Phòng, chống TNXH
Trang chủ / Xã hội / Phòng, chống TNXH
Cơ sở Điều trị, Cai nghiện ma túy tỉnh Đắk Lắk: Điểm sáng trong công tác xanh, sạch đẹp và bảo vệ môi trường tại cơ sở
03:28 PM 15/06/2021
Cơ sở Điều trị, cai nghiện ma túy (CSĐTCNMT) Đắk Lắk tiền thân là Trung tâm Giáo dục và giải quyết việc làm được thành lập từ năm 1992 trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk, đến năm 2018 thực hiện theo Đề án của UBND tỉnh Đắk Lắk được đổi tên thành Cơ sở Điều trị, cai nghiện ma túy để phù hợp với tình hình thực tiển hiện nay. Cở sở có chức năng, nhiệm vụ chính: Tiếp nhận, quản lý, chữa trị bệnh, phục hồi sức khỏe cho người nghiện ma túy, tổ chức tư vấn, giáo dục – dạy nghề, dạy văn hóa, giáo dục hành vi, nhân cách và kết hợp với lao động trị liệu cho người nghiện ma túy, đưa đối tượng tái hóa nhập cộng đồng…
Học viên Cơ sở Điều trị, Cai nghiện ma tuý tỉnh Đắk Lắk tham gia dọn dẹp vệ sinh, bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp tại cơ sở

Từ xây dựng cơ sở xanh sạch - đẹp và đảm bảo môi trường

 CSĐTCNMT hiện toà lạc trên tích trên 80 héc tại địa chỉ: xã Tân Tiến, huyện huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk,  là nơi có không khí thoáng mát trong lành bởi những rừng cà phê trải rộng một màu xanh thẳm. Cơ sở ĐTCNMT Đắk Lắk là một trong những cơ sở điều trị khá lý tưởng, không chỉ thuận lợi về vị trí mà còn được đầu tư hệ thống trang thiết bị cần thiết cho việc điều trị và phục hồi sức khỏe cùng với một đội ngũ cán bộ, y bác sĩ tận tụy yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao với xã hội và vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ.

Học viên Cơ sở Điều trị, Cai nghiện ma tuý tỉnh Đắk Lắk tham gia dọn dẹp vệ sinh, bảo vệ môi trường tại Cơ sở

Ông Võ Phú Hùng, Giám đốc Cơ sở cho biết: Trong những năm qua, Cơ sở luôn được sự quan tâm của UBND tỉnh, chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội tỉnh và các Sở ngành liên quan cùng với sự với đoàn kết, nỗ lực quyết tâm cao của tập thể cán bộ viên chức, người lao động Cơ sở nên đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Điểm nổi bật trong những năm qua là Cơ sở đã tổ chức triển khai đồng bộ các kế hoạch hoạt động hưởng ứng Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2020. Theo đó,  Cơ sở đã tổ chức triển khai và ban hành kế hoạch, các chỉ tiêu giao cho các phòng, ban và toàn thể cán bộ, viên chức, người lao động tại cơ sở thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến đến toàn đơn vị và học viên. Đồng thời, tổ chức treo khẩu hiệu tuyên truyền trước cổng Cơ sở. Tham gia hoạt động hưởng ứng chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2020. Công chức, viên chức và người lao động Cơ sở ra quân làm vệ sinh, thu gom rác thải, phát quang bụi rậm, cây cối khu vực trong trong và ngoài Cơ sở.

Bên cạnh đó, Cơ sở còn phát động hưởng ứng các phong trào như “Ngày hội sống xanh, không sử dụng túi nilon…đến toàn thể công chức, viên chức và người lao động”; Tuyên truyền, phổ biến cho công chức, viên chức, lao động về việc từ chối sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nilon khó phân hủy. Đồng thời tuyên truyền, phổ biến đến toàn thể học viên và người thân của học viên sử dụng túi nilon tự huỷ nhằm đảm bảo môi trường xanh sạch, đẹp.

Học viên Cơ sở Điều trị, Cai nghiện ma tuý tỉnh Đắk Lắk tham gia trồng cây xanh tại Cơ sở

Ngoài ra, Cơ sở Điều trị, cai nghiện ma túy hàng năm thực hiện nghiêm các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường. Thương xuyên tuyên truyền, vận động cán bộ và học viên trồng cây xanh tạo cảnh quan môi trường xanh - Sạch - Đẹp, nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường. Hiện nay, tổng diện tích cây xanh tại cơ sở chiếm tỷ lệ trên 40%, đảm bảo môi trường điều trị, phục hồi và chăm sóc chưa đối tượng cai nghiện tại cơ sở. Ngoài ra, đơn vị còn áp dụng biện pháp để hạn chế ô nhiễm rác thải: Thu gom, phân loại và chở đến nơi xử lý rác của địa phương. Hàng ngày có xe chở rác của địa phương đến chở đi nhằm đảm bảo môi trường an toàn tránh ô nhiểm. Các loại rác thải y tế, rác thải chất rắn được thu gom bằng hình thức thủ công được phân loại trước khi bỏ vào thùng riêng biệt để trước khi xử lý. Đơn vị xử lý rác thái y tế có tính chất nguy hại bằng biện pháp sử dụng máy huỷ kim như: dùng nguồn điện để đốt kim tiêm các loại; dung dầu để đốt rác thải y tế. Chi phi cho xử lý rác thải y tế nguy hại này mỗi năm bình quân khoảng 10 triệu đồng.

Học viên Cơ sở Điều trị, Cai nghiện ma tuý tỉnh Đắk Lắk tham gia dọn dẹp vệ sinh, cắt cỏ, thu gom rác nhằm bảo vệ môi trường tại Cơ sở

Bên cạnh đó, đơn vị còn xây dựng được hệ thống xử lý chất thải lỏng (nước thải ý tế); xử lý chất thải đảm bảo các quy định của pháp luật về đảm bảo vệ sinh môi trường. Đồng thời, tại các khu vực chăn nuôi, sản xuất tại cơ sở đều đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định. Cơ sở Điều trị cai nghiện còn thực hiện tốt các quy định: về môi trường không khí, ô nhiểm tiếng ồn, ánh sáng, thông gió xây dựng và bố trí hợp lý tại các khu nhà ăn, ở, nhà vệ sinh, điều kiện ánh sáng, khu vui chơi, điều trị cho học viên tại cơ sở đúng quy định và được các cơ quan chức năng đánh giá cao.

Song song đó, trong năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021, đơn vị còn triển khai thực hiện tốt công tác phòng dịch bệnh Covid-19 như: Tuyên truyền, quán triệt cho viên chức, lao động, học viên các biện pháp phòng dịch bệnh viêm đường hô hấp trong quá trình thực hiện việc phòng, chống dịch Covid (những lúc cao điểm theo chỉ đạo của cấp trên), đã tạm thời không tổ chức thăm, gặp (trong từng đợt) mà chỉ gửi quà thăm nuôi. Cách giản không để học viên gặp trực tiếp thân nhân và thường xuyên theo dõi sức khỏe các học viên mới vào cắt cơn. Khi thân nhân được thăm, gặp phải mang khẩu trang, rửa tay sát khuẩn và được đo thân nhiệt. Ngoài ra cũng dừng các đợt sinh hoạt tập trung, đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19 tốt nhất. 

Học viên Cơ sở Điều trị, Cai nghiện ma tuý tỉnh Đắk Lắk tham gia trồng rau xanh, góp phần cải thiện bữa ăn tại cơ sở

Tập trung mọi nguồn lực hướng đến tái hoà nhập cộng đồng cho học viên

Ông Võ Phú Hùng, Giám đốc Cơ sở cho biết: Hiện nay, Cơ sở ĐTCNMT có 05 phòng chức năng với đội ngũ cán bộ, nhân viên trên 72 người, có trình độ đại học chiếm 60% và số còn lại được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu trong công tác chữa trị và phục hồi sức khỏe cho đối tượng tại cơ sở.

Tính đến thời điểm hiện tại, Cơ sở đang quản lý, điều trị và phục hồi cho trên 445 học viên và người sau cai. Trong đó, có 376 đối tượng cai nghiện bắt buộc, 47 đối tượng cai nghiện tự nguyện và 22 đối tượng tạm gửi. Trong năm 2020 đơn vị đã điều trị cắt cơn giải độc theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế quy định - ATK, phục hồi sức khỏe cho 445 lượt học viên là người nghiện ma túy tại Cơ sở. Số học viên được điều trị thuốc kháng virút bằng ARV 15 học viên, điều tri lao phổi và lao hạch cho 02 học viên. Tổng số lượt khám bệnh, cấp thuốc thông thường hàng ngày 19.861 lượt học viên. Số lượt học viên được tư vấn, lấy máu xét nghiệm HIV/AIDS là 921 lượt học viên; số học viên đi khám, điều trị tuyến trên gồm 16 lượt học viên. Ngoài ra, hàng tháng Cơ sở đều tổ chức truyền thông giáo dục sức khoẻ cho học viên tại đơn vị. Công tác lâp dự trù, cung ứng, bảo quản và sử dụng thuốc, dụng cụ y tế, vệ sinh phòng bệnh bảo đảm, không để xảy ra sai sót chuyên môn trong quá trình khám chữa bệnh.

 Chia sẽ về trước thực tế có nhiều cơ sở cai nghiện, tỷ lệ tái nghiện khá cao, nên Cơ sở xác định mục tiêu cơ bản và cuối cùng của công tác cai nghiện, giáo dục dạy nghề, tạo việc làm là hướng tới đưa các đối tượng tái hòa nhập cộng đồng một cách hiệu quả. Để làm được điều đó, cùng với việc nâng cao chất lượng cai nghiện thông qua các biện pháp y khoa và giải pháp tâm lý, lao động sản xuất, trung tâm còn đầu tư mở rộng quy mô công tác tư vấn, dạy văn hóa, dạy nghề hướng nghiệp, lao động sản xuất, tạo việc làm để đối tượng sau cai khi hoàn thành giai đoạn cai nghiện có điều kiện trở về với cuộc sống lao động chân chính.

Học viên Cơ sở Điều trị, Cai nghiện ma tuý tỉnh Đắk Lắk tham gia trồng rau xanh tại Cơ sở  

Trong năm 2020 và 6 tháng  đầu năm 2021, Cơ sở đã chủ động liên hệ với các đối tác để triển khai mở một số nghề tạo việc làm tại chỗ cho học viên trong thời gian chấp hành quyết định tại Trung tâm. Cụ thể, như tổ chức mở 03 lớp dạy nghề như và cấp chứng chỉ cho 100 học viên; mở 01 lớp đào tạo nghề đan ghế nhựa cho 350 học viên; 03 lớp học nghề trồng và chăm sóc cây cà phê với 100 học viên tham gia và thực hành may dân dụng thường xuyên cho trên 15 học viên nữ. Ngoài ra, đơn vị còn tổ chức cho các học viên trực tiếp chăm sóc thường xuyên ha cà phê, cây ăn trái, trồng cây hoa màu, rau xanh và chăn nuôi tại Cơ sở hiện có, với hàng nghìn ngày công lao động và tổng số tiền thu lao được hưởng theo trị giá của sản phẩm làm ra được gần 150 triệu đồng, góp phần cải thiện bữa ăn cho học viên và cán bộ nhân viên tại Cơ sở. 

Theo đánh giá của ông Phạm Công Phiên, Phó trưởng phòng phụ trách Phòng Tổ chức hành chính Cơ sổ Điều trị, cai nghiện ma tuý tỉnh Đắk Lắk cho biết: Đa số học viên trước khi được chuyển về Cơ sở tiếp nhận đều có nhiều tiền an, tiền sự, nhiểm bệnh lao phổi, gan, HIV, nghiện ma túy nặng, đặc biệt là gần đây nhiều em trước khi tiếp nhận vào Cơ sở đã chơi ma túy hàng đá – một loại ma túy nặng khi người dùng sẽ làm cho đầu óc mất trí nhớ, dần dần sẽ hủy hoại não và gây tử vong sớm. Số học viên vào Cơ sơ cho thấy ngày càng trẻ hóa, có khoảng 60%  học viên ở độ tuổi từ 20 đến 30 tuổi, số còn lại chiếm 40%.

Học viên Cơ sở Điều trị, Cai nghiện ma tuý tỉnh Đắk Lắk tham gia học nghề đan giỏ nhựa tại Cơ sở

Vì vậy, các em vào đây được Cơ sở phân loại ra từng đối tượng, loại bệnh, các tiền án, tiền sự để có kế hoạch giáo dục, trị liệu thông qua 3 bước cắt cơn, giải độc và trị liệu, sau đó giáo dục các em và dạy văn hóa, dạy nghề, phục hồi nhân cách để tái hòa nhập cộng đồng. Ngoài ra, việc tổ chức quản lý của Cơ sở cũng được tổ chức nghiêm ngặt và có những nội quy, quy định nhằm giúp cho công tác quản lý học viên đi vào khuôn khổ, nề nếp nên đa số học viên vào đây đã chấp hành tốt và có nhiều em đã được về trước thời hạn.

Cơ sở còn tổ chức các chương trình giao ban – sinh hoạt nhóm như: Tổ chức giao ban vào các buổi tối theo chương trình Daytop kết hợp với việc vận dụng các nội dung đã được tập huấn theo chương trình cộng đồng trị liệu tiêu chuẩn phù hợp với tình hình thực tế tại Cơ sở. Đồng thời, Cơ sở ĐTCNMT Đắk Lắk  luôn kiên trì bám sát mục tiêu giúp người nghiện phục hồi nhanh chóng về cả thể chất và tinh thần, chủ động thay đổi hành vi và nhân cách, hướng tới thực hành lối sống lành mạnh, tích cực, xây dựng và thực hiện quyết tâm từ bỏ ma túy bằng những hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề và tạo việc làm cho đối tượng, kết hợp nhuần nhuyễn và sáng tạo với các phương pháp trị liệu chuyên môn của ngành y tế, phương pháp giáo dục và tự giáo dục nhằm hướng đến tái hoà nhập cộng đồng một cách hiệu quả.

Học viên Cơ sở Điều trị, Cai nghiện ma tuý tỉnh Đắk Lắk học nghề đan ghế nhựa tại Cơ sở 

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác chăm sóc, chữa trị và phục hồi sức khỏe cho người cai nghiện còn gặp nhiều khó khăn như: Công tác tư vấn, giáo dục ban đầu cho học viên vẫn còn yếu vì thiếu cán bộ chuyên trách về công tác xã hội. Ngoài ra, hiện nay số lượng viên chức định biên của Cơ sở còn quá mỏng so với số lượng học viên mà cơ sở đang quản lý nên nên cũng gặp nhiều khó khăn. Cơ sở vật chất hiện chưa được đầu tư đồng bộ, một số hạng mục công trình của Cơ sở hiện nay đã xuống cấp nên cần được đầu tư, nâng cấp để nhằm phục vụ công tác cai nghiện cho học viên tại Cơ sở đáp ứng nhiệm vụ được giao.

Học viên Cơ sở Điều trị, Cai nghiện ma tuý tỉnh Đắk Lắk học nghề đan ghế nhựa tại Cơ sở

Để khắc phục những tồn tại hạn chế nếu trên và Phát huy những thành quả đạt được, trong năm 2021, Cơ sở CNMT Đắk Lắk đề ra mục tiêu và các giải pháp trọng tâm như: Tiếp tục kiện toàn bộ máy, sắp xếp cán bộ hợp lý để nâng cao hiệu suất công tác. Tăng cường hơn nữa việc tổ chức cho học viên được học tâp nội quy, quy chế; Tập trung đẩy mạnh công tác chữa trị thông qua giải pháp lao động sản xuất và học nghề cho học viên cai nghiện. Chủ động làm việc với các đối tác để tạo việc làm tại chỗ cho học viên không bị gián đoạn.  Duy trì tốt hoạt động của các tổ chức đoàn thể, nâng cao năng lực cho cán bộ trong quản lý, cai nghiện, chữa bệnh, giáo dục, dạy nghề và tạo việc làm cho học viên. Phấn đấu không để tình trạng học viên trốn trại và hạn chế đến mức thấp nhất việc học viên vi phạm nội quy, quy chế trong sinh hoạt. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cán bộ và học viên trồng cây xanh tạo cảnh quan môi trường xanh - Sạch - Đẹp, nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường tại cơ sở./. 

                                                          Hoàng Cảnh

 

 

 

TAG:
Tin khác
38 cá nhân Cơ sở cai nghiện ma túy Thanh thiếu niên 2 được Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Thành phố vinh danh
Bình Dương: Tăng cường kiểm tra và xử lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm dễ phát sinh tệ nạn xã hội
Ninh Thuận: Đẩy nhanh công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ
 Quảng Ngãi: Tích cực thực hiện các giải pháp phòng, chống tệ nạn mại dâm
Ninh Thuận phấn đấu để người có công có mức sống ổn định so với cộng đồng
Tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức về giảm nghèo bền vững ở Vĩnh Châu
Phát triển các hoạt động nhân văn trên cơ sở tiếp nối những truyền thống hào hùng
Hỗ trợ người bán dâm có cơ hội tiếp cận, sử dụng các dịch vụ hỗ trợ xã hội…
Hiệu quả từ những chương trình, dự án giảm nghèo ở vùng biên giới biển Sóc Trăng