An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Ứng phó với biến đổi khí hậu ở Bình Định – cần sự tham gia gia của nghề công tác xã hội
03:17 PM 22/07/2019
(LĐXH)- Bình Ðịnh là một trong những địa phương được đánh giá chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu. Do đó, công tác xã hội đang đóng một vai trò quan trọng trong việc phối hợp cùng các cơ quan, tổ chức nhằm hỗ trợ người dân khi thảm họa xảy ra, đồng thời cũng tham gia khắc phục thảm họa bằng cách tạo điều kiện khôi phục sinh kế, cung cấp hỗ trợ tâm lý xã hội, hướng tới phát triển cộng đồng bền vững...
Theo đánh giá của một số cơ quan chuyên môn, qua thời gian khảo sát, nghiên cứu, quan trắc về nguy cơ tác động và tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với Bình Định sẽ làm tăng mức độ ngập úng và lũ, gây xói lở bờ biển; nước biển xâm mặn vùng cửa sông và nước ngọt dưới đất làm tăng nhiệt độ đất và nước mặt, làm xâm mặn sâu hơn; khi hạn hán sẽ làm giảm nguồn nước ngọt, giảm chất lượng nước; giảm sản lượng cây trồng, chăn nuôi và gây nhiều tác hại khác về môi trường. Biến đổi khí hậu đối với Bình Định còn tác động không nhỏ đến các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng, du lịch, giao thông… của tỉnh.
Trong tương lai, Bình Định sẽ phải đối diện nhiều nguy cơ, thách thức do tác động của biến đổi khí hậu. Đến năm 2020, phạm vi xâm ngập mặn trên địa bàn sẽ có xu hướng gia tăng, ranh mặn 1% mở rộng lấn sâu vào nội đồng nhiều hơn. Gần như toàn bộ diện tích huyện Tuy Phước đều chịu tác động ranh mặn 2% và thành phố Quy Nhơn là 4%.
Cùng với lực lượng chức năng, nhân viên công tác xã hội ở Bình Định cũng đã phát huy tốt vai trò huy động sự tham gia của các tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó với biến đổi khí hậu
Đối với diện tích đất bị ngập úng với mực nước biển dâng, nếu như năm 2020 là khoảng 5.907 - 5.919ha thì đến năm 2050 sẽ tăng lên khoảng 6.843 - 6.969ha và đến năm 2100 sẽ tăng lên 8.065 - 8.643ha. Đến năm 2020, số người dân Bình Định bị ảnh hưởng trực tiếp bởi biến đổi khí hậu khoảng 41.700 - 41.823 người, thì đến năm 2100 số người bị ảnh hưởng sẽ tăng lên 60.500 - 65.900 người…
Thời gian qua, mặc dù tỉnh Bình định đã có nhiều giải pháp, kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu như: Nâng cao năng lực cộng đồng ứng phó với biến đổi khí hậu; chủ động sẵn sàng ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu với ngành, lĩnh vực dễ bị tổn thương tại khu vực dễ bị tổn thương; đảm bảo an ninh nguồn nước, lương thực, điều kiện sinh hoạt và sản xuất cho cộng đồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu; tăng cường năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu cho cán bộ quản lý và cơ quan quản lý các cấp; tăng cường năng lực quan trắc, dự báo thiên tai và biến đổi khí hậu; chủ động nguồn ngân sách cho các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Trong các nhóm giải pháp chính, thì giải pháp thích ứng được xem là trọng tâm, các giải pháp hỗ trợ được thực hiện song song, các giải pháp giảm nhẹ được triển khai theo khả năng của mỗi khu vực, lĩnh vực. Nhóm giải pháp giảm nhẹ gồm sử dụng hiệu quả năng lượng, giảm phát thải trong công nghiệp, quản lý hiệu quả chất thải. Nhóm giải pháp thích ứng gồm giải pháp về tài nguyên thiên nhiên (nước), lĩnh vực kinh tế (xây dựng, hạ tầng và phát triển đô thị; năng lượng), lĩnh vực xã hội. Nhóm giải pháp hỗ trợ gồm giải pháp liên vùng, giải pháp lồng ghép các yếu tố biến đổi khí hậu và các quy hoạch, kế hoạch phát triển…    
Ngoài những nhóm giải pháp đã đề ra, thì sự tham gia, đóng góp của công tác xã hội nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu ở Bình Định cũng là một trong những giải pháp rất cần thiết. Bởi lẽ, khi có thiên tai xảy ra hay để ứng phó với thiên tai, nhân viên công tác xã hội sẽ cung cấp các dịch vụ can thiệp hoặc hỗ trợ trực tiếp như tham vấn, quản lý công tác xã hội với các cá nhân, công tác xã hội với nhóm và phát triển cộng đồng chịu hậu quả của biến đổi khí hậu. Nhân viên công tác xã hội sẽ điều phối, kết nối, chuyển gửi các cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng có khó khăn do hậu quả của biến đổi khí hậu và có nhu cầu hỗ trợ đến các dịch vụ, nguồn lực phù hợp. Không những vậy, đội ngũ nhân viên công tác xã hội còn làm việc với các tổ chức xã hội và hệ thống xã hội, tạo thay đổi hỗ trợ cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng có khó khăn do chịu tác động từ biến đổi khí hậu; tham gia thực hiện quản lý các dịch vụ hỗ trợ các cá nhân, gia đình và cộng đồng trong việc giải quyết hậu quả của biến đổi khí hậu; tham gia vào xây dựng và vận động chính sách hỗ trợ các cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng có khó khăn do biến đổi khí hậu; tham gia các nghiên cứu chính sách và phát triển mô hình dịch vụ phù hợp đối với các cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng tại nơi chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Có thể nói, công tác ứng phó với biến đổi khí hậu ở bình định rất cần sự tham gia của đội ngũ nhân viên công tác xã hội. Họ có vai trò kết nối đối tượng, cụ thể là những người chịu ảnh hưởng từ BĐKH với hệ thống các nguồn lực, dịch vụ và cơ hội trong xã hội như dịch vụ việc làm, dịch vụ chăm sóc y tế, hệ thống đầu tư cơ sở hạ tầng, nước sạch, các dự án, tổ chức phi chính phủ…

Chí Tâm

TAG:
Tin khác
Ủy ban quốc gia về trẻ em làm việc với tỉnh Sơn La về thực hiện công tác phối hợp liên ngành trong phòng, chống bạo lực trẻ em, xâm hại tình dục trẻ em
Huyện Can Lộc huy động hệ thống chính trị thực hiện công tác giảm nghèo bền vững
Chăm lo chu đáo cho người có công trên mảnh đất Hà Tĩnh
Huyện Trực Ninh: Lan tỏa các hoạt động đền ơn đáp nghĩa
Hà Tĩnh với công tác hỗ trợ nhà ở cho người có công
Huyện Cầu Kè: Sâu nặng nghĩa tình với người có công
Huyện Đức Thọ: Không ngừng nâng cao đời sống người có công
Nghệ An chăm lo chu đáo đối với người có công
Thành phố Bắc Giang: Thực hiện tốt công tác Đền ơn đáp nghĩa