Người có công
Trang chủ / Xã hội / Người có công
Bình Định: Phấn đấu không còn gia đình người có công thuộc diện hộ nghèo vào cuối năm 2020
04:28 PM 23/07/2020
(LĐXH -Nhằm đạt được mục tiêu đến cuối năm 2020 sẽ không còn gia đình người có công thuộc diện hộ nghèo, nhiều địa phương trên điah bàn tỉnh Bình Định đang tích cực triển khai các giải pháp hỗ trợ gia đình người có công thuộc diện hộ nghèo vươn lên, có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú.
Tháo gỡ khó khăn
Hiên nay, trên địa bàn tỉnh Bình Định có 4/11 địa phương không còn người có công thuộc diện hộ nghèo là TP Quy Nhơn, TX An Nhơn, TX Hoài Nhơn và huyện Tuy Phước. Thời gian qua, phòng LĐ-TB&XH các địa phương này đã làm tốt vai trò tham mưu, tăng cường chỉ đạo, triển khai kịp thời các chủ trương, chính sách trên lĩnh vực ưu đãi người có công. Việc xác định nguyên nhân nghèo của các hộ người có công rất chính xác. Trên cơ sở suy xét ở nhiều khía cạnh, yếu tố - khách quan lẫn chủ quan tác động, các địa phương đưa ra giải pháp quyết liệt, cụ thể, thiết thực, hiệu quả. Công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên, liên tục, nhờ đó đã phát hiện, tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc, khi cần thì có những điều chỉnh hợp tình, hợp lý, hợp lòng người có công.
Qua rà soát, tính đến giữa năm 2019, TP Quy Nhơn còn 1 gia đình người có công thuộc hộ nghèo và 1 gia đình thuộc hộ cận nghèo; cả hai đều ở xã Nhơn Hải. Phòng LĐ-TB&XH thành phố lập tức phối hợp và đề nghị UBND xã Nhơn Hải báo cáo cụ thể tình hình nhân khẩu, việc làm, tài sản, tư liệu sản xuất, điều kiện sinh hoạt của từng gia đình, nêu rõ lý do nghèo và kiến nghị giải pháp cụ thể.
Bà Nguyễn Thị Lan, Trưởng Phòng LĐ-TB&XH TP Quy Nhơn, cho biết: “Giải pháp đưa ra là hỗ trợ việc làm cho người trong độ tuổi lao động của gia đình và hỗ trợ vốn ưu đãi để họ làm ăn, kinh doanh. Nhờ vậy, sau một thời gian, cả hai hộ đều thoát nghèo”. 
Tại huyện Tuy Phước, tính đến đầu năm 2020, trên địa bàn huyện không còn gia đình người có công nào thuộc hộ nghèo. Trong đó, 13/13 xã, thị trấn trong nhiều năm liền được tỉnh công nhận là xã, phường làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ. Quá trình triển khai thực hiện công tác phát triển kinh tế xã hội gắn với hàng loạt chính sách giảm nghèo cho hộ người có công được huyện triển khai đồng bộ ở các xã, thị trấn đem lại rất nhiều kết quả tốt đẹp. Về xã Phước Hưng những ngày tháng 7 đong đầy cảm xúc tri ân công lao những người đã ngã xuống cho độc lập dân tộc; gặp những thương binh làm kinh tế giỏi, cảm nhận niềm vui, sự phấn khởi của họ khi nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của chính quyền các cấp. Được tạo điều kiện cho vay vốn, các thương binh triển khai nhiều mô hình trồng rau, hoa; nuôi gà, bò, heo… không chỉ làm giàu cho mình mà còn giúp đỡ, hỗ trợ nhiều thương binh khác về vốn, kỹ thuật. Bà Phạm Thị Hồng Thu, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Hưng cho biết, hơn 10 năm qua, xã không có gia đình người có công nào thuộc diện hộ nghèo. “người có công luôn là ưu tiên số 1 của xã trong triển khai các chế độ, chính sách ưu đãi để vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Năm 2017, chúng tôi còn vận động các nguồn lực cấp gần 300 sổ tiết kiệm cho người có công, sắp tới sẽ cấp tiếp một đợt nữa để hỗ trợ họ”, bà Thu trao đổi.
Nhiều giải pháp hiệu quả
Với 7 huyện còn lại phải hoàn thành mục tiêu vào cuối năm, tháng 6 vừa qua, phòng LĐ-TB&XH các huyện đã phối hợp với các xã khảo sát, nắm lại tình hình thực tế rồi đưa ra giải pháp với quyết tâm cao phải thực hiện thật hiệu quả và thực chất. Qua khảo sát, 3 huyện miền núi Vân Canh, An Lão và Vĩnh Thạnh hiện có số lượng gia đình NCC nghèo đông hơn cả. Cụ thể, Vân Canh còn 30 hộ, Vĩnh Thạnh còn 97 hộ, An Lão còn 92 hộ. Qua trao đổi, các huyện cho biết đã chủ động nắm tình hình gia cảnh hộ NCC nghèo và đưa ra giải pháp phù hợp, hy vọng sẽ kịp về đích đúng hẹn. Ông Đặng Hữu Lập, Trưởng Phòng LĐ-TB&XH huyện Vĩnh Thạnh cho biết, huyện đang đẩy mạnh phong trào nhận đỡ đầu gia đình người có công nghèo. “Nguyên nhân chủ yếu ở Vĩnh Thạnh là một số gia đình người có công đông nhân khẩu trong khi thu nhập không ổn định. Thời gian tới, huyện sẽ triển khai hỗ trợ xây nhà, vận động người trong gia đình đi xuất khẩu lao động, ưu tiên các nguồn vốn hỗ trợ làm ăn, kinh doanh”, ông Lập trao đổi.
Thực trạng người có công sống trong gia đình có đông nhân khẩu, thu nhập bấp bênh nên chưa thể thoát nghèo cũng đang phổ biến ở huyện An Lão. Ngày 17.7, từ tham mưu của Phòng LĐ-TB&XH huyện An Lão, UBND huyện đã ban hành một số chính sách ưu đãi. Theo đó, đối với những hộ người có công nghèo đông nhân khẩu, ưu tiên hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, tạo mô hình giảm nghèo từ các nguồn vốn chương trình mục tiêu giảm nghèo. Bên cạnh đó, sẽ tăng cường tuyên truyền, động viên, tạo điều kiện cho họ có việc làm, thu nhập ổn định hoặc đi xuất khẩu lao động. “Giải quyết việc làm tại địa phương cho thành viên trong gia đình cũng là giải pháp được nhiều xã quan tâm thực hiện hiệu quả. Ngoài ra, các xã đã tích cực vận động các cơ quan, đơn vị, daonh nghiệp trên địa bàn hỗ trợ người có công là hộ đồng bào dân tộc thiểu số, người già neo đơn, đơn thân bằng hình thức tặng sổ tiết kiệm, sửa chữa nhà, hỗ trợ hàng tháng…

PV

 

TIN LIÊN QUAN
TAG:
Tin khác
Hòa Bình: Thực hiện kịp thời, hiệu quả các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội
Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Hà Nội triển khai nhiệm vụ Quý IV năm 2024
Hỗ trợ trẻ em chịu ảnh hưởng bão Yagi tỉnh Lào Cai
Yên Bái giải ngân 100% vốn hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo
Chương trình Toả sáng Nghị lực Việt 2024: Tuyên dương 38 gương thanh niên khuyết tật tiêu biểu
Huyện Đam Rông: Tập trung huy động mọi nguồn lực để giảm nghèo bền vững
Anh Phạm Văn Thành làm Chủ tịch Hội Thanh niên khuyết tật Việt Nam khóa I
Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội nỗ lực vì an sinh xã hội Thủ đô
Hơn 100 đại biểu dự hội nghị về công tác tài chính do Sở LĐ-TB&XH TPHCM tổ chức