Việc làm
Trang chủ / Lao động / Việc làm
Đắk Lắk: Nhiều kết quả nổi bật về xuất khẩu lao động
09:32 AM 04/06/2021
(LĐXH) - Theo báo cáo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk, năm 2020, nhờ được sự quan tâm giúp đỡ của các Bộ, ngành Trung ương, sự lãnh đạo chỉ đạo kịp thời, sâu sát của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các địa phương và bằng nhiều giải pháp trọng tâm và thông qua nhiều kênh giải quyết việc làm, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm đạt trên 30.200 người, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60%, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị giảm xuống còn 2,5%.
Ông Lê Hải Lý - Giám đốc Trung tâm DVVL tỉnh Đắk Lắk phát biểu tại phiên giao dịch việc làm lưu động  tỉnh Đắk Lắk năm 2021

Riêng xuất khẩu lao động đã có 1.100 người đi làm việc tại các nước: Nhật Bản, Đài Loan,… công việc làm chủ yếu là công nhân xây dựng, cơ khí chế tạo, sản xuất, chế biến lương thực thực phẩm, số lao động xuất cảnh đi làm viêc ở nước ngoài phần lớn do các doanh nghiệp tạo nguồn và lao động đã trúng tuyển ở các tháng cuối năm 2019 xuất cảnh vào quý I năm 2020 và những tháng cuối năm 2020. Bình quân hàng năm người lao động đi làm việc ở nước ngoài gửi về cho gia đình từ 3.500 - 3.700 USD/người/năm, đã góp phần ổn định cuộc sống cho bản thân, gia đình.

Bà Trần Thị Minh Lý – Trường phòng Lao động, Việc làm và GDNN, Sở LĐ – TBXH tỉnh chia sẽ: Đạt được kết quả này tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ người lao động vay vốn từ nguồn Ngân hàng chính sách xã hội. Phần lớn lao động hết hạn hợp đồng làm việc 3 năm ở nước ngoài về nước đúng hạn, đã trả hết nợ vay vẫn còn tích lũy được số tiền từ 600-800 triệu đồng/người. Người lao động đã làm việc ở nước ngoài sau khi trở về nước đều có trình độ tay nghề, ý thức kỷ luật, phong cách làm việc hiện đại và trình độ ngoại ngữ được nâng cao, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các nhà máy, doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh

Theo báo cáo từ Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Đắk Lắk, trong năm 3 năm qua toàn tỉnh đã đưa được gần 2000 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Thị trường lao động truyền thống của tỉnh Đắk Lắk những năm qua chủ yếu là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia,… Lao động tỉnh Đắk Lắk đã tạo được uy tín rất tốt với các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là Nhật Bản. Riêng trong năm 2020 và 3 tháng đầu năm 2021, Trung tâm DVVL tỉnh đã tư vấn về vấn về xuất khẩu lao động cho người lao động đạt gần 4000 lượt người, giới thiệu 3000 người đến sơ tuyển với các đơn vị, doanh nghiệp được cấp phép đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; số lao động xuất cảnh là trên 100 người, chủ yếu là thị trường Nhật Bản. Về thị trường Hàn Quốc theo chương trình EPS: Do ảnh hưởng của dịch covid - 19 nên trong năm 2020 chưa có trường hợp nào được xuất cảnh, mặc dù có nhiều.

Cán bộ Công ty Xuất khẩu lao động Hiteco giới thiệu về các ngành nghề, điều kiện và tiêu chuẩn về công tác tuyện chọn và đưia lao động đi làm việc có thời hạn tại Nhật Bản tại  huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk

Người lao động đi làm việc ở nước ngoài không chỉ có thu nhập cao mà còn có điều kiện học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề và trình độ ngoại ngữ… Đây chính là nguồn nhân lực khi hết hạn hợp đồng lao động trở về nước, đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao cho các nhà máy, doanh nghiệp ở Việt Nam. Bên cạnh đó, những lao động này khi trở về nước, có nhu cầu tỉnh sẽ hỗ trợ tạo điều kiện mọi mặt để khởi nghiệp thành công, tạo thêm công ăn việc làm cho những lao động địa phương”, Ông Lê Hải Lý, Giám đốc Trung tâm DVVL tỉnh Đắk Lắk chia sẻ.  

Theo đánh giá của bà Trần Thị Minh Lý: Trong năm qua công tác XKLĐ của địa phương đã có nhiều điểm sang đáng ghi nhận, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ cho người lao động vay vốn học nghề lập nghiệp và giải quyết việc làm, trong đó công tác XKLĐ được tỉnh đặc biệt quan tâm. Cùng với đó, Sở lao động động – Thương binh và Xã hội tỉn  còn tập trung đẩy mạnh Công tác truyên truyên, phổ biến các thông tin về việc làm trong nước và xuất khẩu lao động đến khu vực nông thôn, các xã vùng sâu, vùng xa trên địa bàn toàn tỉnh. Trong năm qua, Sở đã chỉ đạo Trung tâm DVVL tỉnh phối hợp với các phòng lao động TBXH các huyện, các tổ chức đoàn thể và chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền để người lao động tiếp cận và nắm bắt kịp thời các thông tin chính thống về việc làm, xuất khẩu lao động để tìm được việc làm phù hợp với khả năng và trình độ của mỗi người. Qua đó đã giúp cho nhiều lao động, thanh niên ở nông thôn có cơ hội tiếp cận thông tin chính xác đề đăng ký học nghề, tìm kiếm việc làm và đi xuất khẩu lao động, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống và giảm nghèo bền vững.

Lao động huyện Krông Pắk tham gia buổi tư vấn về XKLĐ  do công ty Hiteco và Trung tâm DVVL tỉnh Đắk Lắk phối hợp tổ chức

Bên cạnh những kết quả đạt được, Công tác XKLĐ ở Đắk Lắk vẫn còn nhiều khó khăn như: trong năm 2020 và đầu năm 2021, do ảnh hưởng của đại dịch covid-19 các thị trường đi xuất khẩu lao động như Nhật Bản, Hàn Quốc… tạm dừng tiếp nhận lao động nước ngoài đã ảnh hưởng rất lớn đến kết quả công tác xuất khẩu lao động của đơn vị. Ngoài ra, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, kinh tế các nước có nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài suy giảm mạnh nên nhiều công ty, doanh nghiệp phải đóng cửa hoặc cắt giảm lao động. Bên cạnh đó, việc hạn chế đi lại của các nước để ngăn ngừa sự lây lan dịch bệnh đã kéo theo lao động đã được lựa chọn vào đầu các kỳ phỏng vấn không thể xuất cảnh, đồng thời tâm lý của người lao động cũng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nên chưa muốn đăng ký đi xuất khẩu trong thời gian này. Mặt khác, hiện nay tình trạng lợi dụng hoạt động xuất khẩu lao động để tư vấn, tuyển lao động, lừa đảo thu tiền như: hướng dẫn người lao động đi theo hình thức thị thực du lịch nhưng khi đến nơi thì trốn ở lại nước sở tại để làm việc bất hợp pháp; Công tác tuyên truyền về xuất khẩu lao động ở một số địa phương trong tỉnh còn hạn chế hoặc có tuyên truyền nhưng chưa thường xuyên.

Lao động trung tuyển và tham gia lớp học tiếng Nhật tại Công ty Hiteco

Theo ông Trần Phú Hùng, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk cho biết, nhằm đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứng làm việc hiệu quả ở nhiều thị trường trong và ngoài nước tỉnh rất chú trọng nâng cao trình độ, tay nghề, trình độ ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho người lao động. Toàn tỉnh hiện có 37 cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Trong đó, có 06 trường cao đẳng, 05 trường trung cấp, 24 trung tâm giáo dục nghề nghiệp. Bình quân mỗi năm các cơ sở trên tuyển sinh đạt trên 35.000 học viên. Trong đó, trình độ Cao đẳng là 1.045 sinh viên, Trung cấp là 1.233 học sinh và Đào tạo thường xuyên cho 17.140 học viên. Để đáp ứng nhu cầu các hoạt động nâng cao chất lượng nghề nghiệp, hệ thống giáo dục nghề nghiệp của tỉnh không ngừng tăng cường bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và hiện đại hóa cơ sở vật chất, góp phần nâng cao trình độ tay nghề người lao động địa phương. Theo thống kê, đến nay tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 58%, trong đó tỷ lệ lao động có văn bằng, chứng chỉ 18.88%, tỷ lệ sau đào tạo, ít nhất 85% số người học có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn. Tính đến cuối năm 2020, toàn tỉnh có khoảng 45 doanh nghiệp từ các tỉnh, thành trong nước đến địa phương phối hợp tổ chức tư vấn, tuyển chọn lao động đi xuất khẩu lao động. Hy vọng đây là một trong những kênh giúp lao động của địa phương có cơ hội tiếp cận thì trường lao động ở nước ngoài trong thời gian tới, khi dịch bệnh Covid – 19 được đẩy lùi các doanh nghiệp tiếp tục tiếp nhận lao động của Việt Nam sang làm việc – Ông Hùng bày tỏ.

Nhằm tiếp tục đẩy mạnh công tác XKLĐ trên địa bàn trong năm 2021, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh tiếp tục đề ra các chỉ tiêu, kế hoạch và các giải pháp như: Phấn đấu trong năm 2021, dự kiến toàn tỉnh có 1.250 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Để thực hiện được các mục tiêu, chỉ tiêu trên, ngành đề ra các giải pháp như:  Tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật để nâng cao ý thức chấp hành quy định pháp luật của người lao động Việt Nam trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Tuyên truyền về chính sách hỗ trợ vay vốn cho các đối tượng.  thường xuyên cập nhật tình hình dịch bệnh tại các thị trường, đặc biệt là: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,… để các doanh nghiệp xuất khẩu lao động có cơ sở tư vấn cho những người có nguyện vọng đi xuất khẩu lao động nắm bắt thông tin.

Các thực tập sinh của Hiteco phái cử trước gia xuất cảnh sang Nhật Bản làm việc đầu năm 2021

Sở tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao động đến địa bàn tỉnh để tư vấn, tuyển chọn lao động; đồng thời kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh kịp thời hoạt động của doanh nghiệp không đúng quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động. Đồng thời, nâng cao chất lượng đào tạo nghề, ngoại ngữ, kiến thức cần thiết ... cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài; lao động qua đào tạo có đủ nhận thức, có tư cách, đạo đức và sức khỏe tốt, có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, ngoại ngữ … đáp ứng cho các thị trường tiếp nhận lao động. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan chức năng chấn chỉnh kịp thời hoạt động của các doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động; đồng thời, phối hợp với các cơ quan liên quan bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động đang làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.

Hoàng Cảnh

            


 

 

 

 

 

 

 

 

 

TAG:
Tin khác
TP.HCM: Giải quyết việc làm cho 221.337 lượt lao động
Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan: Đưa 1.000 lao động Việt Nam sang Australia làm việc góp phần nâng cao quan hệ đối tác hai nước
Hà Nội: Giải quyết việc làm cho trên 164 nghìn lao động trong 8 tháng đầu năm 2024
Những kết quả trong giải quyết việc làm ở Quảng Trị
Hỗ trợ kết nối cung cầu lao động trên địa bàn tỉnh Nam Định
TP Đà Nẵng: Ước giải quyết việc làm cho 26.970 lao động trong 8 tháng đầu năm
Bình Định: 6 tháng đầu năm giải quyết việc làm cho 13.000 lao động
TP.HCM: Nhiều việc làm dành cho người khuyết tật
Huyện Ea Kar đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ môi trường và an toàn, vệ sinh lao động