Phòng, chống TNXH
Trang chủ / Xã hội / Phòng, chống TNXH
Bắc Giang: Hiệu quả trong ngăn chặn nạn mua bán người và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán
09:26 AM 27/12/2024
(LĐXH)-Trong những năm qua, công tác phòng, chống mua bán người tỉnh Bắc Giang đã được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương, các hình thức tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn hoạt động của đối tượng và hoạt động hỗ trợ nạn nhân bị mua bán được tập trung thực hiện, đem lại hiệu quả nhất định.
Nhằm nhằm nâng cao nhận thức cho bà con để biết cách tự bảo vệ mình, không bị các đối tượng lừa bán người,  trong năm 2024, tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền đến cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống mua bán người với nội dung, hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với đặc điểm vùng miền. Riêng Sở  Lao động – Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các trường cao đẳng, PTTH trên địa bàn (Trường Cao đẳng Ngô Gia Tự; Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp; Trường THPT Giáp Hải) tổ chức 03 hội thi tuyên truyền tìm hiểu, phổ biến chính sách, pháp luật về phòng, chống mại dâm, mua bán người và hỗ trợ nạn nhân thu hút gần 5.000 học sinh, sinh viên, giáo viên tham gia; biên soạn và cấp phát 25.000 tờ rơi tuyên truyền về phòng chống mại dâm, mua bán người.
Người dân nói chung và phụ nữ, trẻ em nói riêng rất cần được chia sẻ, tuyên truyền và phổ biến thông tin về phòng, chống mua bán người
Các Sở Tư pháp, Sở Thông tin - Truyền thông, Công an tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Ngân hàng nhà nước tỉnh đều triển khai thực hiện tuyên truyền các nội dung liên quan đến vấn đề an ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao để mua bán người, phương thức, thủ đoạn của tội phạm mua bán người, kết quả phòng ngừa đấu tranh và các kiến thức, kỹ năng  phòng ngừa mua bán người cho cán bộ, công chức, người lao động trong ngành cùng các đối tượng là trẻ em, phụ nữ và người dân trong cộng đồng xã hội. 
Cùng với đó, các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh cũng tích cực chỉ đạo các phòng ban chức năng, các đoàn thể chính trị - xã hội và UBND các xã, phường, thị trấn phối hợp thực hiện đa dạng các hình thức tuyên truyền phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế của địa phương. Trong năm, đã treo 111 pano, băng zon, khẩu hiệu; cấp phát 7.415 tờ rơi; biên soạn, phát 178 tin bài trên hệ thống Đài phát thanh cơ sở, tổ chức 30 hội nghị, tọa đàm với trên 10.000 người tham dự với nội dung tuyên truyền về công tác phòng, chống mại dâm, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về; tổ chức phát động phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc” gắn với cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư không có tệ nạn xã hội…
Thực hiện công tác tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Trường Đại học Lao động – Xã hội tổ chức tập huấn nâng cao năng lực về công tác hỗ trợ nạn nhân cho trên 200 cán bộ làm công tác hỗ trợ nạn nhân của các sở, ngành, các huyện, thị xã, thành phố và các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, trong năm, Sở còn chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Sở Y tế, Sở Văn hóa -Thể thao và Du lịch kiểm tra công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, công tác hỗ trợ nạn nhân đối với Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc huyện Hiệp Hòa. tham gia Đoàn Kiểm tra của ban Chỉ đạo tỉnh kiểm tra 09 huyện, thị xã, thành phố còn lại.
Theo báo cáo của các cơ quan chức năng, trong năm 2024 cơ quan công an đã xác minh, giải cứu thành công 02 nạn nhân bị mua bán ( 01 trường hợp ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang; 01 trưởng hợp ở huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn) và bàn giao cho gia đình. Thực tế, các nạn nhân không có nhu cầu và đề xuất hỗ trợ.
Có thể nói, với sự chỉ đạo sát sao của UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh, ngay từ đầu năm 2024, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Công an tỉnh, các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan đã xây dựng kế hoạch, triển khai và thực hiện tốt các giải pháp, chính sách, nội dung về phòng, chống mua bán người và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về. Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống mua bán người, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về được các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện với nhiều nội dung, hình thức đa dạng, linh hoạt đã góp phần thay đổi tích cực nhận thức, ý thức, năng lực cá nhân, gia đình và toàn xã hội về phòng chống mua bán người. Sự phối hợp trong phòng ngừa và hỗ trợ nạn nhân giữa các cơ quan, đơn vị chức năng và các địa phương được tăng cường đã giúp kiểm soát tội phạm mua bán người và tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân kịp thời.
Trong thời gian tới, tỉnh Bắc Giang sẽ tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo Kế hoạch số 42/KH- LĐTBXH ngày 05/5/2021 về triển khai thực hiện Chương trình phòng chống mua bán người giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030; Quy chế phối hợp tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán số 2548 ngày 18/7/2022 của liên bộ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội-Bộ Công an-Bộ Quốc phòng-Bộ Ngoại giao. Xây dựng Kế hoạch hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về năm 2025 theo hướng dẫn của Trung ương và của Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh.
Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong phòng, chống mua bán người, tập trung ở các khu công nghiệp hay các địa phương vùng sâu, vùng xa, nhiều người dân tộc ít người dễ bị lợi dụng.
Tỉnh tiếp tục tổ chức tập huấn và tập huấn nâng cao nghiệp vụ trong công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về và công tác phòng chống mua bán người cho cán bộ làm công tác phòng chống tệ nạn xã hội cấp tỉnh, huyện, xã.
Cùng với đó, tỉnh tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn thực hiện chương trình phòng, chống mua bán người, lồng ghép với các chương trình an sinh xã hội như giảm nghèo, dạy nghề, tạo việc làm…. Tạo điều kiện tốt nhất để nạn nhân tiếp cận với các dịch vụ trợ giúp sẵn có tại địa phương./.
Nhật Hằng
TAG:
Tin khác
Lâm Đồng: Tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức trong phòng, chống mại dâm
Sự thật về thuốc giảm cân
Bắc Giang: Hiệu quả trong ngăn chặn nạn mua bán người và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán
Bắc Giang đẩy mạnh tuyên truyền về phòng, chống mua bán người
Đồng Tháp: Thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống mua bán người và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về
24 liệt sĩ an táng tại Nghĩa trang liệt sĩ Long Khánh được đính chỉnh, điều chỉnh thông tin
Phòng, chống thiên tai: Phải lấy người dân làm trung tâm
Tuyên Quang: Chủ động thực hiện công tác phòng, chống mua bán người và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán
Cô gái H’Mông: Trái tim tử tế mang khát vọng kết nối giá trị nhân văn trong hệ sinh thái “Nuôi em”