An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Yên Bái nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác xã hội
02:40 PM 05/10/2021
(LĐXH)- Tỉnh chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ trợ giúp xã hội, giáo dục và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí.
Đẩy mạnh đào tạo chuyên sâu
Theo “Chương trình Trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng, giai đoạn 2021 – 2030”, tỉnh nhấn mạnh nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức, viên chức và cộng tác viên công tác xã hội. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ trợ giúp xã hội, giáo dục và phục hồi chức năng.
Cụ thể, đào tạo kỹ năng chuyên sâu về công tác xã hội lâm sàng trong chăm sóc sức khỏe tâm thần, trẻ tự kỷ và rối nhiễu tâm trí cho 173 cán bộ, công chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội (bình quân 10 người/năm).
Một lớp học dành cho trẻ tự kỷ tại Trung tâm CTXH và BTXH tỉnh Yên Bái
Đào tạo kỹ năng sàng lọc, phát hiện sớm đối với trẻ tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí; đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu về sức khỏe tâm thần, trẻ tự kỷ; khảo sát, đánh giá giữa kỳ, cuối kỳ, chuyên đề về sức khỏe tâm thần.
Tập huấn cho cán bộ, nhân viên, cộng tác viên và gia đình đối tượng về kỹ năng, phương pháp chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí. Khai thác, sử dụng các video dạy các kỹ năng cho gia đình đối tượng để chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí tại cộng đồng.
Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng định kỳ; tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm; tập huấn giảng viên nguồn cho địa phương về kỹ năng phòng ngừa nguy cơ đối với trẻ tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí.
Phát triển mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội
Cùng với đó, phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội làm nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục, phục hồi chức năng đối với người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí. Theo đó, đầu tư, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất, kỹ thuật và trang thiết bị cho Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội tỉnh để nâng cao năng lực chăm sóc, giáo dục và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí đạt tiêu chuẩn nhà nước quy định; bảo đảm có các phân khu chức năng, các hạng mục công trình đáp ứng hoạt động chăm sóc, giáo dục, phục hồi chức năng, trị liệu và cung cấp dịch vụ công tác xã hội.
Giai đoạn 2021 – 2025, hỗ trợ xây dựng tối thiếu 01 mô hình cơ sở trợ giúp xã hội chăm sóc, giáo dục và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí; 01 mô hình cơ sở phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí cho người mắc bệnh tâm thần, trẻ em tự kỷ.
Giai đoạn 2026 – 2030, hỗ trợ xây dựng tối thiếu 02 mô hình cơ sở trợ giúp xã hội chăm sóc, giáo dục và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí; 02 mô hình cơ sở phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí cho người mắc bệnh tâm thần, trẻ em tự kỷ.
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn tiêu chí, điều kiện mô hình, trên cơ sở thống nhất với các huyện, thị xã, thành phố lựa chọn sơ sở nhân rộng mô hình.
Các mô hình cung cấp dịch vụ trị liệu gồm: tâm lý trị liệu, vật lý trị liệu; giáo dục, lao động trị liệu và phục hồi chức năng xã hội, công tác xã hội cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí và phối kết hợp điều trị y tế phù hợp tại cơ sở.
Xây dựng các tiêu chuẩn, quy trình cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng, hướng nghiệp dạy nghề, lao động trị liệu, hỗ trợ xã hội, trị liệu tâm lý, trị liệu bằng liệu pháp khác. Hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương thực hiện các tiêu chuẩn và quy trình theo quy định, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí.
Triển khai thực hiện đồng bộ công cụ sàng lọc trẻ em tự kỷ, rối nhiễu tâm trí cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh; hướng dẫn các địa phương sử dụng bộ công cụ sàng lọc, chẩn đoán sớm, phát hiện sớm và hỗ trợ can thiệp sớm và áp dụng mô hình trị liệu không dùng thuốc; ứng dụng công nghệ thông tin để sàng lọc, chẩn đoán và can thiệp sớm.
Cùng với đó, Yên Bái coi trọng công tác tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng về các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước dành cho người tâm thần, người bị rối nhiễu tâm trí; tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng về vai trò, vị trí hệ thống trợ giúp xã hội, về trách nhiệm của gia đình và toàn xã hội trong chăm sóc và phục hồi chức năng; nâng cao kiến thức, kỹ năng trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng./.
Minh Hà
TAG:
Tin khác
Trung tâm Công tác xã hội Quảng Ninh: Tích cực sàng lọc, trị liệu tâm lý đối với trẻ tự kỷ
Quảng Ninh: Tập trung thực hiện công tác cai nghiện ma tuý và quản lý sau cai
Bắc Giang: Tăng cường các hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Bắc Giang: Đặt mục tiêu đến năm 2025, ít nhất 50% số cơ sở trợ giúp xã hội có cung cấp dịch vụ công tác xã hội
Bắc Giang: Nâng cao chất lượng dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người dân
Nhiều hoạt động tri ân thiết thực ở huyện Trực Ninh
Cơ sở Chăm sóc người tâm thần tỉnh Bắc Giang: Nơi gửi gắm niềm tin
Xã Trực Thanh thực hiện tốt chính sách đối với người có công
Nâng cao vị thế của phụ nữ và trẻ em gái tỉnh Quảng Ninh