Giáo dục - Nghề nghiệp
Trang chủ / Giáo dục - Nghề nghiệp / Giáo dục - Nghề nghiệp
Xây dựng văn hóa ứng xử trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở Bắc Giang
10:41 AM 29/07/2021
(LĐXH) - Thời gian qua, tỉnh Bắc Giang đã triển khai nhiều giải pháp xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN), như: Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên (HSSV); Xây dựng và thực hiện Bộ quy tắc ứng xử trong trường học; Tăng cưòng sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong xây dựng văn hóa ứng xử… góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo và xây dựng con người Việt Nam yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo.
Thực hiện Quyết định số 1299/QĐ-TTg ngày 03/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025”, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bắc Giang đã ban hành Kế hoạch số 2202/KH-UBND ngày 26/5/2020 về triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học” trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2020-2025. Trong đó, yêu cầu các Sở, ban, ngành, địa phương bám sát nội dung hướng dẫn, xây dựng kế hoạch thực hiện phù hợp với đặc điểm và điều kiện của từng địa phương, đơn vị, sao cho Đề án được thực hiện nghiêm túc, chất lượng, giúp văn hóa ứng xử đi vào nề nếp và phát huy hiệu quả trong trường học.
Đối với các cơ sở GDNN. Trên địa bàn tỉnh hiện có 40 cơ sở GDNN và hoạt động GDNN. Với chức năng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực GDNN, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã ban hành văn bản chỉ đạo các cơ sở GDNN nghiên cứu triển khai xây dựng kế hoạch thực hiện đảm bảo đúng quy định với mục đích tăng cường xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học nhằm tạo chuyển biến căn bản về ứng xử văn hóa của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên, học sinh, sinh viên.
Trường Trung cấp nghề miền núi Yên thế triển khai mô hình văn hóa ứng xử tiêu biểu - Mô hình 5S 
Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật được lãnh đạo các cơ sở GDNN đặc biệt quan tâm, thông qua tuần sinh hoạt công dân – HSSV đầu năm, đầu khóa và các hoạt động ngoại khóa, hoạt động của Đoàn thanh niên nhà trường. Bên cạnh đó, tất cả các Trường Cao đẳng, Trung cấp và Trung tâm GDNN-GDTX đã xây dựng Bộ quy tắc ứng xử quy định cụ thể những việc nên làm và không nên làm trong các mối quan hệ ứng xử của HSSV, giáo viên và cán bộ, công nhân viên phù hợp tình hình thực tế và văn hóa đặc trưng của địa phương; chú trọng xây dựng cơ sở xanh, sạch, đẹp, an toàn, lành mạnh, thân thiện. Bộ quy tắc ứng xử được treo tại các bảng tin, bảng thông báo, website của nhà trường, trong phòng học, phòng làm việc và những nơi cần thiết khác; gửi đến các thành viên trong đơn vị qua hệ thống email, hệ thống liên lạc điện tử… để HSSV, giáo viên và cán bộ, nhân viên trong trường dễ quan sát và thực hiện. Bên cạnh đó, lồng ghép tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ LĐTBXH về việc tăng cường công tác giáo dục pháp luật cho HSSV trong các cơ sở giáo dục đào tạo, quy chế, quy định  của nhà trường cho HSSV. Qua đó, văn hóa ứng xử của HSSV đã được nâng cao.
Các cơ sở GDNN cũng tích cực đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục văn hóa ứng xử trong trường học. Bổ sung, hoàn thiện nội dung giáo dục văn hóa ứng xử trong các hoạt động giáo dục, trong chương trình giáo dục phổ thông; lựa chọn các nội dung giáo dục văn hóa ứng xử, lối sống văn hóa có giá trị và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, tình cảm của học sinh; giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật, giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống và các hoạt động trải nghiệm để hình thành các phẩm chất nhân ái, tự trọng bản thân, tôn trọng, trách nhiệm với bạn bè, chia sẻ, bao dung với người khác. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, cán bộ Đoàn, Công đoàn cơ sở thường xuyên phổ biến, quán triệt nội dung Bộ quy tắc ứng xử tại đơn vị, lồng ghép trong các tiết học chính khóa, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm, hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh... Đẩy mạnh giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, phong cách cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh; tạo nền tảng về nhận thức và hành động để xây dựng môi trường văn hóa và ứng xử văn hóa trong cơ sở GDNN. Tạo cơ chế cho học sinh phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập, rèn luyện và tham gia giám sát các hoạt động của nhà trường, giám sát việc thực hiện văn hóa ứng xử và dân chủ trong trường học; tham gia ngăn chặn các hành vi vi phạm quy tắc ứng xử trong trường học.
Các hoạt động nâng cao năng lực ứng xử văn hóa và năng lực giáo dục văn hóa ứng xử được chú trọng thông qua các buổi sinh hoạt tập thể, các câu lạc bộ, cuộc thi, tập tự diễn thuyết, tham gia diễn đàn, tọa đàm, đối thoại… Phát huy vai trò của tổ chức Đoàn thanh niên, Công đoàn, tổ chức đa dạng hình thức giáo dục ứng xử văn hóa, thể hiện tinh thần yêu nước, tôn trọng giá trị lịch sử truyền thống văn hóa tốt đẹp cho học sinh thông qua hoạt động hát Quốc ca, Lễ Chào cờ Tổ quốc và các hoạt động tập thế. Khuyến khích học sinh tham gia tuyên truyền về trường học văn hóa, những hành vi ứng xử đẹp; phê phán hành vi chưa đẹp của những người xung quanh; nâng cao thẩm mỹ, nghệ thuật cho học sinh thông qua các hoạt động giáo dục và quan tâm đến các sự kiện thời sự - chính trị của địa phương, đất nước và quốc tế, với khách là người nước ngoài...
Bên cạnh đó, các cơ sở GDNN cũng tăng cường phối hợp với gia đình HSSV và chính quyền địa phương trong việc giáo dục văn hóa ứng xử cho HSSV trong nhà trường cũng như xây dựng đời sống văn hóa ở địa phương. Tuyên truyền, vận động, phối hợp các lực lượng trên địa bàn, tổ chức giáo dục hỗ trợ học sinh gặp khó khăn; xử lý kịp thời các vi phạm về văn hóa ứng xử, vi phạm pháp luật; đảm bảo an toàn cho đội ngũ nhà giáo và học sinh. Phối hợp tổ chức các hoạt động văn hóa ngoài nhà trường, xây dựng cơ sở vật chất, cảnh quan môi trường; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện văn hóa ứng xử trong trường học; có hình thức động viên khen thưởng các tổ chức, cá nhân làm tốt; kịp thời xử lý các đơn vị đế xảy ra các vấn đề về bạo lực học đường, ứng xử thiếu văn hóa.
Với nhiều giải pháp đồng bộ, sự vào cuộc của các cấp, ngành, địa phương và sự  tích cực, nghiêm túc trong thực hiện Đề án các cơ sở GDNN, đến hết năm 2020, tỉnh Bắc Giang đã đạt 100% các chỉ tiêu đề ra. Cụ thể: 100% đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên, học sinh, sinh viên được tuyên truyền, phổ biến, học tập các vấn đề liên quan đến văn hóa ứng xử, môi trường văn hóa trong gia đình, nhà trường và cộng đồng. Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên, trong cơ sở GDNN luôn tự bồi dưỡng nâng cao năng lực ứng xử văn hóa để có năng lực tốt về tổ chức giáo dục văn hóa ứng xử trong cơ sở qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, các buổi sinh hoạt lớp. 95% Cơ sở đạt tiêu chuẩn xanh, sạch, đẹp, an toàn, lành mạnh, thân thiện, góp phần xây dựng môi trường văn hóa trong cơ sở GDNN. Với việc xây dựng, triển khai mô hình văn hóa ứng xử tiêu biểu - Mô hình 5S tại đơn vị, năm 2021, Trường Trung cấp nghề miền núi Yên Thế  được Sở LĐTBXH hội đề nghị Tổng cục giáo dục nghề nghiệp trình biểu dương, khen thưởng mô hình văn hóa ứng xử tiêu biểu./.
Hiền Minh
TAG:
Tin khác
Nghề Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính Trường Cao đẳng nghề TP.HCM đã đạt chuẩn kiểm định
Khởi động Chương trình INTENSE:  Cơ hội học tập việc làm cho sinh viên Việt Nam
Trường Trung cấp Kỹ thuật – Nghiệp vụ Kiên Giang long trọng tổ chức Lễ Khai giảng năm học 2024 – 2025
Huyện Ngọc Hiển: Tạo sinh kế bền vững cho lao động vùng nghèo, vùng khó khăn
Trường Trung cấp Dân tộc nội trú Nghĩa Lộ kỷ niệm 20 năm thành lập
Trường Đại học LĐ-XH CSII tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
Trường Cao đẳng Kinh tế TPHCM: Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và Kỷ niệm 35 năm ngày thành lập
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung gửi thư chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Hành trình 3 thập kỷ: Trường Phổ thông Dân lập Hermann Gmeiner Hà Nội – Mái ấm yêu thương, chắp cánh ước mơ