Người có công
Trang chủ / Xã hội / Người có công
Cần kịp thời đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý công tác chi trả trợ cấp ưu đãi người có công
05:13 PM 18/11/2020
(LĐXH)-Việc chuyển đổi mô hình quản lý, chi trả trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng từ giao nhiệm vụ cho Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện và cán bộ LĐTBXH cấp xã chi trả sang phương thức thuê tổ chức cung cấp dịch vụ chi trả là cần thiết, phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và cơ sở thực tiễn thực hiện thí điểm giai đoạn 2017-2019.

Tính đến cuối năm 2019, cả nước có 20 tỉnh, thành phố trong cả nước thực hiện thí điểm chi trả trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng qua hệ thống bưu điện
Cụ thể, Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả: Chuyển một số nhiệm vụ, dịch vụ hành chính công mà Nhà nước không nhất thiết phải thực hiện cho Bưu điện, các tổ chức xã hội đảm nhiệm” và “Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính gắn kết chặt chẽ với việc kiện toàn tổ chức, giảm đầu mối, bỏ cấp trung gian, tinh giản biên chế, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, chuyên nghiệp, phục vụ nhân dân”; quy định tại Điều 14, 15 của Thông tư số 101/2018/TT-BTC ngày 14/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý.
Bên cạnh đó, trên cơ sở kết quả Tổng kết thực hiện thí điểm chi trả trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng qua hệ thống Bưu điện tại 20 địa phương cho thấy, tỉ lệ hài lòng của người hưởng theo phương thức chi trả mới đều đạt khá cao. Gần 100% người được hưởng dịch vụ tại các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, Hòa Bình, Nghệ An, Quảng Ninh, Quảng Nam hài lòng về thời gian chi trả. 95% - 100% người hưởng tại các tỉnh Nghệ An, Gia Lai, Thanh Hóa đánh giá cao về thái độ phục vụ, tinh thần trách nhiệm của nhân viên bưu điện khi thực hiện chi trả tại các điểm hoặc tại nhà đối tượng. Gần 100% người thụ hưởng tại các tỉnh đề xuất tiếp tục thực hiện chi trả qua hệ thống bưu điện.
Theo số liệu thống kê, đến tháng 11/2019, toàn quốc đã triển khai thí điểm chi trả trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng qua hệ thống Bưu điện tại 20 tỉnh, thành phố. Trong đó, 16 tỉnh đã thực hiện bàn giao công tác chi trả trợ cấp ưu đãi người có công qua hệ thống bưu điện trên địa bàn toàn tỉnh, còn lại 04 tỉnh mới triển khai thí điểm tại địa bàn một số huyện, cụ thể: Quảng Ninh, Ninh Thuận, Thái Nguyên thí điểm tại 3 huyện, Nghệ An thí điểm tại 5 huyện. Hàng tháng, bưu điện đã tổ chức gần 3.600 điểm chi trả, bố trí 3.242 nhân viên chi trả cho 360.000 người hưởng với số tiền lên đến 620 tỷ đồng. Tính từ thời điểm triển khai của mỗi tỉnh đến 30/9/2019, cơ quan Bưu điện đã triển khai chi trả 3.476.125 lượt đối tượng hưởng với số tiền chi trả gần 5.800 tỷ đồng.
Đối với chi trả trợ cấp ưu đãi người có công một lần, 8/20 tỉnh đã thực hiện chi trả qua bưu điện bao gồm: An Giang, Đà Nẵng, Sóc Trăng, nghệ An, Đăk Nông, Hưng yên, Quảng Ninh, Thanh Hóa với tổng số tiền chi trả trợ cấp một lần xấp xỉ 96 tỷ đồng cho 135.384 lượt đối tượng hưởng.
Chi trả chế độ trợ cấp ưu đãi người có công qua hệ thống bưu điện là phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước
Sau 3 năm thực hiện thí điểm chi trả trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng qua hệ thống Bưu điện, công tác triển khai đã được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các địa phương thí điểm ghi nhận bởi những tiện ích trong quá trình triển khai: tách bạch công tác chi trả với công tác quản lý đối tượng, công tác tham mưu hồ sơ hưởng chế độ chính sách cho đối tượng, góp phần tạo sự minh bạch trong quản lý cũng như giảm tải được áp lực cho cán bộ xã, phường trong điều kiện Chính phủ yêu cầu thực hiện tinh giản biên chế "đến năm 2021 giảm tối thiểu 10% số biên chế so với năm 2015" theo Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017. Công tác phối hợp giữa hai ngành được thực hiện chặt chẽ, đồng bộ, đảm bảo dòng tiền luân chuyển ổn định, kịp thời, không xảy ra sai sót trong quá trình chi trả. Đội ngũ giao dịch viên, nhân viên bưu điện phục vụ nhiệt tình, chu đáo, trách nhiệm cao. Đa số người có công hài lòng và đánh giá cao phương thức chi trả này.
Những kết quả tích cực trong thực hiện chi trả chế độ trợ cấp ưu đãi người có công qua hệ thống bưu điện là phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; định hướng cải cách hành chính nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa việc cung cấp dịch vụ công.
Việc đổi mới công tác quản lý, chi trả trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng theo hướng xã hội hóa, thuê đơn vị cung cấp dịch vụ công sẽ đáp ứng được các yêu cầu về nâng cao chất lượng phục vụ, hạn chế tối đa rủi ro, phù hợp với chủ trương về thanh toán không dùng tiền mặt theo Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2545/QĐ-TTg ngày 30/12/2016; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả quản lý, minh bạch, kịp thời, giảm áp lực cho công chức cấp xã, chi trả trợ cấp kịp thời...
Trong giai đoạn 2021-2025, ngành Lao động – Thương binh và Xã hội đặt mục tiêu là tiếp tục đổi mới, nâng cao hơn nữa chất lượng và sự hài lòng của người có công với cách mạng đối với công tác quản lý, chi trả trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng; hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về người có công với cách mạng; tách bạch giữa công tác quản lý, xác lập hồ sơ giải quyết chế độ trợ cấp với công tác chi trả trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng để ngăn ngừa việc trục lợi chính sách; đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, xã hội hóa việc cung cấp dịch vụ công, góp phần tinh giản biên chế và thúc đẩy việc sử dụng thanh toán điện tử, giảm sử dụng tiền mặt./.
Mỹ Hằng
 
TAG:
Tin khác
Hòa Bình: Thực hiện kịp thời, hiệu quả các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội
Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Hà Nội triển khai nhiệm vụ Quý IV năm 2024
Hỗ trợ trẻ em chịu ảnh hưởng bão Yagi tỉnh Lào Cai
Yên Bái giải ngân 100% vốn hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo
Chương trình Toả sáng Nghị lực Việt 2024: Tuyên dương 38 gương thanh niên khuyết tật tiêu biểu
Huyện Đam Rông: Tập trung huy động mọi nguồn lực để giảm nghèo bền vững
Anh Phạm Văn Thành làm Chủ tịch Hội Thanh niên khuyết tật Việt Nam khóa I
Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội nỗ lực vì an sinh xã hội Thủ đô
Hơn 100 đại biểu dự hội nghị về công tác tài chính do Sở LĐ-TB&XH TPHCM tổ chức