Việc làm
Trang chủ / Lao động / Việc làm
An Giang tăng tỷ lệ người lao động tham gia BHTN được hỗ trợ học nghề
02:39 PM 06/12/2021
(LĐXH)- UBND tỉnh An Giang vừa ban hành Kế hoạch số 750/KH-UBND ngày 3/12/2021 về việc triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp” trên địa bàn tỉnh. Theo đó, tỉnh phấn đấu tăng tỷ lệ người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) được hỗ trợ học nghề; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề để duy trì việc làm.
Mục tiêu của kế hoạch là nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị thực hiện chính sách BHTN, trong đó tập trung về tổ chức bộ máy và nhân sự, cơ chế tài chính của Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đảm bảo tinh gọn, chuyên nghiệp, hiệu lực và hiệu quả để chính sách BHTN thực sự trở thành công cụ chủ yếu quản trị thị trường lao động.
Theo Kế hoạch, giai đoạn đến năm 2025, tỉnh đề ra mục tiêu có 100% người lao động đang đóng BHTN bị chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc được tư vấn miễn phí khi có nhu cầu. 80% người thất nghiệp được giới thiệu việc làm miễn phí khi có nhu cầu, trong đó 60% được giới thiệu việc làm thành công. Tăng tỷ lệ người lao động tham gia BHTN được hỗ trợ học nghề; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề để duy trì việc làm.
Đồng thời, hoàn tất việc kết nối, chia sẻ, liên thông dữ liệu về BHTN giữa cơ quan lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH). 100% nhân sự thực hiện BHTN tại Trung tâm Dịch vụ việc làm được đào tạo nghiệp vụ và bồi dưỡng chuyên sâu; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia BHTN đạt mức 85%.

An Giang phấn đấu 100% người lao động đang đóng BHTN bị chấm dứt hợp đồng lao động được tư vấn miễn phí khi có nhu cầu

Giai đoạn đến năm 2030, An Giang phấn đấu có 90% người thất nghiệp được giới thiệu việc làm miễn phí khi có nhu cầu, trong đó 70% được giới thiệu việc làm thành công. Tiếp tục tăng tỷ lệ người lao động tham gia BHTN được hỗ trợ học nghề; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề để duy trì việc làm.
Bên cạnh đó, thống nhất việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm có sự liên thông giữa các địa phương. Thực hiện việc chia sẽ, kết nối thông tin, dữ liệu giữa các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, tài chính, thuế, lao động để nâng cao hiệu quả quản lý và thực thi chính sách BHTN. Trung tâm Dịch vụ việc làm từng bước được hiện đại hóa; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia BHTN đạt mức 90%.
Để đạt được các mục tiêu trên, An Giang đề ra một số nhiệm vụ và giải pháp như: tham gia góp ý xây dựng, hoàn thiện, đồng bộ các chính sách về lao động, việc làm, đào tạo, tiền lương, BHXH,… để có sự liên kết chặt chẽ, nâng cao hiệu quả của chính sách BHTN; góp ý sửa đổi, bổ sung Luật Việc làm theo hướng mở rộng đối tượng tham gia và các chế độ, gắn BHTN với chính sách về việc làm, quản trị thị trường lao động, thông tin, dự báo thị trường lao động và BHXH. Hàng năm, tổ chức đánh giá việc thực hiện các quy định của pháp luật về BHTN, từ đó đề xuất các nội dung sửa đổi, bổ sung kịp thời.
Hoàn thiện hệ thống thực hiện chính sách BHTN đảm bảo tính liên kết chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị thực hiện nhằm phát huy vai trò của chính sách BHTN là chính sách về việc làm, quản trị thị trường lao động, tư vấn, giới thiệu việc làm, đào tạo nghề và duy trì việc làm. Tổ chức bộ máy thực hiện BHTN tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đủ năng lực để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và đáp ứng nhu cầu của người lao động trong tình hình mới.
Tăng cường tính tự chủ của Trung tâm Dịch vụ việc làm gắn với sự phát triển của thị trường lao động để chia sẻ thông tin, tăng cường kết nối cung - cầu lao động đảm bảo hỗ trợ tốt nhất cho người thất nghiệp. Tăng cường công tác phối hợp, thống nhất trong tổ chức thực hiện BHTN; xây dựng và ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan thực hiện chính sách BHTN.
Tiến hành quy trình nghiệp vụ thực hiện BHTN có sự liên thông gắn kết với các địa phương theo hướng đẩy mạnh hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, cung ứng lao động, gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm và các biện pháp hỗ trợ duy trì việc làm.
Tỉnh sẽ tiếp tục hoàn thiện tiêu chuẩn về vị trí việc làm theo chức danh nghề nghiệp, đảm bảo nhân sự thực hiện BHTN phải có đủ năng lực và kỹ năng phù hợp để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ nhất là trong bối cảnh Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và thị trường lao động biến động nhanh chóng.
Xây dựng kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về BHTN và các nghiệp vụ cần thiết khác cho đội ngũ nhân sự thực hiện BHTN; có cơ chế chính sách tuyển dụng, đãi ngộ nhằm thu hút đội ngũ nhân sự thực hiện chính sách BHTN có chất lượng cao, tạo động lực cho nhân sự thực hiện chính sách BHTN.  
Tiếp đó, An Giang sẽ từng bước hoàn thiện cơ chế tài chính về BHTN trên cơ sở chuyển đổi Trung tâm Dịch vụ việc làm thành đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện tự đảm bảo chi hoạt động thường xuyên. Thực hiện đặt hàng Trung tâm Dịch vụ việc làm đối với dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước trong lĩnh vực việc làm. Đẩy mạnh cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và tăng cường phân cấp kinh phí thực hiện BHTN cho Trung tâm Dịch vụ việc làm để chủ động tổ chức thực hiện BHTN nhằm phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Trung tâm…

Chí Tâm

TAG:
Tin khác
Sở LĐ-TB&XH TP.HCM: Có 87/88 chỉ tiêu, nhiệm vụ đạt và vượt so với yêu cầu đề ra
Phân tích các biến số vĩ mô và vi mô, chỉ ra cơ hội đầu tư tiềm năng trong thời gian tới
TP.HCM tăng cường kết nối cung – cầu giải quyết việc làm cho người lao động
Đảm bảo tiến độ thi công nhưng an toàn lao động vẫn phải là trên hết
Phú Thọ tích cực thu thập thông tin về người lao động, góp phần hỗ trợ việc làm bền vững
Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Lai Châu: Tăng cường các hoạt động hỗ trợ việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững
Huyện Định Hóa: Tăng cường hỗ trợ việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững
Thực hiện Tiểu Dự án hỗ trợ việc làm bền vững ở huyện nghèo Ngân Sơn
Đắk Lắk: Đẩy mạnh giới thiệu việc làm trong nước và ngoài nước