Giáo dục - Nghề nghiệp
Trang chủ / Giáo dục - Nghề nghiệp / Giáo dục - Nghề nghiệp
Yên Bái phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
02:05 PM 08/09/2021
(LĐXH)- Theo "Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TU ngày 20/01/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025" do Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái mới ban hành, mục tiêu chung là xây dựng và phát triển nguồn nhân lực có năng lực, trình độ, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, thể lực, phẩm chất đạo đức tốt, tác phong làm việc chuyên nghiệp, hiện đại nhằm hình thành nguồn nhân lực đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, hợp lý về cơ cấu, phù hợp với nhu cầu sử dụng, góp phần nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh trên địa bàn tỉnh.
Theo Chương trình, mục tiêu đến  năm 2025: Về giáo dục phổ thông, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS vào THPT đạt 60%, giáo giáo dục nghề nghiệp đạt 30%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT vào giáo dục nghề nghiệp đạt 45%, vào đại học đạt 27%.
Về giáo dục nghề nghiệp: Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 70%; tỷ lệ người dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao động qua đào tạo đạt 45%; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân 6,2%/năm. Cùng với đó, Yên Bái cũng đề ra các chỉ tiêu về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Một buổi tư vấn nghề nghiệp cho các em học sinh ở Yên Bái

Để thực hiện mục tiêu này, trong giai đoạn 2021-2025, tỉnh Yên Bái sẽ tiếp tục tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền về phát triển nguồn nhân lực; thông tin, tuyên truyền và quán triệt nội dung của Nghị quyết. Nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, đẩy mạnh công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở, trung học phổ thông, tạo nền tảng cho phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Theo đó, tổ chức thực hiện hiệu quả Đề án “Triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021 – 2025” và “Đề án phát triển trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 – 2025”.
Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 – 2025” trên địa bàn tỉnh. Khảo sát, thống kê nhu cầu học nghề của học sinh sau khi tốt nghiệp THCS, THPT gắn với việc vận động, tư vấn hướng nghiệp, định hướng học sinh tham gia học nghề ở các cấp trình độ theo mục tiêu phân luồng của tỉnh.
Yên Bái luôn đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu lao động, hướng tới nông nghiệp chất lượng cao
Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực của tỉnh và thị trường lao động. Theo đó, nâng cao chất lượng, hiệu quả của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, nhất là các trường cao đẳng, trường trung cấp trên địa bàn tỉnh. Sắp sếp, quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh hợp lý về cơ cấu, đa dạng về ngành nghề, loại hình đào tạo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa; có phân tầng chất lượng, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của tỉnh.
Cùng với đó, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các cấp, các ngành đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; nguồn nhân lực khu vực nông nghiệp, nông thôn; nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số.
Nâng cao chất lượng nguồn dân số, thể lực cho nhân dân; thực hiện chính sách về phát triển nguồn nhân lực. Đồng thời tăng cường hợp tác quốc tế về phát triển nhân lực. Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội trong phát triển nguồn nhân lực.
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành và địa phương căn cứ nội dung trong chương trình hành động tổ chức, triển khai thực hiện với quyết tâm cao nhất để hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu giai đoạn 2021-2025, bảo đảm chất lượng, hiệu quả. Xây dựng kế hoạch chi tiết để tổ chức thực hiện, trong đó phân công trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan, đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp và lãnh đạo phụ trách để chỉ đạo trực tiếp, gắn với mốc thời gian hoàn thành từng nội dung công việc./.
Hồng Anh
TAG:
Tin khác
Nghề Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính Trường Cao đẳng nghề TP.HCM đã đạt chuẩn kiểm định
Khởi động Chương trình INTENSE:  Cơ hội học tập việc làm cho sinh viên Việt Nam
Trường Trung cấp Kỹ thuật – Nghiệp vụ Kiên Giang long trọng tổ chức Lễ Khai giảng năm học 2024 – 2025
Huyện Ngọc Hiển: Tạo sinh kế bền vững cho lao động vùng nghèo, vùng khó khăn
Trường Trung cấp Dân tộc nội trú Nghĩa Lộ kỷ niệm 20 năm thành lập
Trường Đại học LĐ-XH CSII tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
Trường Cao đẳng Kinh tế TPHCM: Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và Kỷ niệm 35 năm ngày thành lập
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung gửi thư chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Hành trình 3 thập kỷ: Trường Phổ thông Dân lập Hermann Gmeiner Hà Nội – Mái ấm yêu thương, chắp cánh ước mơ