An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Vĩnh Long phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 0,8% trong năm 2019
02:20 PM 04/11/2019
(LĐXH)- Ngay từ đầu năm, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã xây dựng kế hoạch, đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm về công tác giảm nghèo của tỉnh.
Theo kết quả điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020, kết quả hộ nghèo toàn tỉnh là 17.405 hộ, tỷ lệ 6,26%; 11.031 hộ cận nghèo, tỷ lệ 3,96% (hộ nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số theo chuẩn đa chiều 2.095/8.504 hộ, chiếm tỉ lệ 25% hộ dân tộc thiểu số và cận nghèo: 755/8.504 hộ, chiếm tỉ lệ 8,9% hộ dân tộc thiểu số).

Thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững - Chương trình 135, từ năm 2015 – 2018 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn được hỗ trợ phát triển sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn thuận tiện trong cả mùa mưa và mùa khô, nông sản được vận chuyển kịp thời và ổn định phát triển kinh tế hộ gia đình bền vững.

Mô hình nuôi gà ta thả vườn giúp nhiều hộ dân ở Vũng Liêm thoát nghèo

Trong công tác lãnh chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác dân tộc trên địa bàn được các cấp chính quyền đoàn thể đặc biệt quan tâm, việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được kịp thời, đáp ứng được nguyện vọng của đa số đồng bào các dân tộc.

Công tác tuyên truyền trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn được cấp ủy, cấp chính quyền, đoàn thể quan tâm đặc biệt. Tuyên truyền về chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước đến nhân dân, nhất là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Các chương trình, dự án và vốn đầu tư cho đồng bào dân tộc và vùng đồng bào dân tộc đã thựchiện đúng mục đích, đúng đối tượng, có trọng tâm, không bị thất thoát...đã góp phần quan trọng giúp đồng bào dân tộc thiểu số vượt qua khó khăn, từng bước được cải thiện để thoát nghèo. Đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng sâu, vùng xa,  vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn sau khi có Chương trình 135 được hỗ trợ phát triển sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn thuận tiện trong cả mùa mưa và mùa khô, nông sản được vận chuyển kịp thời và ổn định phát triển kinh tế hộ gia đình bền vững.

Tuy nhiên, nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, việc lồng ghép các nguồn vốn còn phân tán và không đạt mục tiêu so với kế hoạch được phê duyệt. Ngoài ra việc phân bổ nguồn vốn mang tính cào bằng và vai trò giám sát của cộng đồng chưa hiệu quả và chưa thiết thực.

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững – Chương trình 135 đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất là một trong những chương trình có qui mô rộng lớn, nhằm làm thay đổi diện mạo vùng dân tộc thiểu số, từng bước xây dựng xã nông thôn mới. Nhưng vốn Trung ương đầu tư hỗ trợ thấp, nguồn vốn đối ứng của địa phương không đảm bảo gây khó khăn cho các hạng mục đầu từ và không thực hiện đúng theo kế hoạch đề ra.

Cấp ủy, chính quyền và các tổ chức đoàn thể các cấp cần phối hợp làm tốt công tác tư tưởng, quán triệt để cho những hộ nghèo, cận nghèo phấn đấu vươn lên, không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào chế độ, chính sách cũng như sự hỗ trợ của Nhà nước. Tập trung chỉ đạo giảm nghèo cho 02 đối tượng: hộ nghèo thuộc gia đình chính sách người có công với cách mạng nhằm góp phần thực hiện tốt chỉ tiêu nâng cao đời sống cho người có công và hộ nghèo chí thú làm ăn nhưng thiếu điều kiện.


Bộ mặt nông thôn ở Vĩnh Long đã có nhiều khởi sắc từ những chương trình mục tiêu quốc gia

Năm 2019, Vĩnh Long phấn đấu kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 0,8%. Để đạt được mục tiêu trên, ngay từ đầu năm, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã xây dựng kế hoạch, đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm về công tác giảm nghèo của tỉnh. Trong đó, đề ra các giải pháp cụ thể đối với những hộ có khả năng thoát nghèo, kế hoạch phải có sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền và các tổ chức đoàn thể tại địa phương; chú ý bố trí cán bộ thực hiện công tác giảm nghèo; tăng cường huy động nguồn lực để thực hiện công tác này.

Tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả nguồn vốn các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Chỉ đạo chính quyền địa phương ở cơ sở hướng dẫn người nghèo tiếp cận và sử dụng các nguồn vốn, gắn với việc hướng dẫn cách làm ăn và chuyển giao kỹ thuật vào sản xuất; hỗ trợ liên kết, tiêu thụ sản phẩm cho người nghèo; thu hồi, luân chuyển trong cộng đồng một phần chi phí hỗ trợ phù hợp với từng dự án và điều kiện cụ thể của từng đối tượng được hỗ trợ, nhằm nhân rộng dự án cho nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo khác được tham gia.

Triển khai thực hiện đầy đủ và kịp thời các chính sách an sinh xã hội, đặc biệt là chính sách trợ cấp xã hội thường xuyên và đột xuất đối với các đối tượng bảo trợ xã hội, đối tượng bị thiên tai; chính sách hỗ trợ người nghèo, cận nghèo về nhà ở, giáo dục, y tế, văn hóa, pháp lý; các mô hình; cơ sở hạ tầng và các dịch vụ công ích,…;

Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho người nghèo cần chuyển đổi việc làm theo hướng đào tạo các ngành nghề, thị trường đang có nhu cầu, chuyển đổi mô hình phát triển sản xuất, với mục tiêu có ngay được thu nhập ổn định cuộc sống. Xác định, phân loại đối tượng lao động làm việc tại địa phương, lao động có khả năng và điều kiện làm việc tại các khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh, lao động đi làm việc ở nước ngoài; tổ chức hoạt động tham vấn và kết nối việc làm phù hợp, để hướng tới việc tận dụng tối đa thời gian nhàn rỗi của lao động để tìm kiếm thu nhập.

Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cán bộ làm công tác giảm nghèo và công tác xã hội theo hướng chuyên nghiệp, có kiến thức, kỹ năng trong thực hiện chương trình giảm nghèo và chính sách trợ giúp xã hội.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác giảm nghèo các cấp và việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội; thực hiện tốt công tác điều tra, rà soát và phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo đảm bảo đúng quy trình, đúng đối tượng, khách quan, dân chủ, công khai và công bằng; thường xuyên rà soát, cập nhật dữ liệu vào phần mềm quản lý đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội để thực hiện tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý an sinh xã hội./.

Hồng Hà

TAG:
Tin khác
Quảng Nam: Năm 2024, tỷ lệ giải ngân vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo đạt 58%
BHXH TP.HCM không tổ chức làm việc ngoài giời vào sáng 11/1/2024
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tặng quà Tết Ất Tỵ đối tượng chính sách khó khăn huyện Lý Nhân
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Dành những điều tốt nhất đối với người có công bằng trách nhiệm tri ân
Hoa quả Phương Toản tặng bánh chưng cho khách hàng dịp Tết Nguyên đán 2025
Ninh Thuận: Đa dạng các hoạt động chăm lo Tết cho người nghèo
Chiếc Jaecoo J7 PHEV Nguyễn Xuân Son được tặng có gì đặc biệt?
TP.HCM: Lập Đoàn 35 thăm tặng quà các đơn vị, cá nhân dịp Tết Ất Tỵ năm 2025
Bắc Giang: Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại