Dân tộc-Tôn giáo
Trang chủ / Xã hội / Dân tộc-Tôn giáo
Công tác tôn giáo và một số định hướng
11:18 AM 29/06/2021
Hiện nay, Việt Nam có hơn 26,5 triệu tín đồ của các tôn giáo (chiếm 27% dân số), 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo được nhà nước công nhận hoặc cấp chứng nhận đăng ký hoạt động.
Cả nước hiện có hơn 57,4 ngàn chức sắc, trên 147 ngàn chức việc, hơn 29,6 ngàn cơ sở thờ tự. Trong đó, Phật giáo: 15,1 triệu; Công giáo: 7,1 triệu; Cao đài: 1,1 triệu; Tin lành: 1 triệu; Hồi giáo: 80.000; Phật giáo Hòa hảo: 1,3 triệu, còn lại là các tôn giáo khác (Tịnh độ Cư sỹ Phật hội, Tứ ân Hiếu nghĩa, Bà La môn, Bửu Sơn Kỳ Hương, Minh sư đạo, Minh lý đạo…).
Ngoài ra còn hàng chục triệu người tin theo các tín ngưỡng bản địa như tín ngưỡng dân gian của người Kinh, tín ngưỡng nguyên thuỷ của đồng bào các dân tộc thiểu số... Nhìn chung, tình hình tôn giáo luôn trong tình trạng ổn định, tín đồ các tôn giáo tin tưởng vào chủ trương, chính sách tôn giáo và sự nghiệp đổi mới của Đảng, Nhà nước. Các tổ chức, cơ sở tôn giáo thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tích cực phòng chống dịch bệnh Covid - 19. Đồng bào các tôn giáo sống tốt đời đẹp đạo, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, phát triển kinh tế xã hội. Tại nhiều địa phương, công tác tuyên truyền, phổ biến đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo đã được đổi mới, đẩy mạnh bằng đa dạng hình thức hoạt động....
Đại lễ Phật đản Vesak 2019 tổ chức tại Trung tâm Văn hóa Tam Chúc, Kim Bảng, Hà Nam. (Nguồn: Ban Tôn giáo Chính phủ)
Những năm qua, các tổ chức tôn giáo luôn tích cực tham gia các hoạt động xã hội hóa về y tế, giáo dục và từ thiện nhân đạo, góp phần đáng kể vào công tác an sinh xã hội, giảm gánh nặng cho Nhà nước, cụ thể: Thành lập trên 450 cơ sở y tế; gần 1.300 trường, lớp mầm non, trên 50 cơ sở dạy nghề; 800 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em mồ côi, trẻ tàn tật, người già cô đơn, bệnh nhân tâm thần, HIV/AIDS… Cùng với đó, công tác tôn giáo cũng từng bước được đổi mới, nhân dân có đạo, kể cả các chức sắc rất phấn khởi, tin tưởng và đoàn kết với nhau, thực hiện lối sống “tốt đời đẹp đạo”. Công tác tôn giáo đã giúp các địa phương tổ chức tốt đời sống tín ngưỡng của nhân dân và ngăn ngừa được kẻ xấu lợi dụng hoạt động tôn giáo để chia rẽ đoàn kết, quấy rối trật tự xã hội.
Tuy nhiên, công tác tuyên truyền sâu rộng chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng hiện nay ở nhiều nơi còn bị coi nhẹ hoặc đơn giản hóa; việc xây dựng đội ngũ cốt cán trong một số tôn giáo còn chậm và chưa được chú ý đúng mức. Nhìn chung, mặc dù đã cố gắng đạt được một số thành tích, song công tác tôn giáo vẫn tỏ ra là bất cập và yêu cầu phải được chú trọng hơn.
Trước tình hình tôn giáo và công tác tôn giáo, Đảng và Nhà nước ta đã vạch rõ bốn nhiệm vụ chính đối với công tác tôn giáo hiện nay. Cụ thể:
Một là, tuyên truyền vận động cho mọi người hiểu rõ và đúng đắn đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước là Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng, tăng cường đoàn kết toàn dân...
Hai là, quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với tôn giáo: Nhà nước ta quản lý toàn bộ xã hội nên quản lý cả tôn giáo, quản lý nhà nước nhằm cho các hoạt động tôn giáo nằm trong khuôn khổ luật định vì lợi ích chung trong đó lợi ích của đồng bào có đạo. Nhà nước quản lý thông qua hiến pháp, pháp luật, các quy định có tính chất pháp quy. Các cấp của ủy ban nhân dân đều có nhiệm vụ quản lý hoạt động tôn giáo. 
Ba là, chú trọng xây dựng cơ sở chính trị địa phương các vùng tôn giáo vững mạnh toàn diện: trong nhiệm vụ này trước hết phải xây dựng củng cố tổ chức Đảng, chính quyền đoàn thể vững mạnh, trong sạch và có hiệu quả. Tập hợp được đông đảo tín đồ trong cá đoàn thể nhân dân, ra sức xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng cốt cán trong các tín đồ và chức sắc tôn giáo.
Bốn là, tăng cường cảnh giác, kịp thời đấu tranh làm thất bại âm mưu thủ đoạn lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch chống phá cách mạng.
Có thể nói, Đảng và Nhà nước tiếp tục khẳng định: “Đồng bào các tôn giáo là bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo của công dân, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo pháp luật. Đoàn kết đồng bào theo tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo. Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo, động viên giúp đỡ đồng bào theo đạo và các chức sắc tôn giáo sống “tốt đời, đẹp đạo”.
Khánh Quyên
 
TIN LIÊN QUAN
TAG:
Tin khác
An Giang chú trọng tôn tạo, chăm sóc các công trình ghi công liệt sĩ
An Giang: Đa dạng các hoạt động truyền thông thúc đẩy công tác bình đẳng giới
An Giang: Tăng cường phối hợp thực hiện phòng ngừa và ứng phó với bạo lực giới
Phát huy bình đẳng giới trong một số cơ quan, đơn vị ở An Giang
Đẩy mạnh trợ giúp, cải thiện điều kiện sinh hoạt cho người khuyết tật
Thành phố Long Xuyên: Đảm bảo cho trẻ em được sống trong môi trường an toàn
Lan tỏa những câu chuyện về hành trình vượt khó và mô hình sinh kế cho phụ nữ bị mua bán trở về
Nhóm “Thiên Thanh” – Hành trình của 4 cô gái tài năng từ 4 miền quê Việt Nam
Huyện Phú Tân: Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh trên môi trường mạng