Chính sách giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất
Người lao động bị thu hồi đất là những người thuộc hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo quy định tại Nghị định số 47/2014/NĐ-CP (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân là cán bộ, công nhân viên của nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp) khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà được bồi thường bằng tiền đối với diện tích đất nông nghiệp thu hồi (sau đây gọi tắt là người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp); và những người lao động thuộc hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh, dịch vụ mà phải di chuyển chỗ ở (sau đây gọi tắt là người lao động bị thu hồi đất kinh doanh).
Người lao động ở nông thôn bị thu hồi đất có số lượng đông nhưng chất lượng yếu kém. Trình độ học vấn của người nông dân thấp, thậm chí nhiều người còn chưa học hết phổ thông trung học, hiểu biết xã hội của họ hạn chế, ngoài kinh nghiệm về việc đồng áng họ không có các kiến thức, hiểu biết về xã hội và các ngành nghề khác. Ngoài ra, sức khoẻ của người lao động cũng có nhiều điều cần bàn đến. Do thu nhập thấp nên dẫn đến các nhu cầu thiết yếu hàng ngày chưa đáp ứng được một cách đầy đủ, điều kiện chăm sóc sức khỏe không tốt nên quá trình lão hóa và các bệnh thiếu canxi ở độ tuổi sau 40 khá phổ biến, như xương, khớp, đau lưng. Bên cạnh đó, lao động nông thôn nói chung vốn không được đánh giá cao về vị thế chính trị - xã hội, do chủ yếu sản xuất dựa trên cách thức lạc hậu, manh mún nên họ không đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến… Chính vì vậy, khi người nông dân bị thu hồi đất, họ không còn đất để làm canh tác nông nghiệp thì việc chuyển đổi sang công việc khác là rất khó khăn. Điều này đòi hỏi Nhà nước phải đặc biệt quan tâm và đưa ra chính sách hỗ trợ đặc biệt đối với nhóm đối tượng này. Trong quá trình đào tạo nghề, người lao động nông thôn được trang bị kiến thức về sản xuất các ngành nghề, kiến thức về khoa học - công nghệ, thị trường, hội nhập... Đó là những tri thức quan trọng giúp người nông dân có được kiến thức về xã hội và nghề nghiệp, đảm bảo có được một nghề đảm bảo cuộc sống của mình.
Kết quả nghiên cứu của Trung tâm Thông tin - Tư liệu, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương cho thấy trung bình 100 lao động bị thu hồi đất thì chỉ có 19 người dùng tiền đền bù để đi học nghề (chiếm 19%) và trong số lao động học nghề thì có khoảng 45% tìm được việc làm, còn lại là vẫn ở tình trạng thất nghiệp.
Chính vì vậy, đi đôi với quá trình thu hồi đất, Nhà nước phải thực hiện các giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất, trong đó trọng tâm là hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm theo nhu cầu thực tế, để bảo đảm cuộc sống cho người lao động. Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách và các địa phương đã ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách cụ thể đối với người dân bị thu hồi đất, trong đó có Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất. Cụ thể, Quyết định này có một số quy định cơ bản như sau:
Một là, về điều kiện hỗ trợ. Người lao động bị thu hồi đất được hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm khi còn trong độ tuổi lao động và có nhu cầu đào tạo nghề, giải quyết việc làm. Người lao động bị thu hồi đất được hưởng chính sách hỗ trợ trong thời hạn 5 năm kể từ ngày có Quyết định thu hồi đất.
Với tình trạng thu hồi ruộng đất để phát triển công nghiệp và đô thị hóa như giai đoạn vừa qua thì người lao động bị thu hồi ruộng đất chiếm tỷ lệ khá lớn. Do đó, đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói chung và người lao động bị thu hồi ruộng đất nói chung là một nhiệm vụ quan trọng, nó góp phần nâng cao chất lượng lao động, tạo cơ hội việc làm, nâng cao thu nhập, đồng thời làm thay đổi vị thế của người lao động ở nông thôn nước ta. Trong thời gian qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ngày càng được chú trọng. Chính phủ ban hành nhiều chủ trương chính sách để nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Hai là, hỗ trợ đào tạo nghề. Cụ thể: (1) người lao động bị thu hồi đất được đào tạo trình độ sơ cấp, thời gian dưới 3 tháng được hỗ trợ theo quy định tại Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/09/2015 cua Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp: (2) người lao động bị thu hồi đất được đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng được hỗ trợ học phí cho một khóa học. Mức học phí được hỗ trợ bằng mức thu học phí thực tế của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, nhưng tối đa không quá mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục công lập theo quy định của pháp luật.
Với tình trạng thu hồi ruộng đất để phát triển công nghiệp và đô thị hóa như giai đoạn vừa qua thì người lao động bị thu hồi ruộng đất chiếm tỷ lệ khá lớn. Do đó, đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói chung và người lao động bị thu hồi ruộng đất nói chung là một nhiệm vụ quan trọng, nó góp phần nâng cao chất lượng lao động, tạo cơ hội việc làm, nâng cao thu nhập, đồng thời làm thay đổi vị thế của người lao động ở nông thôn nước ta. Trong thời gian qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ngày càng được chú trọng. Chính phủ ban hành nhiều chủ trương chính sách để nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Hai là, hỗ trợ đào tạo nghề. Cụ thể: (1) người lao động bị thu hồi đất được đào tạo trình độ sơ cấp, thời gian dưới 3 tháng được hỗ trợ theo quy định tại Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/09/2015 cua Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp: (2) người lao động bị thu hồi đất được đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng được hỗ trợ học phí cho một khóa học. Mức học phí được hỗ trợ bằng mức thu học phí thực tế của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, nhưng tối đa không quá mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục công lập theo quy định của pháp luật.
Ba là, được vay vốn theo quy định của chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên; được vay vốn ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định của pháp luật. Lao động nông thôn học nghề được vay để học theo quy định hiện hành về tín dụng và được ngân sách hỗ trợ 100% lãi suất đối với khoản vay để học nghề, sau khi học nghề còn được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm. Theo đề án 1956 mỗi lao động nông thôn chỉ được hỗ trợ và được học nghề một lần, nếu muốn học thêm nghề thứ 2 thì phải tự túc về kinh phí.
Bốn là, hỗ trợ giải quyết việc làm trong nước thông qua việc được tư vấn học nghề, định hướng nghề nghiệp và giới thiệu việc làm miễn phí tại các Trung tâm dịch vụ việc làm ở địa phương;
Một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng của công tác đào tạo nghề là người lao động sau khi học nghề có việc làm, có thể ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất. Trong thời gian qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn chưa gắn liền với công tác định hướng nghề nghiệp và giới thiệu việc làm nên nhiều lao động đã qua đào tạo vẫn không có việc làm, hoặc làm việc trái với ngành nghề được đào tạo. Để tạo cơ hội việc làm cho lao động nông thôn, các trung tâm đào tạo nghề cần tích cực liên kết với các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh để tìm hiểu nhu cầu nhân sự của họ; từ đó có định hướng về nghề nghiệp cho người lao động khi tham gia đào tạo. Hơn nữa, các cơ sở đào tạo nghề cần cấp chứng chỉ nghề nghiệp cho người học, tạo cơ sở pháp lý quan trọng để lao động nông thôn có thêm cơ hội tìm kiếm việc làm sau khi học nghề.
Năm là, hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp và người lao động bị thu hồi đất kinh doanh đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được hỗ trợ theo quy định tại Nghị định sổ 61/2015/NĐ-CP ngày 09/07/2015 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm. Kinh phí hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài được bố trí từ kinh phí đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm trong phương án đào tạo, chuyển đổi nghề, hỗ trợ tim kiếm việc làm và được tính trong tổng kinh phí của dự án đầu tư hoặc phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư được duyệt.
Sáu là, người lao động bị thu hồi đất được vay vốn ưu đãi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Mức cho vay tối đa bằng tổng chi phí cần thiết mà người lao động phải đóng góp theo quy định để người lao động đi làm việc ở nước ngoài đối với từng thị trường lao động. Lãi suất bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo theo từng thời kỳ do Chỉnh phủ quy định. Thời hạn cho vay tối đa bằng thời gian đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng.
Đào tạo nghề cho lao động bị thu hồi đất nói riêng và lao động nông thôn nói chung góp phần nâng cao chất lượng lao động, tạo cơ hội việc làm, nâng cao thu nhập. Đồng thời, góp phần thay đổi vị thế của người lao động ở nông thôn nước ta. Trong quá trình đào tạo nghề, người lao động được trang bị kiến thức về sản xuất các ngành nghề, kiến thức về khoa học - công nghệ, thị trường, hội nhập... Đó là những tri thức quan trọng giúp người nông dân bị thu hồi đất trang bị cho bản thân một nghề ổn định, có thu nhập đảm bảo nuôi sống được gia đình. Sau khi học nghề, rất nhiều lao động bị thu hồi đất đã chuyển đổi nghề nghiệp, có việc làm mới tại các cơ sở công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ tại địa phương. Một bộ phận đã thành lập doanh nghiệp, tổ chức sản xuất, giải quyết việc làm cho bản thân và cho các lao động khác, góp phần đáng kể trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới vững mạnh./.
PV
TAG: