Người có công
Trang chủ / Xã hội / Người có công
Hà Nội tăng chỉ tiêu điều dưỡng người có công trong năm 2025
08:46 AM 25/02/2025
(LĐXH)- Năm 2025, số đối tượng điều dưỡng người có công và thân nhân liệt sĩ đi điều dưỡng tập trung của Hà Nội tăng khoảng gần 10.000 đối tượng so với năm 2024.
Giao lưu cùng đại biểu tại Trung tâm điều dưỡng người có công số III Hà Nội
Thông tin tại Hội nghị Hướng dẫn công tác điều dưỡng phục hồi sức khỏe đối với người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ năm 2025, bà Lê Thị Minh Hương, Trưởng phòng Người có công – Sở LĐTB&XH TP Hà Nội cho biết: Năm 2025, Hà Nội thực hiện chỉ tiêu điều dưỡng phục hồi sức khỏe đối với người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ với tổng cộng là 64.791 đối tượng, trong đó có 32.228 đối tượng hưởng chế độ theo chính sách của Trung ương và 32.563 đối tượng hưởng chế độ theo chính sách đặc thù của TP Hà Nội.
Mức chi điều dưỡng phục hồi sức khỏe tập trung bằng 1,8 lần mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng/người/1 lần, tương ứng với 5.020.200 đồng, bao gồm:
Tiền ăn trong thời gian điều dưỡng gồm ăn sáng, 2 bữa ăn chính (trưa + chiều) và ăn bồi dưỡng thêm (nếu có); Thuốc thiết yếu; Quà tặng cho đối tượng; Tham quan.
Các khoản chi khác phục vụ trực tiếp cho đối tượng trong thời gian điều dưỡng; mức chi tối đa 10% của mức chi điều dưỡng phục hồi sức khỏe tập trung.
Bên cạnh đó là chi hỗ trợ phục vụ công tác điều dưỡng, đón tiếp người có công tại cơ sở điều dưỡng, đón tiếp do ngành LĐTB&XH quản lý; mức hỗ trợ tối đa 500.000 đồng/1 người/1 lượt điều dưỡng, đón tiếp.
Đặc biệt, thực hiện chính sách đặc thù của TP Hà Nội, người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng khi thực hiện điều dưỡng phục hồi sức khỏe tập trung tại các Trung tâm nuôi dưỡng và Điều dưỡng người có công được hỗ trợ khám sức khỏe 1.000.000 đồng (tiền mặt)/1 người/1 lần.
Đối với điều dưỡng phục hồi sức khỏe tại nhà có mức chi bằng 0,9 lần mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng/1 người/ 1 lần, tương ứng 2.510.100 đồng/1 người/1 lần, chi trả trực tiếp cho đối tượng.
Thời gian thực hiện của 1 đợt điều dưỡng tập trung tại các Trung tâm Nuôi dưỡng và Điều dưỡng người có công thuộc Sở LĐTB&XH Hà Nội là 6 ngày/đợt, không kể thời gian đi và về. Điều dưỡng tại các cơ sở Nuôi dưỡng và Điều dưỡng người có công của các tỉnh, TP khác khi được sự đồng ý của Sở LĐTB&XH là 5 ngày/đợt, không kể thời gian đi và về.
Điều dưỡng phục hồi sức khỏe tại nhà áp dụng đối với các trường hợp không thực hiện chế độ điều dưỡng tập trung; tuổi cao, sức khỏe yếu do thương tật, bệnh tật nặng, không có khả năng tự phục vụ bản thân.
Giám đốc Sở LĐTBXH Hà Nội Bạch Liên cho biết: Năm 2025, số đối tượng điều dưỡng người có công và thân nhân liệt sĩ đi điều dưỡng tập trung tăng khoảng gần 10.000 đối tượng so với năm 2024.
Vì thế để làm tốt công tác điều dưỡng phục hồi sức khỏe đối với người có công, Giám đốc Sở LĐTBXH Hà Nội đề nghị các Trung tâm Nuôi dưỡng và Điều dưỡng người có công và Phòng LĐTBXH quận, huyện, thị xã phối hợp lập danh sách đưa – đón và rà soát đối tượng một cách chu toàn. Phòng LĐTBXH quận, huyện, thị xã phân loại sức khỏe các đối tượng đi điều dưỡng, cung cấp thông tin cho Trung tâm Nuôi dưỡng và Điều dưỡng người có công để các y, bác sĩ tại đơn vị có sự quan tâm đặc biệt hơn đối với trường hợp mắc bệnh mãn tính.
 “Trong những năm qua, chính sách của TP Hà Nội dành cho người có công, trong đó có điều dưỡng người có công được làm khá tốt và được ghi nhận. Chính sách của Hà Nội vượt trội; mỗi người có công Hà Nội đều được điều dưỡng gấp hai lần so với chính sách Trung ương. Mỗi đối tượng khi đi điều dưỡng phục hồi sức khỏe tập trung còn được hỗ trợ 1.000.000 đồng khám sức khỏe...” – Giám đốc Sở LĐTBXH Bạch Liên Hương nhấn mạnh.
Để thực hiện tốt công tác điều dưỡng phục hồi sức khỏe đối với người có công năm 2025, Phó Giám đốc Sở LĐTBXH Hà Nội Đinh Hồng Phong đề nghị các đơn vị làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách điều dưỡng của Trung ương và chính sách đặc thù của TP Hà Nội đến các đối tượng thụ hưởng. Bên cạnh đó, các đơn vị phối hợp rà soát đối tượng phải chuẩn chỉnh để tránh nhầm nguồn, nhầm đối tượng.
Bên cạnh đó, các Trung tâm Nuôi dưỡng và Điều dưỡng người có công phối hợp chặt chẽ với Phòng LĐTBXH quận, huyện, thị xã xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện điều dưỡng theo từng đợt chuẩn chỉnh, bài bản, để đảm bảo tuyệt đối chất lượng, an toàn, cho đáo đối với người có công và thân nhân liệt sĩ./.
Hồng Minh
TAG: điều dưỡng cho người có công
Tin khác
Sự cố đào hầm metro Nhổn - ga Hà Nội: Hỗ trợ mỗi hộ dân 1 triệu đồng
Hải Dương: Hỗ trợ điều dưỡng phục hồi sức khỏe đối với người có công
Hà Nội: Tuyến đường Trịnh Văn Bô - Trần Hữu Dực giảm ùn tắc sau điều chỉnh
Sóc Trăng: Nỗ lực xoá nhà tạm, nhà dột nát cho người dân
Bạc Liêu: Nỗ lực chăm lo đời sống người có công
Nhiều hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới ở Lai Châu
Giấc mơ mua nhà của người trẻ đang dần thành hiện thực?
Xác minh thông tin vụ bé sơ sinh tử vong tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương
Vụ nữ sinh bị đánh và bắt quỳ xin lỗi: Tha thứ để nhận lại cái giá quá đắt