Bình đẳng giới
Trang chủ / Xã hội / Bình đẳng giới
Xây dựng và phát triển đội ngũ nữ lãnh đạo, quản lý trong giai đoạn hiện nay
10:41 AM 28/09/2020
(LĐXH) - Xuyên suốt quá trình xây dựng và phát triển, Đảng và Nhà nước ta luôn ghi nhận quyền bình đẳng giữa nam và nữ, thể hiện chủ trương nhất quán của Đảng về sự bình đẳng giữa nam và nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Mục tiêu bình đắng giới được Hiến pháp năm 1946 ghi nhận và tiếp tục được sửa đổi, bổ sung theo hướng bảo đảm bình đẳng giới và quyền con người.

Nghị quyết số ll-NQ/TW ngày 27 tháng 4 năm 2017 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đã xác định nhiệm vụ quan trọng trong công tác cản bộ nữ, đó là: “Xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học nữ có trình độ cao, cán bộ lãnh đạo, quán lý nữ đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Đồng thời, các Nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng liên quan đến công tác cán bộ đều đặt ra mục tiêu, quy định tỷ lệ nữ và có các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để tăng tỷ lệ nữ lãnh đạo, quản lý các cấp trong từng giai đoạn cụ thể.     

Nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng về công tác cán bộ nữ, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quan trọng, tạo cơ sở phảp lý cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ nữ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý nữ. Đặc biệt, thể chế hóa chủ trương của Đảng về kéo dài tuổi công tác đối với cán bộ nữ, Chính phủ ban hành Nghị định số 53/2015/NĐ-CP ngày 29/5/2015 quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức quy định tại khoản 3 Đìều 187 của Bộ Luật Lao động, trong đó có đối tượng là cán bộ, công chức nữ; quy định cụ thể các chức danh nữ Thứ trưởng và tương đương được kéo dài đến 60 tuổi đảm bảo đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định. Tuy nhiên, việc thể chế hóa, cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác cán bộ nữ còn chậm; chưa có văn bản quy phạm pháp luật riêng; một số quy định còn chung chung, chưa cụ thể, thiếu thống nhất và đồng bộ nên còn gặp nhìều khó khăn, nhất là trong quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động, làm hạn chế cơ hội phấn đấu, cống hiến và trưởng thành của đội ngũ cán bộ nữ.         

Thực trạng đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý      

Sau hơn 20 năm thực hìện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII) về Chiến lược cán bộ thời kỳ đấy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và 10 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị (khóa X) về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và các Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ương liên quan đến công tác cán bộ, công tác cán bộ nữ đã có nhiều chuyển biến tích cực, đạt được những kết quả đáng ghi nhận. 

Đến nay, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nữ ngày càng được tăng cường và nâng cao về chất lượng, nhiệm kỳ sau cơ bản tăng so với nhiệm kỳ trước; nhiều cán bộ nữ đã có nhiều cố gắng trong quá trình học tập, rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm, vượt khó, khắc phục hoàn cảnh, vươn lên khẳng định mình; nhiều đồng chí được tín nhiệm bầu, bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội ở Trung ương và địa phương. Cùng với đó, số lượng cán bộ nữ là Ủy viên Trung ương, là đại biểu Quốc hội cũng liên tục tăng thêm qua các khóa gần đây. Thực hiện chủ trương của Đảng về kéo dài tuổi làm việc đối với cán bộ nữ Thứ trưởng và tương đương trở lên đã góp phần tăng tỷ lệ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý; đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giữa nam và nữ về độ tuổi trong quy hoạch, đào tạo, đề bạt, bổ nhiệm. Trên thực tế, các cán bộ nữ được kéo dài độ tuổi công tác đã phát huy tốt năng lực, nhiều đồng chí có tư duy đổi mới, có khả năng hoạch định đường lối, chính sách và lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện; tạo uy tín trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, ngày càng khẳng định được vai trò, vị trí trong sự nghiệp xây dựng và phát trìển đất nước.        

Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân cùng các nữ đại biểu Quốc Hội

Tuy nhiên cho đến nay, tỉ lệ cán bộ nữ tham gia các cấp uỷ đảng, lãnh đạo chính quyền, đoàn thể và các bộ, ngành vẫn còn thấp, chưa đạt mục tiêu đề ra, chưa tương xứng với tỉ lệ nữ chiếm 50, 48% dân số cả nước. Số lượng cán bộ nữ giữ các chức danh lãnh đạo chủ chốt ở các ban, bộ, ngành và địa phương chưa cao, cơ cấu chưa đồng đều, nhiều nơi mất cân đối; cơ cấu, số lượng phân hóa theo quy luật ở cấp thấp thì có tỷ lệ tương đối cao và thấp dần ở các cấp cao hơn, tình trạng hẫng hụt đội ngũ cán bộ nữ chưa được khắc phục. Bên cạnh đó, độ tuổi nữ lãnh đạo, quản lý cấp trưởng khá cao (trên 50 tuổi chiếm trung bình hơn 50%), khó có khả năng phát triển ở vị trí cao hơn hoặc khó có cơ hội tái cử trong nhiệm kỳ tới, trong khi đó số lượng nữ kế cận còn hạn chế. Tỷ lệ nữ tham gia đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ còn thấp; việc thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng đối với cản bộ nữ còn hạn chế, thiếu thống nhất. Các bộ, ngành hầu như chưa có chính sách riêng để hỗ trợ, khuyến khích cán bộ nữ tham gia đào tạo, bồi dưỡng.     

Công tác quy hoạch, tạo nguồn cán bộ nữ nhìn chung thực hiện chưa tốt, chưa chủ động và chưa có chiến lược tạo nguồn lâu dài; chưa bảo đảm phương châm “động” và “mở”, hầu hết quy trình quy hoạch cán bộ của các đơn vị còn khép kín, chủ yếu dựa vào nguồn cán bộ tại chỗ. Vì thế, số lượng cán bộ tham gia quy hoạch bị hạn chế, từ đó cũng hạn chế cơ hội phát triển của cán bộ nữ. Ngoài ra, tỉ lệ cán bộ nữ trong quy hoạch, được đào tạo, luân chuyển còn thấp, nhiều nơi chưa đạt tỷ lệ theo quy định. Chất lượng đội ngũ cán bộ nữ ở một số lĩnh vực, địa bàn còn chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra. Nguồn nữ cán bộ, công chức, viên chức quy hoạch đáp ứng được điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý còn gặp khó khăn, do đó, tỷ lệ nữ được bổ nhiệm và giới thiệu ứng cử còn rất thấp. .

Nguyên nhân của tình trạng trên là do các chủ trương, nghị quyết của Đảng và các Luật liên quan đến công tác cán bộ nữ chậm được cụ thể hóa, chưa thống nhất, thiếu đồng bộ. Một số cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu chưa thực sự quan tấm đến việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ nữ, thiếu sự ủng hộ, tạo điều kiện, động viên, khuyến khích để cán bộ nữ mạnh dạn, tự tin đảm đương vị trí; một số nơi tuy đã xây dựng được các chỉ tiêu, tỷ lệ, cơ cấu cán bộ nữ nhưng còn thiếu quyết liệt hoặc chưa có giải pháp khả thi để lãnh đạo đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra việc ban hành và thực hiện chính sách về công tác cán bộ nữ còn tùy thuộc vào sự quan tâm của lãnh đạo từng địa phương, đơn vị.

Trách nhiệm của cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo và người đứng đầu đối với công tác đánh giá cán bộ chưa cao, chưa đánh giá đúng tiềm năng của cán bộ nữ, chưa mạnh dạn đưa vào quy hoạch, đào tạo, bố trí, sử dụng, tạo điều kiện để cán bộ nữ phấn đấu vươn lên. Công tác kiểm tra, giám sát của các cấp ủy, tổ chức Đảng trong vỉệc thực hiện các quy định, hướng dẫn, yêu cầu về công tác cán bộ nữ còn hạn chế, bất cập; chưa có quy định, chế tài đủ mạnh trong việc bảo đảm tỷ lệ cán bộ nữ theo yêu cầu. Một bộ phận cán bộ nữ còn tự ti, có tâm lý ngại phấn đấu, vươn lên khẳng định vai trò, vị trí của mình trong xã hội.  

 Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh gặp mặt nữ đại biểu CCB thành phố Hà Nội năm 2019
Một trong những nguyên nhân tác động sâu sắc nhất đến việc đảm bảo tỷ lệ cản bộ nữ lãnh đạo, quản lý là quy định vê tuổi nghỉ hưu có sự khác biệt 05 năm giữa nam và nữ, tác động mạnh mẽ nhất đến công tác cản bộ nữ, nhất là trong công tác quy hoạch, đào tạo, đề bạt, bổ nhiệm. Tiêu chuẩn và đỉều kiện đối với cán bộ đưa vào quy hoạch còn quy định chung cho mọi đối tượng, chưa có tiêu chuẩn riêng cho cán bộ nữ, đặc biệt là điều kiện về độ tuổi quy định nam và nữ khác nhau nên tỉ lệ nữ trong quy hoạch còn thấp.    

 Một số giải pháp         

Để thực hiện mục tiêu các Nghị quyết, nhất là Nghị quyết Trung ương 7 khóa XII đề ra, phấn đấu để nước ta là một trong các quốc gia có thành tựu bình đẳng giới tiến bộ nhất trong khu vực, cần có các giải pháp  căn cơ, nhằm mục đích chuyển giao giữa các thế hệ, đặc biệt là thế hệ nữ lãnh đạo quản lý một cách vững vàng, trong thời gian tới, cần tập trung vào một số giải pháp sau:      

Một là, nâng cao nhận thức; tăng cường trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, tập thể lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trong việc tiếp tục thực hiện các chủ tương, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác cán bộ nữ. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa X; Kết luận số 55KL/TW ngày 18/01/2013 của Ban Bí thứ (khóa XI) về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 11 -NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) và Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 20/01/2018 của Ban Bí thư (khóa XII) về tiếp tục đấy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới.        

Thực hiện nghiêm chủ trương nghị quyết, kết luận, chỉ thị, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác cán bộ nữ, nhất là Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, quy định việc: “Cấp uỷ các cấp và người đứng đầu phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp, bố trí, tạo điều kiện, cơ hội phát triển cho cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc thiểu số. Xây dựng chỉ tiêu cơ cấu phù hợp, nếu chưa bảo đảm chỉ tiêu cơ cấu thì phải để trống, bổ sung sau; gắn việc thực hiện chỉ tiêu với trách nhiệm của cấp uỷ và người đứng đầu".         

Hai là, hoàn thiện cơ chế, chính sách cán bộ nữ. Rà soát chế độ, chính sách đối với cán bộ nữ dựa trên phương pháp tiếp cận quyền, thực hiện đúng các quy định của luật pháp về quyền bình đẳng giữa nam và nữ. Cụ thể hóa đầy đủ, kịp thời các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác cán bộ nữ; sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các điều khoản pháp luật và chế độ chính sách đối với cán bộ nữ tham gia công tác quản lý, lãnh đạo trong các cấp chính quyền; đề xuất việc ban hành và tổ chức thực hiện thống nhất trong toàn quốc chế độ trợ cấp tài chính và hỗ trợ cán bộ nữ trong đào tạo. Thực hiện lồng ghép giới trong chính sách phát triển nguồn nhân lực, trong công tác cán bộ; xây dựng cơ cấu cán bộ nữ ở các ngành chủ chốt cho tương xứng với điều kiện và đặc thù của cán bộ nữ. Cải tiến công tác thống kê và phương pháp đánh gía bình đẳng giới, sự tiến bộ phụ nữ phù hợp với xu thế hội nhập quôc tế.

Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Hà Thị Nga cùng các nữ đại biểu tại Hội nghị BCH khóa VII lần thứ 9

Ba là, đổi mới công tác đánh giá và xây dựng tiêu chuẩn đối với cán bộ nữ. Đối với cán bộ nữ, khi đánh giá cần có tầm nhìn xa, theo hướng phát triến, tránh định kiến, hẹp hòi. Trong đội ngũ cán bộ nói chung, nhóm đối tượng cán bộ này thường bị thiệt thòi bởi quan điểm, nhận thức chưa đúng về giới tính. Cán bộ nữ cần được đánh giá, nhìn nhận trước hết về ý chí khát khao công hiến, vươn lên trong học tập, công tác, chiều hướng phát triển của cán bộ, để làm cơ sở nhận xét, đánh giá và có chính kiến rõ ràng khi giới thiệu cán bộ vào quy hoạch cũng như trong đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng.    

Bốn là, xây dựng quy định tiêu chuẩn cán bộ nữ đưa vào quy hoạch phù hợp với thực tiễn để đối tượng này có điều kiện được đưa vào quy hoạch. Thực hiện nghiêm túc quy định mỗi chức danh quy hoạch không quá 4 người và một người có thể quy hoạch vào 2 đến 3 chức danh, không khép kín trong từng địa phương, cơ quan, đơn vị. Số lượng nguồn đưa vào quy hoạch cấp ủy phải đảm bảo tỉ lệ từ 1,5 đến 2 lần so với số lượng đương nhiệm. Quy định trên sẽ tạo điều kiện để nhiều người có thể tham gia quy hoạch, tạo cơ hội để giới thiệu cán bộ nữ tham gia quy hoạch cán bộ. Trên thực tế, cán bộ nữ thường khó trúng cử hơn các đối tượng khác nên tỉ lệ đưa vào quy hoạch cần cao hơn cơ cấu định hướng. Như vậy, đề nghị quy định tỉ lệ nữ trong quy hoạch cán bộ là 20% trở lên.      

Năm là, xây dựng và thực hiện chương trình mục tiêu đào tạo nữ lãnh đạo, quản lý và hướng dẫn các ngành, các cấp xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện; xây dựng chương trình đào tạo đặc thù dành cho cán bộ nữ. Hằng năm, các cơ sở lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng riêng cho nhóm đối tượng cán bộ nữ. Đầu tư trọng điểm cho công tác đào tạo cán bộ nữ tại các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Có văn bản hướng dẫn cụ thể trách nhiệm của đơn vị tổ chức đào tạo và đơn vị cử người đi đào tạo để thực hiện quy định đảm bảo tỷ lệ nữ tham gia các khóa đào tạo tại các trường lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước theo tinh thần Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Thu Hằng

TIN LIÊN QUAN
TAG:
Tin khác
Tăng cường công tác phòng, chống đuối nước đối với trẻ em, học sinh
Đắk Nông: Phát động Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2024
Chi nhánh NHCSXH Hà Nội chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát và hỗ trợ đồng bào khó khăn sau bão
Khánh thành và bàn giao công trình xây dựng nhà nội trú cho ngôi trường tại huyện vùng cao Bắc Mê
Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương về đánh giá 30 năm thực hiện Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh
Hành trình gieo mầm tri thức của cô giáo Nguyễn Thị Thu Hương
Ninh Thuận phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới
Kon Tum: Tích cực tiếp sức cho người khuyết tật
Kon Tum: Thực hiện tốt chính sách trợ giúp người khuyết tật