An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Yên Bái triển khai hiệu quả các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo
03:03 PM 22/07/2019
(LĐXH)- Thời gian qua, công tác giảm nghèo đang được triển khai mạnh mẽ theo Chương trình hành động 144-CTr/TU ngày 15/2/2019 của Tỉnh ủy Yên Bái về thực hiện Kết luận số 37-KL/TW ngày 17/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 22 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh năm 2019 và Kế hoạch số 131-KH/TU ngày 19/4/2019 của Tỉnh ủy về thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững năm 2019.
Để đạt mục tiêu giảm trên 5,8% hộ nghèo (11.869 hộ) trong năm nay, tổng kinh phí triển khai thực hiện ước tính trên 5.440 tỷ đồng; trong đó, ngân sách Trung ương 1.621 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 29,81%; ngân sách địa phương trên 367 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 6,76%; vốn vay tín dụng ưu đãi 3.000 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 55,14%; vốn huy động khác trên 450 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 8,29%. 
Kết quả trong 6 tháng đầu năm, các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo đã được triển khai gồm: đối với Chương trình 30a tại 2 huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải, năm 2019, Trung ương bố trí trên 136 tỷ đồng, gồm: vốn đầu tư phát triển trên 115 tỷ đồng, bố trí thu hồi vốn ứng trước của 10 công trình (5 công trình thủy lợi, 3 công trình giao thông và 2 công trình cấp nước) kinh phí 10,9 tỷ đồng; cấp vốn cho 12 công trình chuyển tiếp (3 công trình giao thông, 8 công trình thủy lợi, 1 công trình nước sạch), kinh phí 25,7 tỷ đồng; đầu tư mới 18 công trình (11 công trình giao thông, 7 công trình thủy lợi), kinh phí 78,4 tỷ đồng. 
Người dân một số vùng ở Yên Bái phát triển nghề nuôi ong lấy mật
Vốn sự nghiệp, đã cấp về cho các địa phương 20,9 tỷ đồng để triển khai: duy tu, bảo dưỡng các công trình sau đầu tư là 3,5 tỷ đồng; hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo là 16,1 tỷ đồng; hỗ trợ lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là 1,2 tỷ đồng. 
Đối với Chương trình 135, tổng vốn trên 161,1 tỷ đồng, trong đó: vốn đầu tư phát triển trên 118,3 tỷ đồng, vốn sự nghiệp trên 42,7 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư phát triển dành trên 89,5 tỷ đồng đầu tư xây dựng 113 công trình tại các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) gồm: 55 công trình chuyển tiếp với số vốn đầu tư trên 42 tỷ đồng, 58 công trình khởi công xây dựng mới với số vốn trên 46 tỷ đồng; hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng tại 144 thôn, bản ĐBKK, kinh phí 28,8 tỷ đồng.  
Đối với vốn sự nghiệp, đã dành 8,4 tỷ đồng duy tu bảo dưỡng các công trình; 29,8 tỷ đồng hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã, thôn, bản ĐBKK; 4,5 tỷ đồng nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở trên địa bàn các xã, thôn bản ĐBKK. 
Qua 6 tháng, các địa phương đã mở 26 lớp tập huấn cho 1.737 cán bộ thôn, bản và cộng đồng dân cư; 4 lớp tập huấn cho 194 cán bộ cấp xã; tổ chức 1 đoàn tham quan học tập kinh nghiệm cho 38 người tại một số tỉnh miền Trung. Ngoài  ra, các địa phương đang triển khai Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135, với vốn Trung ương bố trí năm 2019 trên 2,1 tỷ đồng. 
Phát triển chăn nuôi góp phần xóa đói giảm nghèo trong đồng bào các dân tộc ở Yên Bái
Ngoài hai dự án chính trên, ngành lao động - thương binh và xã hội và các địa phương đang triển khai 2 dự án là: truyền thông và giảm nghèo về thông tin, vốn trên 1,9 tỷ đồng (truyền thông về giảm nghèo 696 triệu đồng); nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá thực hiện chương trình, vốn trên 1,5 tỷ đồng. 
Theo Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Ngô Thanh Giang, để hoàn thành tốt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo năm 2019 trên 5,8%, tỉnh sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, tạo sự đồng thuận cao của cả hệ thống chính trị và nhân dân, nhằm chuyển biến nhận thức đối với cán bộ, Đảng viên và cộng đồng dân cư trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. Bên cạnh đó, tỉnh cũng tăng cường kiểm tra, giám sát việc triển khai công tác giảm nghèo tại các địa phương, cơ sở để kịp thời phát hiện, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch giảm nghèo.
Mặt khác, Yên Bái sẽ chú trọng tạo việc làm ổn định cho người nghèo thông qua công tác đào tạo nghề bằng nhiều hình thức phù hợp, bảo đảm dạy nghề gắn với việc tư vấn giới thiệu, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp để nâng cao thu nhập cho người lao động, giúp giảm nghèo bền vững hơn.
Để không còn nỗi lo canh cánh hễ đến mùa mưa lũ lại tái nghèo, Yên Bái cần phải có sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của cả hệ thống chính trị với chiến lược bài bản và có chiều sâu. Bên cạnh đầu tư xây dựng hạ tầng, việc trồng cây, gây rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc là điều mang tính sống còn đối với người dân các huyện vùng cao Yên Bái. Bởi rừng là nơi giữ nước, nơi trồng các loài cây dược liệu quý, có giá trị kinh tế cao, vừa là công cụ chống xói mòn, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống hiệu quả. Do đó, cần đẩy mạnh hơn nữa việc trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn. Đồng thời, quan tâm hướng dẫn cách thức chăm sóc, nuôi trồng và cung cấp giống cây để tạo sinh kế giúp bà con bảo đảm cuộc sống./.
Hồng Minh
TAG:
Tin khác
Ủy ban quốc gia về trẻ em làm việc với tỉnh Sơn La về thực hiện công tác phối hợp liên ngành trong phòng, chống bạo lực trẻ em, xâm hại tình dục trẻ em
Huyện Can Lộc huy động hệ thống chính trị thực hiện công tác giảm nghèo bền vững
Chăm lo chu đáo cho người có công trên mảnh đất Hà Tĩnh
Huyện Trực Ninh: Lan tỏa các hoạt động đền ơn đáp nghĩa
Hà Tĩnh với công tác hỗ trợ nhà ở cho người có công
Huyện Cầu Kè: Sâu nặng nghĩa tình với người có công
Huyện Đức Thọ: Không ngừng nâng cao đời sống người có công
Nghệ An chăm lo chu đáo đối với người có công
Thành phố Bắc Giang: Thực hiện tốt công tác Đền ơn đáp nghĩa