Phòng, chống TNXH
Trang chủ / Xã hội / Phòng, chống TNXH
Hà Nam: Tăng cường các biện pháp thực hiện công tác phòng, chống tệ nạn xã hội
02:01 PM 20/03/2023
(LĐXH) - Thời gian qua, Sở Lao động – TBXH tỉnh Hà Nam đã tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống các tệ nạn xã hội, trong đó tập trung nâng cao chất lượng công tác điều trị người nghiện ma túy, tăng cường kiểm soát các nhà hàng, nhà nghỉ nơi dễ nảy sinh tệ nạn xã hội để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.
Tuyên truyền phòng chống ma túy trong đoàn viên thanh niên và ký kết khu dân cư không phát sinh thanh thiếu niên mắc tệ nạn xã hội tại huyện Duy Tiên
Thực hiện công tác cai nghiện ma túy, trong năm 2022, Sở Lao động – TBXH đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 985/KH-UBND ngày 14/4/2022 triển khai thực hiện Nghị định số 116/2021/NĐ-CP ngày 21/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Hà Nam và triển khai, hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố, Trung tâm Điều trị nghiện ma túy và PHCN tâm thần tỉnh thực hiện. Hướng dẫn, đôn đốc Trung tâm Điều trị nghiện ma túy và PHCN tâm thần tỉnh đẩy mạnh thực hiện các biện pháp, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, điều trị nghiện ma túy đặc biệt là công tác cai nghiện tự nguyện tại Trung tâm. Năm 2022, đã tiếp nhận được 77 người vào cai nghiện tại Trung tâm Điều trị nghiện ma túy và PHCN tâm thần tỉnh (trong đó cai nghiện bắt buộc là 39 người; cai nghiện tự nguyện 38 người), nâng tổng số đối tượng Trung tâm đang quản lý là 131 người (cai nghiện bắt buộc 111 người; cai nghiện tự nguyện 20 người).
Bên cạnh đó, công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm cũng được chú trọng. Sở Lao động – TBXH đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch 689/KH-UBND về hoạt động của Đội kiểm tra liên ngành 178 tỉnh về phòng chống tệ nạn mại dâm năm 2022 và tổ chức họp triển khai kế hoạch hoạt động đội kiểm tra liên ngành 178 năm 2022. Hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố tiến hành rà soát các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm. Toàn tỉnh hiện có 1.918 cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện dễ bị lợi dụng hoạt động mại dâm gồm: 1.603 cơ sở lưu trú; 217 cơ sở dịch vụ karaoke, massage và 98 loại hình khác. Năm 2022, Đội kiểm tra liên ngành 178 của tỉnh đã tổ chức 06 đợt kiểm tra tại các huyện, thành phố, thị xã đảm bảo theo đúng kế hoạch đề ra. Qua kiểm tra đội đã nhắc nhở 05 cơ sở còn vi phạm; nhắc lại 01 cơ sở tại huyện Bình Lục và chuyển hồ sơ 01 cơ sở tại huyện Thanh Liêm sang cơ quan công an xử lý vi phạm hành chính về công tác an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy. Năm 2022, trên địa bàn tỉnh không để xảy ra tụ điểm, điểm mại dâm trá hình gây bức xúc trong dư luận.
Ngoài ra, cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở luôn coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân về phòng chống tệ nạn xã hội, tệ nạn mại dâm; Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, gắn với phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” trong tình hình mới; Thường xuyên phối hợp với các ban, ngành đoàn thể tuyên truyền trong đoàn viên, hội viên và nhân dân về phòng chống HIV/AIDS, tệ nạn ma túy, mại dâm, phòng chống mua bán người, xâm hại tình dục, phòng ngừa và bảo vệ người chưa thành niên bị cưỡng bức bán dâm, tham gia các hoạt động xã hội không lành mạnh. Xây dựng xã, phường, cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị không có tội phạm và tệ nạn xã hội; Phát huy vai trò của Bí thư chi bộ, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố và người có uy tín trong công tác phòng chống mại dâm tại địa bàn cơ sở… UBND tỉnh còn chỉ đạo các ban ngành chức năng xây dựng các chương trình an sinh xã hội, hướng mục tiêu đến các đối tượng thanh niên trong độ tuổi lao động, tập trung vào các hoạt động lồng ghép cho nhóm phụ nữ có nhu cầu tìm kiếm việc làm trong các chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, xuất khẩu lao động, hỗ trợ vay vốn, giảm nghèo… nhằm cung cấp cho người lao động có cơ hội lựa chọn việc làm phù hợp, tránh xa những xa ngã, cám dỗ ngoài xã hội.
Trong công tác phòng chống buôn bán người, Sở đã phối hợp với Công an tỉnh, Tòa án tỉnh tổ chức thống kê, điều tra, khảo sát nạn nhân bị mua bán trở về và các dịch vụ hỗ trợ nạn nhân tại cộng đồng; Hướng dẫn, đôn đốc Trung tâm Công tác xã hội tỉnh chuẩn bị các điều kiện về vật chất để tiếp nhận nạn nhân và tiến hành các hoạt động trợ giúp, xác minh, củng cố hồ sơ, phân loại nạn nhân để quản lý.
Để tiếp tục đảm bảo công tác an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, trong năm 2023, Sở Lao động – TBXH tiếp tục triển khai các hoạt động phòng, chống ma túy theo Luật Phòng, chống ma túy năm 2021; Nghị định 116/2021/NĐ-CP ngày 21/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Hà Nam; Tuyên truyền về Quyết định số 20/2019/QĐ-UBND ngày 1/8/2019 của UBND tỉnh Hà Nam về mức hỗ trợ, mức đóng góp và chế độ miễn, giảm đối với người cai nghiện ma túy tự nguyện tại Trung tâm Điều trị nghiện ma túy và phục hồi chức năng tâm thần tỉnh Hà Nam. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, xử lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ liên quan đến hoạt động mại dâm trên địa bàn tỉnh./.

Hồng Phượng
 
 
TAG:
Tin khác
Thái Bình: Hiệu quả việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp ở HTX Đại Đồng
Phủ sóng thông tin giúp người dân ở Vĩnh Châu tiếp cận chính sách giảm nghèo ngày càng hiệu quả
Long Phú thực hiên hiệu quả công tác giảm nghèo
Nam Định phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo dưới 1,5% vào cuối năm 2025
Nam Định: Lan toả sâu rộng phong trào hỗ trợ nhà cho người nghèo
Chương trình “Kết nối những vòng tay” – Chủ đề Tết cho trẻ em nghèo năm 2024: Món quà yêu thương dành cho Trường Mầm non xã Diễn Yên
“Mùa xuân cho em” lần thứ 18 tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn
Yên Bái cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi
Phú Thọ đẩy mạnh công tác kiểm tra thực hiện chính sách ưu đãi người có công