Lao động
Trang chủ / Lao động / Lao động
Bộ Luật Lao động 2019: Nhiều điểm mới bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích cho người lao động
03:26 PM 15/04/2021
(LĐXH) - Bộ luật Lao động 2019 được Quốc hội thông qua và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 với nhiều điểm mới, bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích chính đáng cho người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động; nội dung hóa các cam kết quốc tế của Việt Nam, đáp ứng hội nhập quốc tế,… Để giúp chủ doanh nghiệp, cán bộ công đoàn và NLĐ nắm vững những nội dung cơ bản của Bộ Luật lao động, ngày 15/4/2021 tại TP.HCM, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) phối hợp với Tổ chức lao động Quốc tế ILo đã tổ chức Hội nghị những nội dung mới của Bộ Luật Lao động năm 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Thứ trưởng Lê Văn Thanh phát biểu chỉ đạo hội nghị

Hội nghị diễn ra từ ngày 15 đến 16/4/2021 tại TPHCM với sự tham dự và chỉ đạo của Thứ Trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Văn Thanh; đại diện lãnh đạo các bộ ngành trung ương và địa phương, lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH, Liên đoàn lao động, Công đoàn doanh nghiệp KCX-KCN các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam và đại diện các tổ chức quốc tế và trong nước.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Văn Thanh cho  biết, Bộ Luật Lao động 2019 được Quốc hội thông qua ngày 20/11/2019 và có hiệu lực từ ngày 01/01/202 với nhiều sửa đổi, bổ sung lớn và quan trọng đáp ứng nhu cầu mới về việc quản lý thị trường lao động và yêu cầu nhập quốc tế; mở rộng đối tượng điều chỉnh so với trước như: trước chỉ có người có quan hệ lao động, Bộ Luật Lao động mới lần này quy định với cả người lao động không có quan hệ lao động. Đồng thời, nhằm bảo đảm phù hợp tiếp cận được những tiêu chuẩn cơ bản lao động quốc tế, phù hợp các tiêu chuẩn cơ bản như: Quyền tự do liên kết và thương lượng tập thể của NLĐ hay NLĐ có quyền tự lập tổ chức đại diện và đăng ký với cơ quan nhà nước để hoạt động hoặc ra nhập tổ chức Công đoàn Việt Nam;  Quyền bình đẳng đối sử trong lao động, bảo vệ người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật,…Đồng thời để thực hiện những cam kết quốc tế, phục vụ quá trình hội nhập của Việt Nam, bảo đảm phù hợp, tiệm cận với tiêu chuẩn lao động quốc tế,…Với nhiều nội dung sửa đổi, vấn đề mới có tác động trực tiếp đến quyền lợi ích của NLĐ, những hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đối với cả các cơ quan quản lý nhà nước về lao động,… tại hội nghị Thứ Trưởng Lê Văn Thanh đề nghị, các đại biểu lắng nghe thật kỹ trình bày của ban tổ chức, nghiêm túc nghiên cứu và thấy vấn đề gì chưa rõ, chưa hiểu, đặt câu để Bộ giải thích.  

 Toàn cảnh hội nghị

Trong ngày khai mạc hội nghị, đại diện Vụ Pháp chế, Bộ LĐ-TB&XH đã trình bày về tổng quan và kết cấu, bố cục của Bộ Luật Lao động 2019, gồm 17 chương, 220 điều; giảm 22 điều so với hiện hành, sửa đổi bổ sung gần 200 điều trong tất cả các chương. Bộ Luật Lao động 2019 có 3 sửa đổi lớn: Mở rộng đối tượng điều chỉnh đối với cả NLĐ có quan hệ lao động và NLĐ không có quan hệ lao động, ở cả khu vực chính thức và phi chính thức; Phù hợp hơn với các nguyên tắc của kinh tế thị trường, Nhà nước đưa ra những bảo vệ tối thiểu và trao quyền tự chủ cho các bên thông qua thương lượng và thỏa thuận; Bảo đảm phù hợp, tiệm cận với các tiêu chuẩn lao động quốc tế, nhất là cá tiêu chuẩn lao động cơ bản.

Các đại biểu tham dự tham gia ý kiến

Theo Vụ pháp chế - Bộ LĐ-TB&XH, việc sửa đổi thể hiện 10 điểm mới chủ yếu đối với NLĐ và cùng 6 điểm mới chủ yếu đối với người sử dụng lao động như Điều 20 của Bộ Luật Lao động sửa đổi đã bỏ nội dung về hợp đồng mùa vụ hoặc theo một công việc có thời hạn dưới 12 tháng. Thay vào đó chỉ cò 2 loại hợp đồng là hợp đồng lao động (HĐLĐ) không xác định thời hạn và HĐLĐ xác định thời hạn… Bên cạnh đó, nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập từ việc áp dụng các trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NLĐ, Điều 35 Bộ Luật Lao động năm 2019 cho phép NLĐ được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ không cần lý do mà chỉ cần báo trước 30 ngày với HĐLĐ xác định thời hạn và 45 ngày với HĐLĐ không xác định thời hạn. Một số trường hợp NLĐ còn được đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không cần báo trước gồm: không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được đảm bảo điều kiện làm việc theo thoả thuận; không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn; bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng tới sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động; người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực…

Tại hội nghị, sau khi nghe đại diện Bộ LĐ-TB&XH trình bày về những điểm mới của Bộ Luật Lao động 2019, các đại biểu đã đưa ra nhiều ý kiến và những trao đổi về những vướng mắc trong thực tiễn đã được ban tổ chức giải thích rõ những điểm mới của Bộ Luật Lao động 2019 về mối quan hệ  lao động trong doanh nghiệp, quy định về quyền tham gia đối thoại giữa các tổ chức đại diện NLĐ với người sử dụng lao động,…

Đăng Hải

TAG:
Tin khác
TP.HCM: Người bị nhà nước thu hồi đất được hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Nắm bắt công tác an toàn lao động tại Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Khẳng định uy tín qua công tác an toàn lao động
Huyện Phú Vang: Triển khai hiệu quả công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Kiên Giang tập trung thực hiện tốt công tác giải quyết việc làm và giáo dục nghề nghiệp
Huyện Định Hóa: Tăng cường hỗ trợ việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững
Thành phố Thái Nguyên: Nhiều cơ hội việc làm cho người lao động tại Ngày hội việc làm năm 2024
Cà Mau: Giải quyết việc làm cho hơn 42.000 lao động trong 9 tháng đầu năm 2024
Hội thao kỹ thuật cấp cứu mỏ: Duy trì tác phong cứu hộ chuyên nghiệp và kỷ luật