Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp cho cán bộ quy hoạch cấp Vụ
Ngày 19-20/3/2021, tại Vĩnh Phúc, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) phối hợp với Tổ chức hợp tác quốc tế Đức (GIZ) tổ chức Hội nghị “Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ quy hoạch cấp vụ của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp”. Đây là lần đầu tiên Hội nghị được tổ chức với sự tham gia của cán bộ được quy hoạch cấp Vụ của Tổng cục và lãnh đạo của 63 tỉnh thành phố, một số cơ sở GDNN tham dự thông qua hình thức trực tuyến.
Đào tạo nghề theo nhu cầu thị trường ở huyện Châu Thành A (Hậu Giang)
Nhờ tham gia các lớp học nghề, nhiều lao động nông thôn đã tìm được việc làm và có cuộc sống tốt hơn. Câu chuyện dạy nghề, học nghề đã không còn mới, hiệu quả không hẳn toàn diện, nhưng hiện nay dạy nghề theo nhu cầu thị trường đã được chú trọng.
Quảng Ninh: Nâng cao chất lượng nguồn lao động nông thôn
Cùng với mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn Quảng Ninh thời gian qua đã đạt nhiều kết quả tích cực. Qua đó, tiếp tục góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, giảm nghèo bền vững...
Hải Phòng: Đẩy mạnh đào tạo nghề gắn với nhu cầu của doanh nghiệp
(LĐXH) - Trong kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng, giai đoạn 2021- 2025, thành phố sẽ đào tạo 120.000 lao động nông thôn với các trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng.
Để người lao động có tay nghề và việc làm ổn định
Hiện nay số người trong độ tuổi lao động trên địa bàn huyện Tuần Giáo chiếm 59,5% dân số. Ðể thúc đẩy phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững, Ðảng bộ, chính quyền huyện Tuần Giáo luôn chú trọng việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn (LÐNT), đặc biệt là tầng lớp thanh niên. Cũng như các huyện vùng cao khác, việc đào tạo nghề cho LÐNT ở Tuần Giáo gặp không ít khó khăn, bất cập do học viên chủ yếu là người dân tộc thiểu số (DTTS), tập quán sản xuất mang nặng tính tự cung, tự cấp nên thường e ngại khi tiếp cận với những kiến thức, cách làm mới; nhiều lao động chưa thông thạo tiếng phổ thông, nhận thức về lao động, việc làm còn hạn chế nên giáo viên phải dạy theo phương pháp “cầm tay chỉ việc”.
An Giang: Ghi nhận kết quả trong công tác đào tạo nghề
Năm 2020, ngành Lao động- TBXH tỉnh An Giang đã tích cực phối hợp với các ngành, các cấp quan tâm đẩy mạnh công tác chỉ đạo các cơ sở đào tạo nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đồng thời thực hiện tốt công tác đào tạo nghề nghiệp, nâng cao chất lượng đào tạo, cung ứng nguồn lực lao động có kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.
Quảng Bình: Ghi nhận kết quả trong công tác giáo dục nghề nghiệp
Năm 2020, mặc dù là năm hết sức khó khăn, do ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid-19 và 02 trận lũ lụt kép, tăng trưởng kinh tế của tỉnh và cả nước đạt thấp nhất trong vòng 30 năm trở lại đây, nhưng công tác giáo dục đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, nhất là công tác tuyển sinh đạt 123,3% KH (19.122 người/15.500 KH).
Hà Nội: Tập trung đẩy mạnh công tác giáo dục nghề nghiệp
(LĐXH) - Năm 2020, mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nhưng lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp của thành phố Hà Nội đã cơ bản hoàn thành các mục tiêu đề ra. Sở Lao động - TBXH đã chủ động tham mưu UBND thành phố ban hành và triển khai công tác đào tạo nghề và tham mưu thành phố chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị thực hiện công tác tuyên truyền, tư vấn tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp.
Lao động nông thôn qua đào tạo nghề ở Bạc Liêu: Vẫn khó sống bằng nghề
Hơn 10 năm qua, tỉnh Bạc Liêu đã đào tạo nghề cho gần 52.000 lao động nông thôn. Tuy nhiên, số lao động khá lên từ những nghề được đào tạo chưa đến 2.000 người. Điều này cho thấy, tại nông thôn, có nghề nhưng khó sống từ nghề.
Bình Định thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn
(LĐXH) Qua 10 năm thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT), tỷ lệ lao động có việc làm sau khi học nghề của tỉnh Bình Định vượt so với mục tiêu kế hoạch. Chất lượng LĐNT đã có bước cải thiện đáng kể, công tác đào tạo nghề cho LĐNT đã góp phần giúp cho hàng ngàn lao động có nghề nghiệp, tìm được việc làm ổn định cuộc sống.