Lao động
Trang chủ / Lao động / Lao động
Cà Mau: Cơ bản hoàn thành hỗ trợ cho 8 nhóm đối tượng theo Nghị quyết 68 của Chính phủ
02:49 PM 27/08/2021
(LĐXH) – Ngày 27/8/2021, ông Nguyễn Quốc Thanh, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau cho biết: Ngay sau khi Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành văn bản triển khai chính sách trên địa bàn tỉnh.
Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Cà Mau Nguyễn Quốc Thanh trao hỗ trợ cho hộ kinh doanh trên địa bàn thị trấn Trần Văn Thời.

Tập trung đưa Nghị quyết 68 đến với người dân thụ hưởng

Theo đó, Sở Lao động -TB&XH kịp thời phối hợp Sở, ngành, đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch triển khai đến các cấp chính quyền thống nhất thực hiện và kịp thời ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai đến các đơn vị. Trong quá trình tổ chức thực hiện, được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Bộ Lao động – TB&XH, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo đôn đốn tiến độ, đặt mục tiêu phấn đấu thời gian hoàn thành, có phân công trách nhiệm cụ thể từng Sở, ngành, đơn vị phụ trách các nhóm chính sách thuộc lĩnh vực chuyên môn, đồng thời giao nhiệm vụ cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tổng hợp chung, thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt theo quy định.

Thực hiện nhiệm vụ được giao, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định thành lập Ban chỉ đạo thực hiện, thiết lập đường dây nóng giải đáp chính sách, phân công nhiệm vụ cụ thể cho công chức theo dõi theo lĩnh vực công việc, đồng thời cử cán bộ tham gia tổ, nhóm thực hiện chính sách hỗ trợ do Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì.

Đồng hành thực hiện chính sách hỗ trợ của Chính phủ theo Nghị quyết số 68 và Quyết định số 23/QĐ-TTg; Chủ động phối hợp các ngành liên quan rà soát đề xuất chính sách đối với nhóm lao động tự do và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định hỗ trợ người dân gặp khó khăn theo thẩm quyền quy định tại điểm 12, Mục II, Nghị quyết số 68/NQ-CP, theo đó, Sở ban hành văn bản hướng dẫn chặt chẽ quy trình các bước thực hiện thẩm duyệt hồ sơ từ cấp dân chính ấp, khóm, xã, phường thị trấn, với phương châm không để bỏ sót đối tượng đủ tiêu chí và điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ của tỉnh. Thông tin cá nhân đối tượng nhận hỗ trợ được cập nhật vào phần mềm quản lý lao động của tỉnh, không để xảy ra trường hợp trùng lặp 01 đối tượng hưởng hơn 01 định suất hỗ trợ.

Ông Nguyễn Quốc Thanh, Giám đốc Sở LĐ – TBXH tỉnh Cà Mau cũng cho biết thêm: Công tác phối hợp được các Sở, ngành hưởng ứng khá tích cực, từng Sở ngành, đơn vị phụ trách chính sách ban hành văn bản triển khai và có trách nhiệm trong quá trình phối hợp thực hiện, cập nhật thông tin báo cáo kết quả hàng về Sở Lao động -Thương binh và Xã hội đúng quy định. Đường dây nóng tiếp nhận xử lý thông tin kịp thời, giải đáp chi tiết nhóm chính sách theo yêu cầu công dân lao động và doanh nghiệp, trả lời các câu hỏi trên trang thông tin điện tử, Cổng Dịch vụ công Quốc gia... đúng thời gian quy định tạo thuận lợi cho đối tượng

Đến những quả đạt được trong quá trình triển khai NQ68

Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Cà Mau Nguyễn Quốc Thanh

Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 tính đến ngày 27/8/2021 tỉnh Cà Mau đã cơ bản hoàn thành, với 8/12 nhóm chính sách gồm: nhóm 1, 4, 7, 8, 9, 10, 11 và 12, với tổng số người hưởng hỗ trợ là: 48.983 người, số tiền 32,394 tỷ đồng. Cụ thể: Nhóm 1 (Giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp): có 1.720 doanh nghiệp và có 36.905 người được hỗ trợ,  với số tiền 12,401 tỷ đồng; Nhóm 4 (hỗ trợ NLĐ bị tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương(3.710.000 đồng/người), phụ nữ có thai, nuôi con dưới 6 tuổi được thêm 1.000.000 đòng/người (trẻ)) có 16/244 người được hỗ trợ, với kinh phí 59, 360 triệu đồng; Nhóm 7 (Hỗ trợ đối với trẻ em và người đang điều trị Covid-19, cách ly y tế) có 130/176 trẻ em được hỗ trợ, với kinh phí 130 triệu đồng; Nhóm 8 (Hỗ trợ đối với F0,F1) có 276/710 người được hỗ trợ, kinh phí 314, 610 triệu đồng; nhóm 9 (Hỗ trợ viên chức hoạt động nghệ thuật và NLĐ là hướng dẫn viên du lịch (3.710.000 đồng/người) có 35/35 người được hỗ trợ, với số tiền 129, 8 triệu đồng; Nhóm 10 ( Hỗ trợ hộ kinh doanh (3.000.000 đồng/hộ)) có  569/949 người được hỗ trợ, với số tiền 1,707 tỷ đồng; Nhóm 11 (Hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất) có 35/35 người với số tiền 163,6 triệu đồng; nhóm 12 ( Đối với LĐ không có giao kết hợp đồng LĐ (lao động tự do) và một số đối tượng đặc thù khác (11.909 người, trong đó người bán vé số lưu động là 3.296 người) có 3.997/9.929 người được hộ trợ, với số tiền 5,995 tỷ đồng.

Theo đánh giá của Giám đốc Sở LĐ – TBXH tỉnh Cà Mau Nguyễn Quốc Thanh, cho rằng: Để đạt được kết quả nêu trên là nhờ sự quan tâm của lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, sự phối hợp đồng thuận của các Sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố. Trong quá trình triển khai thực hiện, mặc dù bị tác động ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 và giãn cách xã hội, nhưng chỉ trong thời gian ngắn kết quả đạt được khá tích cực.

Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh có 8/12 nhóm gồm: nhóm 1, 4, 7, 8, 9, 10, 11 và 12. Theo kết quả rà soát đến thời điểm báo cáo tỉnh Cà Mau đã thực hiện cơ bản hoàn thành hỗ trợ cho 8 nhóm đối tượng. Trong đó, đối với nhóm lao động tự do, theo quyết định số 1502/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh được người dân hưởng ứng tích cực, đảm bảo tiến độ thời gian yêu cầu. Hồ sơ đề nghị của các đối tượng được các cơ quan liên quan phối hợp thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt dứt điểm trong ngày.

Ông Nguyễn Quốc Thanh cũng cho biết, hiện nay Sở đang tiếp tục phối hợp các ngành liên quan rà soát sớm hoàn thiện thủ tục trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định mở rộng thêm đối tượng hỗ trợ nhóm lao động tự do. Mục tiêu là để mọi người dân gặp khó khăn sớm được hưởng đầy đủ chính sách hỗ trợ của nhà nước do tác động bởi đại dịch Covid-19, không để sót đối tượng. Đồng thời,  công tác chi tiền hỗ trợ được các đơn vị  tổ chức linh động, hình thức chi trả phù hợp với bối cảnh phòng chống dịch Covid-19, giãn cách xã hội, tuyệt đối an toàn, đúng đối tượng cho người dân, lao động và doanh nghiệp, thông qua các hình thức như: Chuyển tiền vào tài khoản lao động, cán bộ chi tiền đến tận doanh nghiệp, hộ kinh doanh và hộ dân.

 Ngoài ra, chính sách hỗ trợ được cập nhật trên phần mềm quản lý lao động của tỉnh, không để xảy ra trùng lặp 01 đối tượng hưởng nhiều hơn 01 định suất hỗ trợ. Trong thời gian tới, Sở sẽ ban hành kế hoạch phối hợp đơn vị liên quan thực hiện kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách tại địa phương theo quy định.

Và những kiến nghị, đề xuất với Bộ ngành, địa phương

Bên cạnh những kết quả đạt được, ông Nguyễn Quốc Thanh, Giám đốc Sở LĐ – TBXH tỉnh Cà Mau cũng cho biết, vẫn còn một số hạn chế và khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết 68 của Chính phủ như: Chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch covid-19, trùng vào thời gian dịch bệnh bùng phát mạnh và giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg làm ảnh hướng rất lớn đến việc đi lại người dân lao động và doanh nghiệp.

Dịch bệnh Covid- 19 bùng phát mạnh, giãn cách xã hội kéo dài, các đơn vị sử dụng lao động thỏa thuận để người lao động nghỉ việc không hưởng tiền lương và một số doanh nghiệp sản xuất sử dụng nhiều lao động thực hiện 3 tại chỗ hoặc không đảm bảo công tác phòng chống dịch thì đóng cửa dừng hoạt động theo quy định ..., đồng thời chưa đảm bảo điều kiện theo quy định, nên các nhóm 2, 3, 5, 6 không có doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị hỗ trợ. Đối với doanh nghiệp thực hiện 3 tại chỗ dẫn đến giảm số lượng lao động lao động làm việc, nhiều lao động bị nghỉ việc nhưng không được hưởng chính sách hỗ trợ của Chính phủ bởi chưa đáp ứng điều kiện (Doanh nghiệp chưa dừng hoạt động), đồng thời số lao động bị giảm do thực hiện 3 tại chỗ không đủ  diều kiện hưởng chính sách hỗ trợ do tỉnh quyết định bởi có quan hệ lao động với doanh nghiệp.

Chính vì vậy, Sở LĐ – TBXH tỉnh Cà Mau kiến nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội 3 nội dung lên quan đến Nghị quyết 68 như: Đề nghị Bộ nghiên cứu đề xuất Chính phủ xem xét sửa đổi, bổ sung điều kiện hỗ trợ quy định tại Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg để số lao động bị giảm chỗ làm việc do doanh nghiệp thực hiện 3 tại chỗ được hưởng chính sách hỗ trợ của Chính phủ.  Đồng thời, kiến nghị Bộ có ý kiến chỉ đạo để các địa phương tạm thời chưa thực hiện tiếp nhận hồ sơ đề nghị theo quy trình thủ tục hành chính đối với gói hỗ trợ tại Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Và Sở đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh có ý kiến chỉ đạo kéo dài thêm thời gian để các địa phương bổ sung dứt điểm đối tượng hỗ trợ của Chính phủ và của tỉnh.

Vương Linh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TAG:
Tin khác
TP.HCM: Người bị nhà nước thu hồi đất được hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Nắm bắt công tác an toàn lao động tại Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Khẳng định uy tín qua công tác an toàn lao động
Huyện Phú Vang: Triển khai hiệu quả công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Kiên Giang tập trung thực hiện tốt công tác giải quyết việc làm và giáo dục nghề nghiệp
Huyện Định Hóa: Tăng cường hỗ trợ việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững
Thành phố Thái Nguyên: Nhiều cơ hội việc làm cho người lao động tại Ngày hội việc làm năm 2024
Cà Mau: Giải quyết việc làm cho hơn 42.000 lao động trong 9 tháng đầu năm 2024
Hội thao kỹ thuật cấp cứu mỏ: Duy trì tác phong cứu hộ chuyên nghiệp và kỷ luật