Bảo hiểm thất nghiệp – “giá đỡ” cho người lao động
(LĐXH)- Chính sách bảo hiểm thất nghiệp được triển khai từ ngày 1/1/2009. Đến nay, chính sách này đã thực hiện tốt vai trò là “điểm tựa” cho người thất nghiệp, là giá đỡ cho người lao động.
Theo thống kê, cả nước hiện có hơn 13 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, chiếm khoảng 28% lực lượng lao động trong độ tuổi. Hơn 5,2 triệu lượt người được hưởng trợ cấp thất nghiệp, được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí, với hơn 230 nghìn người được hỗ trợ học nghề.
Đặc biệt, chính sách bảo hiểm thất nghiệp đã chứng minh hiệu quả to lớn trong bối cảnh đại dịch COVID-19
Tuy nhiên, kết quả thực hiện bảo hiểm thất nghiệp còn bộc lộ nhiều hạn chế. Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội đã chỉ rõ: chính sách bảo hiểm thất nghiệp chưa thực sự gắn bó với thị trường lao động, mới tập trung cho khu vực chính thức, chưa có chính sách phù hợp cho khu vực phi chính thức, còn nặng về giải quyết trợ cấp thất nghiệp, chưa chú ý thỏa đáng đến các giải pháp phòng ngừa theo thông lệ quốc tế. Cơ chế quản lý, cơ chế tài chính và tổ chức bộ máy thực hiện bảo hiểm thất nghiệp còn nhiều điểm bất cập.
Công tác hỗ trợ học nghề được coi là nhiệm vụ quan trọng trong chính sách bảo hiểm thất nghiệp, giúp người lao động thất nghiệp có điều kiện nâng cao kỹ năng nghề, sớm quay lại thị trường lao động với mức thu nhập tốt hơn. Tuy nhiên, một số chính sách khi đi vào cuộc sống chưa thực sự hiệu quả, cần có những điều chỉnh phù hợp với nhu cầu mới, tình hình mới.
Đặc biệt, công tác thông tin, truyền thông về thủ tục tham gia, chi trả và những lợi ích của bảo hiểm thất nghiệp chưa được quan tâm đúng mức, khiến người lao động chưa mặn mà với bảo hiểm thất nghiệp...
Nhiều chính sách hỗ trợ lao động
Lãnh đạo Cục Việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, trong thời kỳ kinh tế - xã hội chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, chính sách bảo hiểm thất nghiệp đã khẳng định được vai trò của mình. Nhiều doanh nghiệp đã gặp khó khăn do cắt giảm đơn hàng và thu hẹp sản xuất và thực tế đã diễn ra là người lao động đã chấm dứt quan hệ lao động của mình tại các doanh nghiệp.
Khi người lao động chấm dứt quan hệ lao động, bảo hiểm thất nghiệp đã thực hiện vai trò của mình trong việc hỗ trợ đối với người thất nghiệp thông qua bốn chính sách. Đó là trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ đào tạo nghề, tư vấn giới thiệu việc làm, và trong thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì người được hưởng bảo hiểm y tế. Như vậy, người lao động trong khi thất nghiệp đã được Quỹ bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ.
Trong thời gian bùng phát dịch bệnh COVID-19 vừa qua, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã tham mưu Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ đối với người lao động trong thời gian ảnh hưởng bởi đại dịch.
Để hỗ trợ lao động tham gia học nghề, từ ngày 15/5/2021, người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp sẽ được hỗ trợ học nghề theo Quyết định số 17/2021/QĐ-TTg ngày 31/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
Đối tượng áp dụng theo Quy định mức hỗ trợ học nghề đối với người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: Người lao động được hỗ trợ học nghề theo quy định tại Điều 55 Luật Việc làm (sau đây gọi chung là người lao động). Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ cao đẳng, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức được thực hiện hoạt động giáo dục nghề nghiệp tham gia đào tạo nghề nghiệp cho người lao động (sau đây gọi chung là cơ sở đào tạo nghề nghiệp).
Mức hỗ trợ học nghề cụ thể: Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề đến 3 tháng: Mức hỗ trợ tính theo mức thu học phí của cơ sở đào tạo nghề nghiệp và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 4.500.000 đồng/người/khóa đào tạo. Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề trên 3 tháng: Mức hỗ trợ tính theo tháng, mức thu học phí và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 1.500.000 đồng/người/tháng. Như vậy, có thể thấy từ ngày 15/5/2021, mức hỗ trợ học nghề đối với người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp đã được tăng đáng kể từ 01 triệu đồng/tháng lên 1,5 triệu đồng/tháng.
Đối tượng áp dụng theo Quy định mức hỗ trợ học nghề đối với người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: Người lao động được hỗ trợ học nghề theo quy định tại Điều 55 Luật Việc làm (sau đây gọi chung là người lao động). Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ cao đẳng, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức được thực hiện hoạt động giáo dục nghề nghiệp tham gia đào tạo nghề nghiệp cho người lao động (sau đây gọi chung là cơ sở đào tạo nghề nghiệp).
Mức hỗ trợ học nghề cụ thể: Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề đến 3 tháng: Mức hỗ trợ tính theo mức thu học phí của cơ sở đào tạo nghề nghiệp và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 4.500.000 đồng/người/khóa đào tạo. Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề trên 3 tháng: Mức hỗ trợ tính theo tháng, mức thu học phí và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 1.500.000 đồng/người/tháng. Như vậy, có thể thấy từ ngày 15/5/2021, mức hỗ trợ học nghề đối với người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp đã được tăng đáng kể từ 01 triệu đồng/tháng lên 1,5 triệu đồng/tháng.
Lãnh đạo Cục Việc làm nhấn mạnh thêm, về lâu dài, thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 28), ngày 8/10/2018, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 125/NQ-CP về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, trong đó, giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Việc làm theo hướng sửa đổi, bổ sung chính sách bảo hiểm thất nghiệp, chính sách việc làm theo hướng hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động duy trì việc làm, bảo đảm quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp và người lao động, khắc phục tình trạng gian lận, trục lợi bảo hiểm thất nghiệp.
Hiện nay, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Việc làm) đang phối hợp với các Bộ, ngành liên quan rà soát văn bản quy phạm pháp luật về việc làm, bảo hiểm thất nghiệp, tổng kết đánh giá việc thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về bảo hiểm thất nghiệp, đặc biệt là các hỗ trợ đối với người lao động và người sử dụng lao động để duy trì việc làm cho người lao động nhằm đề xuất các nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Việc làm./.
Hồng Anh
TAG: