Tin trong nước
Trang chủ / Thời sự / Tin trong nước
Hà Nội thu được bao nhiêu tiền trông xe?
10:04 AM 19/11/2017
Cùng với tăng phí lòng, hè đường lên gấp 3, theo đề xuất của UBND thành phố Hà Nội sắp tới việc thu phí thuê vỉa hè theo doanh thu như lâu nay sẽ được bãi bỏ, thay vào đó sẽ chuyển sang đóng theo mét vuông (m2). Từ số điểm và diện tích trên Sở GTVT đưa ra phương án thu trong giữ xe cho năm 2018 là 113,4 tỷ đồng.
Trông giữ xe đang lộn xộn trên nhiều tuyến phố Hà Nội.
Trông giữ xe đang lộn xộn trên nhiều tuyến phố Hà Nội
Hà Nội thu được bao nhiêu tiền trông xe?
Sở GTVT Hà Nội là đơn vị được UBND thành phố Hà Nội giao chủ trì xây dựng đề xuất tăng phí sử dụng lòng, hè đường lên cao nhất gấp 3 lần. Theo dự kiến việc tăng này sẽ được UBND thành phố áp dụng từ 1/1/2018. Lý giải cho việc xây dựng mức phí trên, chiều 16/11, đại diện Sở GTVT Hà Nội cho biết, do mức phí sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè để trông giữ xe tại Hà Nội được xây dựng từ năm 2012, trong suốt 5 năm qua tình hình thực tế và giá cả đã có nhiều biến động, tuy nhiên giá phí sử dụng lòng đường, vỉa hè vẫn không thay đổi. Đến nay, cùng với việc lập lại trật tự lòng đường, vỉa hè thành phố cũng đưa ra phương án để giá phí cho phù hợp với thực tế.
Đánh giá về tình hình trông giữ xe tại hiện nay, lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội cho rằng, trên địa bàn thành phố tổng số điểm trông giữ xe dưới lòng đường, vỉa hè được Sở GTVT và các quận cấp phép để trông xe là 653 điểm, số diện tích sử dụng tính theo m2 là 124.900 m2. Trong đó có 403 điểm trông xe có thu phí và 250 điểm không thu phí. Số điểm Sở GTVT cấp là 237 điểm (chủ yếu lòng đường), các quận cấp 416 điểm (chủ yếu vỉa hè). 
Theo Sở GTVT Hà Nội, hiện mức thu phí của các điểm trông giữ xe đang được tính theo 2 hình thức: theo doanh thu và theo m2. Từ số điểm được cấp phép và diện tích trên, cộng với hai hình thức thu: cao nhất 80.000 đồng/m2/tháng hoặc 6% doanh thu/tháng, Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2016 tổng số phí từ hoạt động trông giữ xe trên địa bàn được các đơn vị nộp vào ngân sách nhà nước thành phố là 38,7 tỷ đồng; năm 2015 là 40,6 tỷ đồng; riêng 9 tháng đầu năm 2017 là 28,8 tỷ đồng. Với phương án tăng phí cao nhất gấp 3 lần và thu theo hình thức m2, từ số điểm và diện tích trên Sở GTVT đưa ra phương án thu cho năm 2018 là 113,4 tỷ đồng.
Thông tin về số thu từ việc cấp phép sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố cho hoạt động trông giữ xe, ông Thái Dũng Tiến, Phó cục trưởng Cục Thuế Hà Nội (thành viên xây dựng đề xuất) cho biết, số tiền thu được trên góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước thành phố và bù đắp một phần chi phí cho việc quản lý đường phố, giao thông đô thị.
Trông giữ xe đang có nhiều bất cập
Ông Vũ Hồng Khanh, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội cho rằng, vấn đề tăng phí sử dụng tạm thời lòng, hè đường được đưa ra lấy ý kiến phản biện tại mặt trận vừa qua chưa dừng lại ở một hội nghị, nội dung này còn phải bàn, phải trao đổi kỹ hơn. Đánh giá về đề xuất của UBND thành phố, ông Khanh cho rằng, văn bản đề xuất tăng phí mới đưa ra có căn cứ pháp lý. “Pháp lý ở đây thì tôi đồng tình rồi, ngoài Luật Phí và lệ phí ra còn có các thông tư, nghị định của Chính phủ và Nghị quyết số 20 của HĐND thành phố. Tuy nhiên, cái cần bàn và nhiều đại biểu quan tâm, cho ý kiến là căn cứ thực tiễn”, ông Khanh nhấn mạnh.
Ông Khanh đề nghị, lãnh đạo thành phố từ Thành ủy đến Ủy ban, các cấp ban ngành cần nỗ lực để tổ chức, sắp xếp lại. Với các ý kiến tham gia phản biện, góp ý cho Đề xuất tăng phí sử dụng tạm thời lòng, hè đường vừa qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố sẽ tổng hợp và có văn bản gửi lãnh đạo UBND thành phố nghiên cứu, tiếp nhận.
Đánh giá về việc sau khi tăng phí sử dụng lòng, hè đường lên cao nhất gấp 3 lần sẽ giúp ngân sách Hà Nội tăng nguồn thu từ hoạt động này, nhiều ý kiến cho rằng, đây là một cố gắng của lãnh đạo thành phố trong việc tìm thêm nguồn thu cho ngân sách Thủ đô. “Tuy nhiên, so sánh với mức thu chi hàng năm, đặc biệt nếu quản lý tốt, có trách nhiệm không để xảy ra thất thoát thì con số 113 tỷ chẳng thấm vào đâu. Do vậy, các kế hoạch, đề xuất liên quan đến lĩnh vực phát triển dịch vụ đô thị, lãnh đạo thành phố nên chú trọng đến công tác quản lý, nâng cao chất lượng dịch vụ hơn là phương án tận thu”, đại diện Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Hà Nội lưu ý.

Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2016 tổng số phí từ hoạt động trông giữ xe trên địa bàn được các đơn vị nộp vào ngân sách nhà nước thành phố là 38,7 tỷ đồng; năm 2015 là 40,6 tỷ đồng; riêng 9 tháng đầu năm 2017 là 28,8 tỷ đồng. Với phương án tăng phí cao nhất gấp 3 lần và thu theo hình thức m2, từ số điểm và diện tích trên Sở GTVT đưa ra phương án thu cho năm 2018 là 113,4 tỷ đồng.

Theo tienphong.vn

TAG:
Tin khác
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Cần tập trung vào Đề án phát triển nhân lực chất lượng cao
Phát huy vai trò công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng (Bài 2)
Việt Nam tiếp tục mở rộng hợp tác lao động với các nước khu vực Châu Á
Tổng kết, trao giải cuộc thi viết 'Vượt lên số phận' lần thứ VII
Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan tham dự Hội nghị Bộ trưởng Lao động ASEAN lần thứ 28
Phát huy vai trò công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng
Diễn đàn đối thoại doanh nghiệp Việt Nam - UAE về phát triển nguồn nhân lực
Việt Nam - UAE đẩy mạnh hợp tác về nguồn nhân lực