Phòng, chống TNXH
Trang chủ / Xã hội / Phòng, chống TNXH
Hà Nội: 6 tháng đầu năm, vận động, tiếp nhận và tổ chức cai nghiện bắt buộc cho 809 người
02:04 PM 27/07/2023
(LĐXH) - Thành phố Hà Nội tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác phòng, chống tệ nạn xã hội, góp phần đảm bảo an toàn trật tự xã hội trên địa bàn.
Thành phố tăng cường công tác tư vấn, vận động hỗ trợ người nghiện ma túy
Thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2023, Sở Lao động - TBXH đã tham mưu UBND Thành phố xây dựng và triển khai thực hiện công tác cai nghiện, quản lý sau cai nghiện ma túy, phòng chống mại dâm, phòng chống mua bán người năm 2023. Hoàn thiện Dự thảo "Nghị quyết quy định nội dung, mức chi thực hiện chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; hỗ trợ quản lý sau cai nghiện ma túy; quy định chế độ hỗ trợ và mức đóng góp đối với người cai nghiện ma túy tự nguyện trên địa bàn thành phố Hà Nội" để trình HĐND Thành phố vào kỳ họp giữa năm 2023.
Triển khai, hướng dẫn các đơn vị địa phương triển khai thực hiện Quyết định số 29/QĐ-BLĐTBXH ngày 16/01/2023 của Bộ Lao động- TBXH về bộ chỉ số giám sát, quy trình kiểm tra và đánh giá thực hiện Chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2021-2025. Xây dựng Kế hoạch tổ chức 05 lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về công tác hỗ trợ xã hội trong điều trị nghiện ma túy cho cán bộ làm công tác phòng, chống TNXH, đội trưởng, đội phó Đội công tác xã hội tình nguyện và cán bộ quản lý mô hình sau cai nghiện ma túy tại 05 huyện.
Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội cũng đã hội đã tổ chức 05 buổi khảo sát độc lập và 01 buổi khảo sát liên ngành đánh giá tình hình tại các điểm phức tạp về tệ nạn mại dâm trên địa bàn Thành phố. Kết quả khảo sát cho thấy, tình hình tệ nạn mại dâm 6 tháng đầu năm cơ bản đã được kiểm soát. Tuy nhiên, còn hiện tượng nghi là đối tượng hoạt động mại dâm đứng mời chào khách qua đường tại một số điểm trên địa bàn các quận: Hai Bà Trưng, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hoàng Mai, Bắc Từ Liêm và còn tiềm ẩn phức tạp trong các cơ sở tẩm quất ở một số điểm trên địa bàn quận, huyện Nam Từ Liêm, Hà Đông, Thanh Trì, Hoài Đức.
Trong 6 tháng đầu năm, các quận, huyện, thị xã và các cơ sở cai nghiện ma túy Thành phố vận động, tiếp nhận và tổ chức cai nghiện bắt buộc cho 809/1.200 người, đạt 67,4% KH năm (trong đó, có nơi cư trú ổn định 407 người, không có nơi cư trú ổn định 402 người), tăng 273 người so với cùng kỳ năm 2022. Vận động, tiếp nhận 602 vào cai nghiện tự nguyện (trong đó, không được hỗ trợ kinh phí 10 người, có hỗ trợ kinh phí 592 người), giảm 316 người so với cùng kỳ năm 2022. Tiếp nhận mới 23 người vào điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone. Xác định tình trạng nghiện ma túy cho 466 người.
Các Cơ sở cai nghiện ma túy đã tổ chức dạy nghề cho 160/700 chỉ tiêu, đạt 22.8% KH năm (các nghề: May công nghiệp, Điện dân dụng, Hàn). Các quận, huyện, thị xã tiếp tục duy trì triển khai thực hiện hoạt động của 289 mô hình/278 xã, phường áp dụng mô hình quản lý, chăm sóc, hỗ trợ người sau cai nghiện ma túy năm 2021, 2022 chuyển sang và tiếp tục xây dựng mới 72 mô hình tại 72 xã, phường/103 xã, phường, thị trấn áp dụng mô hình quản lý sau cai nghiện ma túy, đạt 69.9% KH năm. Các Điểm tư vấn chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện ma tuý tại cộng đồng trên địa bàn Thành phố đã tiếp nhận 510 khách hàng.
Trên cơ sở kết quả đạt được, trong 6 tháng cuối năm, Sở Lao động - TBXH tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm: Trình HĐND Thành phố ban hành Nghị quyết quy định nội dung, mức chi chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; hỗ trợ quản lý sau cai nghiện ma túy; quy định chế độ hỗ trợ và mức đóng góp đối với người cai nghiện ma túy tự nguyện. Thực hiện có hiệu quả công tác phối hợp của Tổ công tác liên ngành phòng, chống mại dâm của Thành phố; triển khai công tác của Đội Kiểm tra liên ngành 178 Thành phố; phối hợp các Sở, ngành, địa phương liên quan tổ chức kiểm tra cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm. Triển khai thực hiện có hiệu quả các Kế hoạch cai nghiện và quản lý sau cai năm 2023. Đôn đốc, chỉ đạo, hướng dẫn các quận, huyện, thị xã triển khai đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ Thành phố giao.
Phối hợp với Công an Thành phố nắm bắt thông tin, danh sách nạn nhân bị mua bán trở về thông qua việc tiếp nhận hoặc giải cứu để hướng dẫn quận, huyện, thị xã tiến hành rà soát, làm cơ sở cho việc hỗ trợ giúp đỡ nạn nhân ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng./.
Hồng Phượng
 
TAG:
Tin khác
Thái Bình: Hiệu quả việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp ở HTX Đại Đồng
Phủ sóng thông tin giúp người dân ở Vĩnh Châu tiếp cận chính sách giảm nghèo ngày càng hiệu quả
Long Phú thực hiên hiệu quả công tác giảm nghèo
Nam Định phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo dưới 1,5% vào cuối năm 2025
Nam Định: Lan toả sâu rộng phong trào hỗ trợ nhà cho người nghèo
Chương trình “Kết nối những vòng tay” – Chủ đề Tết cho trẻ em nghèo năm 2024: Món quà yêu thương dành cho Trường Mầm non xã Diễn Yên
“Mùa xuân cho em” lần thứ 18 tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn
Yên Bái cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi
Phú Thọ đẩy mạnh công tác kiểm tra thực hiện chính sách ưu đãi người có công