An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Đắk Lắk: Chăm lo chu đáo đời sống đối tượng bảo trợ xã hội
11:10 AM 14/01/2025
(LĐXH) - Mặc dù điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, song tỉnh Đắk Lắk vẫn dành sự quan tâm cho các đối tượng bảo trợ xã hội, người dân có hoàn cảnh khó khăn bằng nhiều hoạt động thiết thực, cụ thể.
Tặng quà cho hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh
Thực hiện nhiệm vụ năm 2024, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản để triển khai thực hiện. Trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, Đắk Lắk đã tổ chức thăm, tặng quà cho 104.966 cá nhân và hộ gia đình, với tổng kinh phí 53,5 tỷ đồng. Trong đó có 61.280 hộ nghèo, hộ cận nghèo với 82.450 suất quà, kinh phí 33 tỷ đồng; 25.651/69.235 đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp thường xuyên tại cộng đồng, kinh phí 12,5 tỷ đồng; 434 đối tượng bảo trợ xã hội đang được chăm sóc, nuôi dưỡng trong các cơ sở trợ giúp xã hội, kinh phí 1,38 tỷ đồng.
Ngoài ra, tỉnh còn tặng quà cho 17.061 đối tượng xã hội khác, kinh phí 6,64 tỷ đồng; 666 đối tượng trong Cơ sở Điều trị, cai nghiện ma túy tỉnh, kinh phí 333 triệu đồng từ ngân sách tỉnh; 2.975 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, kinh phí 1,4 tỷ đồng; 1.014 người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn; 820 người khuyết tật khác có hoàn cảnh khó khăn; 1.171 hội viên Hội người mù; 500 đối tượng tại Trại phong Ea Na, bệnh nhân nghèo; 9.915 các đối tượng khó khăn khác bằng nguồn vận động xã hội hóa.
Bên cạnh đó, tỉnh Đắk Lắk cũng chú trọng công tác trợ giúp xã hội khẩn cấp. Trong năm 2024, tỉnh đã hỗ trợ 85 hộ gia đình có người chết, nhà ở bị đổ, sập, trôi, cháy, bị hư hỏng nặng, kinh phí thực hiện 1,69 tỷ đồng. Về hỗ trợ gạo, toàn tỉnh hỗ trợ gạo cứu đói dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt năm 2024 cho 32.491 hộ, 122.573 khẩu với 1.838,595 tấn gạo; tổng kinh phí thực hiện 24,9 tỷ đồng, trong đó nguồn Trung ương cứu đói cho 31.436 hộ, 118.836 khẩu với 1.782,54 tấn gạo, kinh phí 23,8 tỷ đồng; nguồn địa phương cứu đói cho 1.055 hộ, 3.737 khẩu với 56,055 tấn gạo, kinh phí 1 tỷ đồng.
Về chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên tại cộng đồng, toàn tỉnh thực hiện chi trả tiền trợ cấp xã hội năm 2024 cho hơn 825 lượt đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định của Luật Người cao tuổi, Luật Người khuyết tật, Nghị định số 20/2021/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn có liên quan; kinh phí thực hiện 537 tỷ  đồng; thực hiện hỗ trợ chi phí mai táng cho 2.792 đối tượng, kinh phí thực hiện 22,4 tỷ đồng.
Riêng tháng 12/2024, toàn tỉnh có 71.564 đối tượng bảo trợ xã hội, kinh phí thực hiện 55 tỷ đồng/tháng, trong đó có 37.752 đối tượng được chi trả bằng phương thức điện tử (không dùng tiền mặt), kinh phí thực hiện 27,8 tỷ đồng, đạt 52,75%.
Thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng tại các cơ sở trợ giúp xã hội, toàn tỉnh Đắk Lắk có 03 cơ sở bảo trợ xã hội công lập và ngoài công lập đang chăm sóc, nuôi dưỡng, phục hồi chức năng cho 433 đối tượng, trong đó Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh đang chăm sóc, nuôi dưỡng 382 đối tượng (339 đối tượng thuộc diện Nhà nước nuôi dưỡng và 39 người thuộc diện tự nguyện); Trung tâm Bảo trợ xã hội Chùa Bửu Thắng II đang chăm sóc, nuôi dưỡng 51 đối tượng (47 đối tượng thuộc diện Nhà nước nuôi dưỡng và 04 người thuộc diện tự nguyện); Cơ sở chăm sóc người cao tuổi Phương An, vừa mới thành lập nên chưa tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng.
Nhìn chung, được sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh, sự quyết tâm của các cấp, các ngành và địa phương, tỉnh Đắk Lắk đã thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách trợ giúp xã hội, góp phần cải thiện đời sống tinh thần, vật chất cho các đối tượng. Các địa phương đã chủ động bố trí nguồn lực để trợ giúp đột xuất cho các cá nhân, hộ gia đình bị thiếu đói, bị thiệt hại về người, nhà ở do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác kịp thời, đúng quy định.
Đa số các địa phương đã kịp thời cập nhật, dữ liệu đối tượng bảo trợ xã hội tăng, giảm hàng tháng và thông tin tài khoản của đối tượng vào Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đối tượng bảo trợ xã hội. Tuyên truyền, vận động các đối tượng, người giám hộ, người được ủy quyền của đối tượng tự nguyện mở tài khoản ngân hàng phục vụ công tác nhận trợ cấp bảo trợ xã hội bằng phương thức không dùng tiền mặt; tỷ lệ chi trả chính sách trợ giúp xã hội cho đối tượng bảo trợ xã hội bằng phương thức điện tử (không dùng tiền mặt) đạt và vượt chỉ tiêu đề ra.
Trong năm 2025, tỉnh Đắk Lắk tiếp tục hướng dẫn các địa phương, cơ sở trợ giúp xã hội thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đúng quy định. Nắm chắc tình hình thiếu đói của nhân dân và tình hình thiên tai để xây dựng phương án và tổ chức trợ giúp đột xuất kịp thời, đầy đủ theo quy định. Tiếp tục thực hiện cập nhật, bổ sung dữ liệu đối tượng bảo trợ xã hội tăng, giảm hàng tháng, tổng hợp báo cáo và xuất danh sách chi trả trên Hệ thống đăng ký, giải quyết chính sách trợ giúp xã hội trực tuyến. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các đối tượng, người giám hộ, người được ủy quyền của đối tượng tự nguyện mở tài khoản ngân hàng phục vụ công tác nhận trợ cấp bảo trợ xã hội bằng phương thức không dùng tiền mặt, phấn đấu toàn tỉnh đạt trên 60% đối tượng bảo trợ xã hội được chi trả bằng phương thức không dùng tiền mặt. Xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch tặng quà, chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi 90 tuổi và người cao tuổi 100 tuổi theo quy định./.
Hồng Phượng
 
TAG:
Tin khác
Đắk Lắk: Chăm lo chu đáo đời sống đối tượng bảo trợ xã hội
Chương trình “Xuân biên cương - Tết ấm cho em – Hội chợ Tết 0 đồng”
Người dân Hà Nội 'xé rào', đi ngược chiều trên đường Lê Quang Đạo
Mang chim thú, cây lạ về nhà, coi chừng phạm pháp
Chương trình Tết đồng bào 2025: Mang Tết sớm đến với đồng bào vùng cao huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
Bắc Giang: Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp
Chương trình 'Tết cho trẻ em nghèo' trao tặng hàng chục suất quà cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn
Hà Nội: Chợ đồ cũ Vạn Phúc sầm uất, tiểu thương vẫn gặp khó
Hà Nội: Tiếp tục phối hợp triển khai có hiệu quả công tác uỷ thác cho vay tín dụng chính sách xã hội