Thị trường - Tiêu dùng
Trang chủ / Kinh tế / Thị trường - Tiêu dùng
Viettel khai trương hệ thống thu phí tự động không dừng epass, phổ cập giao thông thông minh
06:47 PM 29/12/2020
• Hơn 2 tháng xây dựng, ePass góp phần tăng trưởng hơn 80% so với số lượng trạm thu phí không dừng thực hiện trong 4 năm trước đó.
• Epass góp phần đặt mục tiêu đưa Việt Nam đứng trong top 10 quốc gia có tỷ lệ phương tiện dán thẻ thu phí tự động cao nhất trong khu vực.

Toàn cảnh Lễ khai trương hệ thống thu phí tự động không dừng giai đoạn 2.
Ngày 29/12/2020, hệ thống thu phí sử dụng đường bộ tự động không dừng giai đoạn 2 (sau đây gọi tắt là Hệ thống thu phí tự động không dừng) đã chính thức được đưa vào vận hành. Hệ thống có tên gọi ePass do Công ty Cổ phần Giao thông số Việt Nam (VDTC), thành viên Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) phối hợp với các nhà đầu tư BOT triển khai dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Giao thông Vận tải và Tổng Cục Đường bộ.
 
Ông Lê Đăng Dũng, quyền Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel cam kết ‘‘Là một Tập đoàn công nghiệp, công nghệ lớn nhất Việt Nam, Viettel sẵn sàng cùng  Bộ GTVT xây dựng và phát triển dữ liệu của ngành
Như vậy, Viettel đã hoàn thành dự án đúng thời hạn so với yêu cầu của Thủ tướng chính phủ triển khai trong vòng 6 tháng, tăng trưởng hơn 80% so với số lượng trạm thu phí không dừng thực hiện trong 4 năm trước đó.
 
Viettel đã đưa vào những công nghệ hiện đại nhất, theo tiêu chuẩn của các quốc gia phát triển trên thế giới như: Công nghệ nhận diện và xử lý hình ảnh (OCR), giúp cho việc đăng kí sử dụng dịch vụ của khách hàng chỉ tốn khoảng 3’. Hệ thống tính cước thời gian thực (OCS) do Viettel tự nghiên cứu phát triển, giúp cho thời gian lưu thông xe qua trạm giảm 60 lần so với thời gian trả phí bằng tiền mặt.Đặc biệt, giải pháp thanh toán trực tuyến khi kết nối với ViettelPay giúp khách hàng không cần nạp tiền vào tài khoản giao thông.
 
Bộ Giao thông Vận tải và Viettel đặt ra mục tiêu đưa Việt Nam đứng trong top 10 quốc gia có tỷ lệ phương iện dán thẻ thu phí tự động cao nhất trong khu vực. 
Ông Lê Đình Thọ - Thứ trưởng Bộ giao thông vận tải phát biểu tại sự kiện “Hệ thống thu phí tự động ePass sẽ là một đòn bẩy giúp phổ cập dịch vụ thu phí không dừng trên toàn quốc, tiến đến phát triển giao thông số tại Việt Nam”. 
 
Ông Lê Đăng Dũng, quyền Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel cam kết ‘‘Là một Tập đoàn công nghiệp, công nghệ lớn nhất Việt Nam, Viettel sẵn sàng cùng  Bộ GTVT xây dựng và phát triển dữ liệu của ngành; Phát triển các nền tảng tích hợp, kết nối liên thông dữ liệu giữa các hệ thống thông tin; Nền tảng quản lý thu phí, thanh toán điện tử trong giao thông; … Những nền tảng này bắt kịp xu hướng chuyển dịch về công nghệ giao thông thông minh trên thế giới và khu vực, sớm đưa Việt Nam đứng trong top những quốc gia phát triển về giao thông thông minh”.
 Hệ thống thu phí sử dụng đường bộ tự động không dừng chính thức được đưa vào vận hành


  1. 1. Thông tin dự án

- Tên dự án: Dự án thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ tự động không dừng giai đoạn 2 theo hình thức hợp đồng Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh (BOO).

- Quy mô đầu tư: Triển khai tại 33 trạm thu phí trên toàn quốc theo công nghệ RFID bao gồm: Hệ thống thiết bị, hạ tầng CNTT, phần mềm, vận hành và tổ chức thu phí.

- Hình thức đầu tư: Đầu tư theo hình thức hợp tác công tư (PPP): Viettel tham gia thành lập Doanh nghiệp Dự án (theo hình thức thành lập Công ty Cổ phần) cùng các thành viên liên danh trúng thầu.

- Tổng mức đầu tư: TMĐT gồm VAT của DNDA – tương ứng giá trúng thầu tại Quyết định 1532/QĐ-TCĐBVN ngày 16/5/2019 là 1.227.850,65 Triệu VNĐ (bao gồm dự phòng và tạm tính).

Thời gian thực hiện: 26 năm (từ năm 2020 đến năm 2045).

  1. 2. Các dấu mốc quan trọng của dự án:

- Ngày 29/04/2019, liên danh Viettel-Vietinf-ITD (với tỷ lệ góp vốn 86%-12%-2%) trúng thầu triển khai dự án thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ tự động không dừng giai đoạn 2 theo hình thức hợp đồng Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh (BOO)

- Ngày 14/07/2020, ký kết hợp đồng triển khai Dự án thu phí không dừng giai đoạn 2 giữa Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Liên danh Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel-Vietinf-ITD).

- Ngày 06/10/2020, tổ chức khởi công Dự án tại trạm thu phí km17+100 đường Hòa Lạc – Hòa Bình.

- Sau 6 tháng ký kết hợp đồng BOO2, hoàn thành triển khai xây dựng, cải tạo hạ tầng, lắp đặt thiết bị và kết nối backend tại 25/33 trạm trong phạm vi dự án và 10/10 trạm ngoài dự án.

- Ngày 25/11/2020, hoàn thành thực nghiệm sử dụng xe dán thẻ thật của VETC chạy qua trạm Hòa Lạc – Hòa Bình. Sự kiện đánh dấu mốc quan trọng cho dự án, chính thức tuyên bố toàn hệ thống đã sẵn sàng kết nối sang VETC với 35/35 bài toán nghiệp vụ liên thông đã được kiểm thử và hoàn thành.

- Ngày 01/12/2020, triển khai dán thẻ và mở tài khoản giao thông thử nghiệm tại một số tỉnh, là bước đệm cho giai đoạn khai trương bùng nổ.

  1. 3. Điểm nổi bật của VDTC
  2. a. Về công nghệ

- Hệ thống Frontend của VDTC được thiết kế đảm bảo đạt mức KPIs theo yêu cầu của Bộ GTVT như: Khả năng phát hiện xe thành công (> 99,8%); khả năng thực hiện thu phí ETC thành công (>100%); khả năng thực hiện thu phí MTC thành công (>100%); khả năng đọc thẻ RIFD thành công (>99,7%); khả năng nhận diện biển số xe thành công (>95%); thời gian đóng mở barrie tự động (<0.6s); tốc độ đáp ứng <= 60 KM/h (với giai đoạn có barrier, không có barrier thì tốc độ đáp ứng là 160 KM/h).

- Hệ thống backend ETC của VDTC là hệ thống sử dụng đa dạng các nền tảng công nghệ mới nhất hiện nay, có nhiều ưu điểm vượt trội so với hệ thống hiện hành, cụ thể:

  • Hệ thống tính cước thời gian thực (OCS)
  • Áp dụng công nghệ ảo hóa (Cloud) đảm bảo mức dự phòng cao cho hệ thống
  • Áp dụng công nghệ nhận diện ảnh (OCR) giúp cho việc đăng kí sử dụng dịch vụ của khách hàng được nhanh và tiện lợi hơn. Công nghệ xử lý ảnh với độ chính xác cao sẽ giảm thiểu chi phí cho công tác nghiệp vụ hậu kiểm, đối soát.
  • Áp dụng tự động hóa toàn trình việc thực hiện đối soát hàng ngày với BOT giúp giảm thiểu sự cố do yếu tố con người.
  1. b. Về sản phẩm

Viettel đứng ở góc độ thị trường, dưới góc nhìn của người dùng cuối để bổ sung các hình thức thanh toán/sử dụng dịch vụ để khách hàng có thể lựa chọn phương án phù hợp nhất, hoặc đơn giản hóa quá trình thanh toán để tiết kiệm thời gian tiêu biểu như hình thức thanh toán trực tiếp khi qua trạm thông qua liên kết với tài khoản Viettelpay: khách hàng không cần phải nạp tiền vào tài khoản giao thông mà chỉ cần thực hiện liên kết tài khoản giao thông với tài khoản ViettelPay, khi đi qua trạm hệ thống sẽ thực hiện quét và trừ tiền trực tiếp vào tài khoản ViettelPay.


Mỹ Hạnh
TAG:
Tin khác
Cổ phiếu chủ Bách Hoá Xanh bị bán tháo, YEG sàn 2 phiên liên tiếp
Xi măng Long Sơn – Khẳng định thương hiệu, vươn tầm quốc tế
Trung Quốc vượt mốc một tỉ thuê bao 5G
Cách phân biệt giá đỗ sạch và ngâm hoá chất thế nào?
Bách Hoá Xanh nói gì vụ giá đỗ ngâm hoá chất?
Grab tung chương trình ưu đãi đặc biệt chào mừng Huế trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương
Chiến lược giúp chuỗi cà phê lớn nhất VN lãi gần 3 tỷ mỗi ngày
Giá xăng giảm gần 500 đồng/lít từ chiều 26/12
3 mẫu iPhone sẽ bị ngừng bán tại hơn 30 quốc gia