với NHCSXH.
Bắc Giang là tỉnh miền núi Đông Bắc bộ, có 9 huyện và một thành phố, trong đó hiện nay có 6 huyện miền núi, 1 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a, toàn tỉnh có 209 xã, phường, thị trấn nhưng có đến 130 xã thuộc đơn vị hành chính vùng khó khăn, có 8 dân tộc, hộ đồng bào dân tộc tiểu số chiếm 13,5% dân số toàn tỉnh.
NHCSXH Bắc Giang đang thực hiện các hoạt động giao dịch tại 204 điểm giao dịch xã, với 3.146 tổ TK&VV
Năm 2020, mặc dù trong bối cảnh kinh tế nhiều khó khăn do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, nhưng bám sát sự chỉ đạo của cấp trên, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh Bắc Giang đã chủ động làm tốt công tác tham mưu, đề xuất, xây dựng kế hoạch và tập trung mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội của tỉnh. Cụ thể, thời gian qua, NHCSXH Bắc Giang đã phối hợp với chính quyền các địa phương tổ chức hội, đoàn thể đưa các hoạt động nghiệp vụ của đơn vị về phục vụ ngay tại điểm giao dịch xã, thị trấn, qua đó giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách có điều kiện tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Hiện NHCSXH chi nhánh Bắc Giang đã triển khai 204 điểm giao dịch xã, hoạt động tại các điểm giao dịch xã đảm bảo an toàn, khoa học, có sự quan tâm chỉ đạo của UBND xã, sự phối hợp của tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác và tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) tạo thuận tiện khi người dân, hộ vay vốn đến giao dịch với NHCSXH.
Nhờ nguồn vốn của NHCSXH tỉnh Bắc Giang, nhiều hộ nghèo đã vươn lên thoát nghèo. Chị Vi Thị Lương, thôn Lường, xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn là một trong những hộ vươn lên thoát nghèo bền vững tại địa phương nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay. Chị Lương cho biết, thông qua hội phụ nữ xã, chị được vay vốn NHCSXH với số tiền 30 triệu đồng. Từ đây, gia đình chị đã chuyển đổi vườn vải thiều sang trồng bưởi da xanh, cam canh. Đến nay mỗi năm gia đình chị đã có doanh thu hàng trăm triệu đồng từ bán cam, bưởi.
Hay như gia đình bà Nguyễn Thị Hải ở cùng thôn đã vay vốn NHCSXH cũng để chuyển đổi vườn vải thiều sang trồng bưởi da xanh, cam canh và kết hợp chăn nuôi. Mỗi năm doanh thu của gia đình bà Hải đạt khoảng trên 300 triệu đồng. Đặc biệt, trước đây gia đình bà Hải thuộc hộ nghèo trong xã, nhưng nhờ nguồn vốn vay của NHCSXH, gia đình bà đã thoát nghèo.
Vốn tín dụng chính sách đã góp phần tích cực thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia
giảm nghèo bền vững ở tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016 - 2020. 
Được biết, NHCSXH Bắc Giang đang thực hiện các hoạt động giao dịch tại 204 điểm giao dịch xã, với 3.146 tổ TK&VV đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Các điểm giao dịch xã được thành lập đi vào hoạt động thể hiện sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong hoạt động xóa đói, giảm nghèo bền vững. Qua điểm giao dịch xã, NHCSXH đã thực hiện tốt nhiệm vụ chuyển tải các chính sách, chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến với người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân tiếp cận nguồn vốn ưu đãi.
Các điểm giao dịch tại xã đều được niêm yết công khai đầy đủ thủ tục giải quyết công việc của NHCSXH; công khai dư nợ; thông báo chính sách tín dụng ưu đãi... theo đúng quy định. Tham gia giao dịch, các cán bộ NHCSXH thực hiện cho vay, thu nợ, thu lãi, huy động vốn, triển khai các chính sách mới, giao ban với các đoàn thể, tổ TK&VV và họp với lãnh đạo xã giải quyết các trường hợp đặc biệt để tìm giải pháp phát huy tốt nhất hiệu quả nguồn vốn chính sách. Hoạt động tại các điểm giao dịch được thực hiện nghiêm túc theo đúng ngày quy định trong tháng, kể cả ngày đó vào thứ Bảy hoặc Chủ nhật. Các buổi giao dịch có sự phối hợp của chính quyền, các hội đoàn thể và lực lượng an ninh xã nên luôn bảo đảm an toàn về người và tài sản trong quá trình giao dịch.
Có thể nói, thông qua điểm giao dịch xã, NHCSXH đã thực hiện tốt nhiệm vụ chuyển tải các chính sách, chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến với người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân tiếp cận nguồn vốn ưu đãi./.
Minh Cảnh
TAG:
Tin khác
Huyện Nam Trà My: Triển khai nhiều giải pháp thực hiện Chương trình giảm nghèo
Trọn vẹn nghĩa tình ở vùng đất giàu truyền thống cách mạng
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Cam kết thực hiện bình đẳng giới vì sự phát triển của toàn xã hội
Phú Lộc: Huy động nguồn lực hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo
Cù Lao Dung: Giảm nghèo hiệu quả nhờ đưa lao động đi nước ngoài làm việc theo hợp đồng
Hơn 250 đại biểu dự Hội nghị quốc gia về thực hiện Đề án 161 do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh
Thanh Trì: Tập huấn Bình đẳng giới trong tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội
Hà Nội: Lan toả tinh thần “Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương”
Yên Bái: Hỗ trợ xây dựng nhà ở cho thân nhân liệt sĩ