Bình đẳng giới
Trang chủ / Xã hội / Bình đẳng giới
Dự án về bình đẳng giới với phụ nữ dân tộc và các mô hình chỉ đạo điểm
06:26 PM 21/09/2022
LĐXH - Trong 02 ngày 20-21/9/2022, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" trong Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển Kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến 2025. Hội nghị diễn ra trực tiếp tại Hà Nội và trực tuyến tại các điểm cầu địa phương.

Dự án 8 do Hội LHPN Việt Nam chủ trì, xây dựng và triển khai. Đối tượng của dự án là phụ nữ và trẻ em gái tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Mục tiêu của Dự án nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và tập trung giải quyết có hiệu quả một số vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Đây là lần đầu tiên, trong chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi có riêng một dự án thành phần về thúc đẩy bình đẳng giới.

Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam phát biểu khai mạc hội nghị

Dự án được thiết kế chú trọng 04 nội dung can thiệp: Tuyên truyền, vận động thay đổi "nếp nghĩ, cách làm" xóa bỏ các định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em; Xây dựng và nhân rộng các mô hình nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ, thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em; Đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế xã hội, giám sát và phản biện xã hội, nâng cao năng lực cho cán bộ nữ dân tộc thiểu số; Nâng cao năng lực thực hiện lồng ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị và già làng/trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng.

Theo Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Hà Thị Nga, Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" cần có cách tiếp cận và giải pháp thực hiện mới, sự vào cuộc quyết liệt, khoa học, hiệu quả của nhiều ngành, nhiều cấp để nâng cao hiệu quả các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng dân tộc thiểu số và miền núi. “Dự án 8 đề cập đến những vấn đề không mới nhưng cần có cách tiếp cận và giải pháp thực hiện mới, sự vào cuộc quyết liệt, khoa học, hiệu quả của nhiều ngành, nhiều cấp để nâng cao hiệu quả các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng dân tộc thiểu số và miền núi”, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam nhấn mạnh.

Dự án 8 được triển khai tại các tỉnh thành gồm xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, ưu tiên địa bàn đặc biệt khó khăn, xã ATK thuộc khu vực II, I (xã chưa được cấp có thẩm quyền công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thành Chương trình 135); xã biên giới được xác định theo các văn bản của cấp có thẩm quyền. Trong đó, 10 tỉnh triển khai gói chính sách sinh đẻ an toàn, đó là: Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Hà Giang, Nghệ An, Kon Tum, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đăk Lăk, Gia Lai.

Đặc biệt, trong thời gian từ 2022 - 2025, TƯ Hội LHPN Việt Nam sẽ trực tiếp chỉ đạo điểm 8 xã thuộc 8 tỉnh đại diện các vùng miền (miền núi Phía Bắc, miền Trung, Tây nguyên, Tây Nam bộ, Đông Nam bộ) để triển khai dự án. Tại mỗi tỉnh sẽ lựa chọn 01 xã phù hợp để tập trung nguồn lực và can thiệp toàn diện các mô hình của Dự án. 8 tỉnh gồm: Thái Nguyên, Thanh Hóa, Cao Bằng, Lai Châu, Quảng Bình, Gia Lai, Bình Phước, Sóc Trăng.

Hội nghị tổ chức tại Hà Nội và trực tuyến tại các điểm cầu

Cụ thể, Trung ương Hội LHPN Việt Nam sẽ trực tiếp triển khai mô hình Tổ truyền thông cộng đồng tại tỉnh Điện Biên và Quảng Bình; Mô hình Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng tại Thanh Hoá, Bình Phước; Mô hình Tổ Tiết kiệm vay vốn thôn bản tại Thái Nguyên và Gia Lai; Mô hình CLB Thủ lĩnh của sự thay đổi tại Lào Cai và Sóc Trăng.

Theo đó, Hội LHPN 8 tỉnh điểm cần bố trí nguồn lực triển khai các mô hình còn lại của Dự án 8 trên cùng địa bàn chỉ đạo điểm của trung ương ngoài mô hình Trung ương Hội đã thực hiện và lựa chọn địa bàn chỉ đạo điểm của tỉnh để thực hiện. Hội LHPN các tỉnh không thuộc địa bàn điểm tiếp tục tham mưu triển khai chỉ đạo điểm mô hình phù hợp với điều kiện địa phương mình.

Trần Huyền

 

TAG:
Tin khác
Từ 1/7, người đủ 75 tuổi sẽ nhận trợ cấp hưu trí 500.000 đồng/tháng
Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Chuyến xe yêu thương dành cho các bạn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn
Xe ôm công nghệ tắt app, kiếm tiền triệu nhờ vận chuyển cây cảnh dịp Tết
Sở LĐ-TB&XH TP.HCM tổ chức họp mặt chúc tết cán bộ hưu trí của Sở qua các thời kỳ
Hưng Yên: Thực hiện kịp thời trợ cấp xã hội hàng tháng cho trên 64.000 đối tượng
Năm 2030 sẽ triển khai tàu khách tốc độ 120 km/h
Nhộn nhịp chợ hoa Quảng An, Hà Nội ngày cận Tết Ất Tỵ 2025
Hội chợ Tết 3 miền Xuân Ất Tỵ: “Đậm tình nguồn cội, Trọn nghĩa yêu thương”