An toàn lao động
Trang chủ / Lao động / An toàn lao động
Hải Phòng: Tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động
03:55 PM 20/06/2023
(LĐXH)- Nâng cao ý thức, nhận thức của người sử dụng lao động, người lao động là mục tiêu mà các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn TP Hải Phòng nỗ lực thực hiện nhằm bảo vệ sức khỏe của người lao động, giảm thiểu rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động.
Nhiều doanh nghiệp trên địa bàn đã tổ chức lớp tập huấn an toàn, vệ sinh lao động cho công nhân
Những năm qua, công tác an toàn, vệ sinh lao động trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn TP Hải Phòng luôn được  đặc biệt quan tâm. Nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh bằng những hoạt động cụ thể thường xuyên tổ chức các buổi tuyên truyền, nâng cao ý thức, nhận thức cho người lao động trong việc tuân thủ pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. Qua đó, đẩy mạnh thực hiện các biện pháp giảm thiểu rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện làm việc; chăm sóc sức khỏe cho người lao động, nỗ lực hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Cũng nhờ thực hiện tốt các quy định về bảo hộ lao động, nâng cao trách nhiệm của cán bộ, nhân viên, người lao động về an toàn vệ sinh lao động, nhiều năm qua, Công ty Cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng không để xảy ra tai nạn lao động chết người hay sự cố cháy nổ nghiêm trọng. Không những vậy, từ chỗ doanh nghiệp luôn nỗ lực để bảo vệ sức khỏe cho người lao động, tạo môi trường sản xuất an toàn, chất lượng, người lao động cũng đã tự ý thức việc chấp hành các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động là bảo vệ chính mình, từ đó chấp hành như một thói quen.
Theo thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP Hải Phòng, trong năm 2022, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 169 vụ tai nạn lao động làm 171 người bị thương vong; Nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn lao động chủ yếu do người lao động vi phạm nội quy, quy trình và các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, nhất là trong các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn lao động; sự phối hợp trong triển khai công tác an toàn, vệ sinh lao động ở một số nơi còn chưa đồng bộ; ý thức, kỷ luật lao động còn chưa nghiêm túc, kiến thức về kỹ thuật an toàn, nhận diện các yếu tố rủi ro, nguy cơ mất an toàn còn hạn chế.
Công tác an toàn, vệ sinh lao động không chỉ quan trọng đối với cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này mà với mỗi doanh nghiệp, đơn vị và từng người lao động cần phải thực hiện thường xuyên, liên tục. Có như vậy, mới có thể kiểm soát tốt, hạn chế tai nạn lao động.
Sở Lao động - TBXH đã có văn bản chỉ đạo hướng dẫn các doanh nghiệp, đơn vị tổ chức các hoạt động truyền thông, tư vấn, hướng dẫn, huấn luyện về kỹ năng làm việc an toàn cho người lao động như: xây dựng, phát sóng các thông điệp, phóng sự, cảnh báo phòng ngừa tai nạn lao động; phát các sổ tay, tờ rơi, tài liệu hướng dẫn, video, gửi tin nhắn tuyên truyền về ATVSLĐ tới các doanh nghiệp, người lao động; tuyên truyền trên hệ thống các đài truyền thanh quận, huyện, xã, phường và hệ thống thông tin của doanh nghiệp. Đồng thời tăng cường các lớp tập huấn, các buổi tư vấn, hướng dẫn, huấn luyện kỹ năng làm việc an toàn cho người lao động, cho doanh nghiệp, trong khu vực làng nghề, phi kết cấu; tăng cường tuyên truyền, kiểm tra, rà soát các nguy cơ mất ATVSLĐ tại các công trình xây dựng, giao thông nơi đông người qua lại, các trung tâm thương mại, trường học, khu dân cư về an toàn điện, hàn cắt, phòng ngừa tai nạn ngã cao, vật rơi…
Kiểm tra, thanh tra chuyên ngành và liên ngành về ATVSLĐ, trong đó tập trung vào một số ngành, nghề, lĩnh vực có nguy cơ rủi ro cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sử dụng nồi hơi, thiết bị nâng, hàn cắt kim loại, làm việc trong không gian hạn chế, xây dựng, điện...; việc sử dụng, kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ trong các cơ sở sản xuất kinh doanh, công tác huấn luyện về ATVSLĐ.
Bên cạnh đó, tổ chức các sự kiện, hội nghị, hội thảo chuyên đề về ATVSLĐ; khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động; thăm hỏi, động viên các nạn nhân và gia đình nạn nhân bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; thăm quan các mô hình, doanh nghiệp điển hình về ATVSLĐ; tổ chức các hoạt động hội thi, thực hành xử lý tình huống, giao lưu văn hóa, văn nghệ có nội dung tuyên truyền về ATVSLĐ; Thăm hỏi, động viên các nạn nhân và gia đình nạn nhân bị TNLĐ, BNN; Tổ chức khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác ATVSLĐ.
Thành phố cũng xây dựng và cấp phát các thông điệp, tài liệu, ấn phẩm tuyên truyền chủ đề và nội dung của các hoạt động Tháng hành động an toàn, vệ sinh lao động . Cụ thể như tổ chức các hoạt động, sự kiện chuyên đề về an toàn, vệ sinh lao động có sự tham gia của doanh nghiệp, người lao động và mạng lưới an toàn, vệ sinh lao động; tổ chức các hoạt động giao lưu, thăm quan các mô hình điển hình làm tốt về an toàn, vệ sinh lao động; tổ chức các lớp bồi dưỡng, huấn luyện, hội nghị, hội thảo chuyên đề về an toàn, vệ sinh lao động./.

Hồng Phượng
 
TAG:
Tin khác
 Tiền Giang: Đẩy mạnh hoạt động kết nối việc làm cho người lao động
Nam Định: Đa dạng các phiên giao dịch việc làm cho người lao động
TP.HCM: Tổ chức gần 90 phiên giao dịch việc làm, kết nối cung – cầu lao động
Huyện Đông Giang (Quảng Nam): Đẩy mạnh cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ người nghèo tìm kiếm việc làm
Nam Định: Khẳng định vị thế của Trung tâm Dịch vụ việc làm
Xã Hành Đức: Nỗ lực kết nối việc làm cho người nghèo
Huyện Đức Hoà (Long An) nỗ lực tìm kiếm giải pháp tạo việc làm ổn định cho người lao động
Long An chủ động kết nối doanh nghiệp đưa lao động sang Nhật Bản làm việc
Kiên quyết không để đối tượng xấu lừa đảo đưa lao động sang Úc làm việc bất hợp pháp