Thị trường - Tiêu dùng
Trang chủ / Kinh tế / Thị trường - Tiêu dùng
Tuần lễ nhãn và nông sản an toàn tỉnh Sơn La năm 2019
12:38 PM 19/07/2019
(LĐXH) Sáng ngày 19/7/2019, Tuần lễ nhãn và nông sản an toàn tỉnh Sơn La năm 2019 đã chính thức khai mạc và sẽ kéo dài liên tục đến hết ngày 23/7, tại siêu thị Big C Thăng Long và các siêu thị GO! / Big C khu vực miền Bắc.
Đây là lần thứ hai sự kiện này được UBND tỉnh Sơn La phối hợp cùng Big C Thăng Long (thuộc Tập đoàn Central Group Việt Nam), và các sở, ngành liên quan tổ chức tổ chức, nhằm quảng bá, kích cầu, tạo thị trường tiêu thụ ổn định cho nông sản an toàn của tỉnh Sơn La, trong đó nhãn là sản phẩm chủ lực.
Tuần lễ nhãn và nông sản an toàn tỉnh Sơn La năm 2019 thu hút sự tham gia của 21 doanh nghiệp, hợp tác xã, với quy mô 30 gian hàng, giới thiệu đến người dân Thủ đô Hà Nội và các tỉnh thành lân cận các mặt hàng nông sản an toàn đạt chứng nhận VietGAP, GobalGAP, như: Nhãn, na, bơ sáp, chuối tây Mộc Châu, bí xanh Mộc Châu, mướp hương Mộc Châu, thanh long ruột đỏ, xoài, táo mèo, ổi, mận, chanh leo, chè Tà Xùa…”.
Cắt băng khai mạc Tuần lễ nhãn và nông sản an toàn tỉnh Sơn La năm 2019
Đến nay, tại hệ thống siêu thị Big C, 60 mặt hàng nông sản các loại của tỉnh Sơn La được bày bán thường xuyên trên kệ hàng của hệ thống 18 siêu thị GO! và Big C miền Bắc. Sản lượng sản phẩm nông sản Sơn La tại Big C đạt mức tăng trưởng gấp 20 lần, thậm chí có những mặt hàng như bắp cải tăng trưởng 80 lần…
Ông Vũ Đức Thuận, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh Sơn La cho biết: Diện tích đất tự nhiên của tỉnh Sơn La là 1,4 triệu ha; trong đó đất sản xuất nông nghiệp 364.731 ha, đất lâm nghiệp 623.556 ha (trong đất lâm nghiệp có hơn 250.000 ha đất rừng sản xuất), 97,7% là đất có độ dốc, tầng đất khá dày, thích hợp với các loại cây trồng cạn, nhất là các loại cây ăn quả.
Từ đầu năm 2016 đến nay, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Sơn La đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nội dung:  Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để phát triển lực lượng sản xuất làm động lực; chuyển mạnh sangsản xuất hàng hóa, nâng cao hiệu quả trên 1 đơn vị diện tích đấtcanh tác; Tập trung hình thành các HTX, liên hiệp HTX sản xuất nông nghiệp. Các hợp tác xã giúp và kiểm soát các hộ thành viên thực hiện qui trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, Global GAP hình thành các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm an toàn;  Hoàn thiện các chuỗi sản xuất nông sản bền vững. Tỉnh đã thu hút các Tập đoàn kinh tế, Doanh nghiệp liên kết với các HTX đầu tư Nhà máy chế biến nông sản xuất khẩu, đưa sản phẩm vào chuỗi tiêu thụ tại các Siêu thị, Trung tâm thương mại trong nước và xuất khẩu các loại quả tươi.
- Năm 2018  diện tích cây ăn quả của tỉnh Sơn La đạt 58.824 ha, tăng 149,2% so với năm 2015; vớikhoảng 84.030 hộ, 445.380 nhân khẩu, chiếm 37% dân số toàn tỉnh trồng cây ăn quả. Sản lượng các loại quả năm 2018 là 218.026 tấn, tăng 115,3% so với năm 2015; trong đó Nhãn 14.659 ha, Xoài 11.580, Sơn tra 11.365 ha, Chanh leo 1.390 ha, Bơ 1.022 ha, cây ăn quả có múi 3.488 ha,...
Về thực hiện quy trình sản xuất, đạt tiêu chuẩn VietGAP, GAP. Năm 2015 tỉnh Sơn La có 07 đơn vị; với diện tích 126 ha. Năm 2018 có 41 đơn vị, tăng 485,7% so với năm 2015; với diện tích 549 ha, tăng 335,7% so với năm 2015.
Về xây dựng thương hiệu sản phẩm,  năm 2015 Sơn La có quả xoài tròn Yên Châu được bảo hộ dưới hình thức chỉ dẫn địa lý. Đến nay tỉnh có 18 sản phẩm nông sản, thực phẩm có thương hiệu; năm 2019 tiếp tục xây dựng 6 thương hiệu.
Toàn tỉnh đã được cấp 68 mã số vùng trồng cây ăn quả với tổng diện tích đã được cấp mã 3.290,43 ha với sản lượng trái cây đạt 47.390 tấn. Trong đó: Cây Nhãn: được cấp 45 mã số vùng trồng; diện tích 2.227,43 ha; sản lượng 33.411 tấn; Cây Xoài: được cấp 22 mã số vùng trồng; diện tích 983 ha; sản lượng 12.779 tấn; Cây Thanh Long: được cấp 01 mã số vùng trồng; diện tích 80 ha; sản lượng 1.200 tấn.
Năm 2018, giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu của tỉnh Sơn La đạt 115 triệu USD, trong đó nông sản đạt 112,6 triệu USD (chiếm 97,9%); đã xuất khẩu được 16 loại nông sản, thực phẩm; với 17.511 tấn quả các loại vào thị trường 12 nước (Úc, Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Trung Đông…), tăng 14,7 lần so với 2017, trong đó xuất khẩu chính ngạch tăng 15,9 lần so với năm 2017.
6 tháng đầu năm 2019, tiêu thụ nông sản  của tỉnh đạt kết quả tốt trên cả 3 thị trường (trong tỉnh, trong nước và xuất khẩu);giá trị xuất khẩu hàng hóa của tỉnh đạt 81 triệu USD, trong đó: giá trị nông sản xuất khẩu ước đạt trên 78 triệu USD (đạt 55,5% so với kế hoạch năm 2019); Đã xuất khẩu được 16 loại sản phẩm, sang thị trường 15 nước (tăng 3 nước: Anh, Bỉ, Campuchia);
- Năm 2019, tỉnh Sơn La tiếp tục triển khai định hướng xây dựng vùng nguyên liệu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, quy trình sản xuất an toàn đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu; phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành Trung ương, các tỉnh bạn, các cơ quan thông tấn, báo chí đẩy mạnh hoạt động kết nối thị trường, quảng bá, xúc tiến thương mại tiêu thụ, xuất khẩu nông sản; phấn đấu giá trị xuất khẩu xuất khẩu nông sản đạt trên 150 triệu USD, tăng 30% so với năm 2018.
Về kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm Nhãn niên vụ 2019, năm 2019, sản xuất Nhãn trên địa bàn tỉnh Sơn La tiếp tục đạt được kết quả tích cực: diện tích Nhãn cho thu hoạch đạt 15.090 ha; sản lượng dự kiến đạt 73.000 tấn, trong đó diện tích được cấp mã vùng trồng đủ điều kiện xuất khẩu có sản lượng khoảng 33.410 tấn.
Chất lượng Nhãn năm 2019 được đánh giá có tiến bộ vượt bậc so với năm 2018 do các hộ gia đình, HTX trồng Nhãn đã chủ động hơn trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong canh tác (cải tiến giống, áp dụng quy trình quản lý chất lượng nông sản theo tiêu chuẩn VietGap trong canh tác…), quản lý chất lượng, đăng ký chất lượng, đăng ký cấp mã vùng trồng.
Qua công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm xuất khẩu, Sản phẩm Nhãn quả tươi, Long Nhãn của tỉnh Sơn La được đánh giá tốt, có đặc trưng riêng về mẫu mã, hương vị, có tính trái vụ. Đáp ứng cơ bản các điều kiện về xuất xứ, chất lượng, mẫu mã để tiêu thụ tại các siêu thị, trung tâm thương mại trong nước và xuất khẩu.
Được sự hỗ trợ của Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và PTNT, UBND thành phố Hà Nội, Tập đoàn Cetral Group,  từ năm 2018, tỉnh Sơn La đã tổ chức định kỳ các sự kiện Tuần hàng nông sản tại Siêu thị BigC Thăng Long Hà Nội với các sản phẩm như (Xoài, Nhãn, Dâu Tây, Cá Sông Đà và các mặt hàng nông sản, đặc sản thế mạnh của tỉnh). Từ các Tuần hàng nông sản được tổ chức tại Siêu thị BigC Thăng Long, nông sản của tỉnh Sơn La đã được người tiêu dùng thành phố Hà Nội, các doanh nghiệp tiêu thụ, chế biến, xuất khẩu nông sản biết tới và ủng hộ nhiệt tình. Cũng qua đó các cấp, ngành, các doanh nghiệp, HTX và các hộ sản xuất nông nghiệp trong tỉnh đã tiếp thu được nhiều thông tin quý báu về nhu cầu của thị trường để tiến hành điều chỉnh sản xuất, nâng cao chất lượng nông sản hướng tới đáp ứng đầy đủ hơn yêu cầu về chất lượng, mẫu mã, thời vụ của thị trường trong nước và xuất khẩu.
Tại sự kiện này, tỉnh Sơn La tiếp tục cam kết tạo môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, nhất là các doanh nghiệp tham gia đầu tư sản xuất, thu hoạch, sơ chế, chế biến, bảo quản, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản, tỉnh cũng cam kết tiếp tục hoàn thiện hơn nữa quy trình sản xuất nông nghiệp (nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ); nâng cao chất lượng nông sản cung cấp những sản phẩm tốt, an toàn tới người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Thảo Lan
 
TAG:
Tin khác
ABBANK chính thức bổ nhiệm chức danh Tổng Giám đốc đối với ông Phạm Duy Hiếu
Bất động sản hạng sang giá cao vẫn hút khách, chuyên gia nói còn nhiều dư địa
Tại sao nên dùng lốp chuyên dụng cho xe điện?
Nhiều chương trình hấp dẫn nhân dịp khai trương Nhà sách Tân Việt tại Winmart Trung Hòa
GWM Wey 80 sắp ra mắt thị trường VN, giá gần 2,5 tỉ đồng
Giá xăng quay đầu tăng phiên đầu năm
Generali Việt Nam tăng vốn điều lệ lên 8.202,6 tỷ đồng
Loạt doanh nghiệp 'lì xì' cổ tức bằng tiền mặt
Tasco huy động thành công 500 tỷ đồng từ trái phiếu