An toàn lao động
Trang chủ / Lao động / An toàn lao động
Cục An toàn lao động kỷ niệm 15 năm thành lập
06:23 PM 10/09/2018
(LĐXH) Ngày 10/9/2018, Cục An toàn lao động (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) đã long trọng kỷ niệm 15 ngày thành lập (9/2003 - 9/2018).
Tham dự Lễ kỷ niệm có các đồng chí: Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ LĐ- TB&XH; Doãn Mậu Diệp, Thứ trưởng Bộ LĐ- TB&XH; Nguyễn Thị Hằng, nguyên Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, Chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp và Nghề công tác xã hội VN, đại diện lãnh đạo các Cục, vụ viện thuộc Bộ và các đồng chí lãnh đạo và nguyên lãnh đạo Cục An toàn lao động qua các thời kỳ...
Báo cáo tại Lễ kỷ niệm, Đồng chí Hà Tất Thắng, Cục trưởng Cục An toàn lao động cho biết, Cục An toàn lao động tiền thân là Vụ Bảo hộ lao động (thành lập năm 1997) là đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được thành lập từ năm 2003 có trách nhiệm giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ATVSLĐ động trong phạm vi cả nước. Trải qua 15 năm xây dựng và phát triển, Cục An toàn lao động đã không ngừng phát triển mạnh mẽ cả về quy mô, số lượng và chất lượng. Từ lúc trước năm 2003 chỉ có 12 công chức, đến nay Cục đã có 85 cán bộ, công chức, viên chức và người lao động  với 6 phòng chuyên môn và 1 Trung tâm huấn luyện ATVSLĐ. Cục đã trở thành một trong những cơ quan chuyên môn quan trọng của Bộ, góp phần không nhỏ cho công tác  đảm bảo sức khỏe, tính mạng của người lao động, góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội của đất  nước.

Cục trưởng Cục An toàn lao động Hà Tất Thắng

báo cáo quá trình phát triển trong 15 năm qua của Cục ATLĐ

Trong lĩnh vực xây dựng pháp luật, những năm qua Cục An toàn lao động đã chủ động nghiên cứu, tham mưu nhiều chính sách, văn bản pháp luật theo tinh thần đổi mới, tạo bước đột phá trong việc đảm bảo công tác ATVSLĐ của quốc gia. Cục đã tham mưu Lãnh đạo Bộ trình Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ ban hành khoảng 80 văn bản quy phạm pháp luật quan trọng, như: Luật sửa đổi, bổ sung Điều 73 Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; Chỉ thị số 29/CT-TW ngày 18/9/2013 của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác ATVSLĐ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2006 - 2010, 2010 -2015, 2016 -2020; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 87/QĐ-TTg  ngày 12/01/2016 về tổ chức Tháng hành động về ATVSLĐ hàng năm.

Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp phát biểu tại Lễ kỷ niệm

Đặc biệt, năm 2015 tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII lần đầu tiên đã thông qua Luật An toàn, vệ sinh lao động - đạo luật chuyên ngành với nhiều nội dung  mới phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế, mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với tất cả các tổ chức, cá nhân có liên quan đến ATVSLĐ, quan tâm đến chế độ chính sách đối với người bị TNLĐ, BNN; hỗ trợ huấn luyện cho người lao động trong doanh nghiệp từ Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN; cải thiện điều kiện lao động, xây dựng văn hóa an toàn lao động tại nơi làm việc...
Trong lĩnh vực cải cách thủ tục hành chính, để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, Cục An toàn lao động đã tham mưu Lãnh đạo Bộ trình Chính phủ cắt giảm hơn 64% thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh dịch vụ huấn luyện và kiểm định kỹ thuật về ATVSLĐ; trình Chính phủ  ban hành Nghị định số 44/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 về việc giảm mức đóng Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN từ 1% xuống còn 0,5 % đối với doanh nghiệp…
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trao Bằng khen của Bộ cho Cục An toàn lao động 
Công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện kiến thức, kỹ năng đảm bảo ATVSLĐ đã được Cục triển khai sâu rộng thu hút được sự quan tâm, đồng hành của các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và hàng triệu người lao động. Với sự tham gia tích cực và có hiệu quả của các cơ quan truyền thông, các doanh nghiệp và người lao động, việc tổ chức Tuần lễ quốc gia nay là Tháng hành động về ATVSLĐ đã từng bước đi vào thực chất, hiệu quả. Các hoạt động kiểm định, kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa ngày càng được đổi mới, nâng cao chất lượng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thực tiễn, kiểm soát và ngăn ngừa các các sự cố, rủi ro mất an toàn trong sản xuất - kinh doanh.
Lĩnh vực Hợp tác quốc tế được Cục An toàn lao động chú trọng, Cục đã mở rộng hợp tác trao đổi chuyên gia, kỹ thuật an toàn lao động với nhiều nước, các tổ chức quốc tế ...

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung và Bà Nguyễn Thị Hằng trao Bằng khen của Bộ cho các tập thể xuất sắc

Bên cạnh đó, các hoạt động triển khai pháp luật vào thực tiễn cũng được đẩy mạnh. Các hoạt động kiểm định, kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa ngày càng được đổi mới, nâng cao chất lượng để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thực tiễn, kiểm soát và ngăn ngừa các sự cố, rủi ro mất ATVSLĐ trong sản xuất; hoạt động hợp tác quốc tế được mở rộng và nhận được nhiều sự hỗ trợ, trao đổi chuyên gia, kỹ thuật từ các nước, các tổ chức như Chính phủ Nhật Bản, Chính phủ Đan Mạch, Cơ quan ATVSLĐ Hàn Quốc, Ban Phòng ngừa công nghiệp mỏ quốc tế thuộc Hiệp hội an sinh xã hội quốc tế; Mạng ATVSLĐ ASEAN...

Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp và ông Bùi Hồng Lĩnh trao Bằng khen của Bộ

cho các cá nhân có thành tích xuất sắc

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp thay mặt lãnh Bộ LĐ-TB&XH biểu dương các thành tích mà các thế hệ lãnh đạo, công chức, viên chức và người lao động qua các thời kỳ của Cục An toàn lao động đã đóng góp tích cực trong xây dựng và phát triển Cục An toàn lao động,  Bộ LĐ-TB&XH cũng như đóng góp quan trọng trong sự nghiệp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động của đất nước. Về nhiệm vụ của Cục trong thời gian tới, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp đề nghị Cục An toàn lao động cần tiếp tục phát huy các kết quả đạt được và không ngừng nỗ lực, nghiên cứu, tham mưu xây dựng trình Bộ trình Chính phủ, Quốc hội các chính sách, giải pháp để giảm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nhất là khu vực không có quan hệ lao động. Cục cần tập trung vào  một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
Thứ nhất: Triển khai đồng bộ, thường xuyên các hoạt động phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã được quy định trong Luật An toàn, vệ sinh lao động, Chị thị 29- CT/TW ngày 19/8/2013 của Ban Bí thư; thực hiện tốt các mục tiêu về an toàn lao động trong Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động giai đoạn 2016 - 2020; tổ chức có hiệu quả các hoạt động trong Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động hàng năm.
Thứ hai: Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có trình độ chuyên môn, có tâm huyết, kiến thức và kỹ năng, kỉ luật lao động, đạo đức công vụ; Thúc đẩy và thực hiện tốt công tác huấn luyện, kiểm định an toàn lao động.
Thứ ba: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, Chính phủ điện tử, cải cách cắt giảm điều kiện kinh doanh, đơn giản bớt thủ tục hành chính, tăng cường kết nối, chia sẻ thông tin giữa các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, người dân; tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng các hoạt động thông tin, tuyên truyền nhằm làm chuyển biến rõ rệt từ ý thức sang hành động về ATVSLĐ của doanh nghiệp và người lao động trong công tác đảm bảo ATVSLĐ.
 Thứ tư: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động; triển khai các chiến dịch thanh tra trong lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và mở rộng trong khu vực phi kết cấu, trong các làng nghề và nông nghiệp.
 Thứ năm: Làm thay đổi nhận thức cho người sử dụng lao động về việc thực hiện an toàn lao động không phải là tốn kém mà ngược lại công tác phòng ngừa rủi ro tốt thì rẻ hơn nhiều so với giải quyết hậu quả do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và cháy nổ gây ra. Đối với người lao động cần phải nhận thức rằng việc tuân thủ đầy đủ các nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm bảo an toàn lao, vệ sinh lao động trước hết là để bảo vệ chính bản thân mình; kiên quyết từ chối công việc, rời bỏ nơi làm việc mất an toàn để bảo vệ chính mình và gia đình.
Một số tiết mục văn nghệ tại lễ kỷ niệm.
Thảo Lan

 

TAG:
Tin khác
Phú Thọ tích cực thu thập thông tin về người lao động, góp phần hỗ trợ việc làm bền vững
Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Lai Châu: Tăng cường các hoạt động hỗ trợ việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững
Huyện Định Hóa: Tăng cường hỗ trợ việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững
Thực hiện Tiểu Dự án hỗ trợ việc làm bền vững ở huyện nghèo Ngân Sơn
Đắk Lắk: Đẩy mạnh giới thiệu việc làm trong nước và ngoài nước
Điện Biên đẩy mạnh thu thập thông tin thị trường lao động để giải quyết việc làm bền vững
Trung tâm Quốc gia về Dịch vụ việc làm với các hoạt động hỗ trợ việc làm bền vững
Việc làm bền vững cho lao động gắn với các nhiệm vụ của Trung tâm Dịch vụ việc làm Lào Cai
Lào Cai: Chú trọng tư vấn, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động... tạo việc làm bền vững