Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II và Lãnh đạo các doanh nghiệp ký kết hợp tác toàn diện giữa nhà trường và doanh nghiệp
Theo đó, hai bên sẽ phối hợp kết hợp từ việc xây dựng chương trình, giáo án giảng dạy lý thuyết tại nhà trường và thực hành thực tế tại doanh nghiệp, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho sinh viên, đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao của xã hội và doanh nghiệp.
TS. Bùi Văn Hưng - Hiệu trưởng Trưởng Cao đẳng Kỹ Nghệ II phát biểu tại Hội thảo
Phát biểu tại Hội thảo, ông Phạm Anh Thắng, Phó Chánh Văn phòng Bộ LĐ-TB&XH, Trưởng Đại diện Văn phòng Bộ tại TP.HCM cho biết: Sau dịch Covid-19, các hoạt động đã được khôi phục trở lại, tỷ lệ tham gia lao động và tiền lương của người lao động đã được tăng lên. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng chênh lệch cung - cầu lao động rất lớn: cung lao động chưa đủ cầu. Tỷ lệ lao động trong thời gian vừa qua chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo (theo thống kê 75% lao động chưa có chứng chỉ) chưa đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Chính vì vậy, hội thảo hôm nay càng ý nghĩa hơn khi chúng ta gắn kết được hoạt động đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) với các doanh nghiệp là rất quan trọng.
Ông Phạm Anh Thắng - Phó Chánh Văn phòng Bộ LĐ-TB&XH, Trưởng Đại diện Văn phòng Bộ tại TP.HCM phát biểu tại Hội thảo
Đồng thời, ông Thắng đánh giá cao việc Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II tổ chức hội thảo ngày hôm nay. “Hội thảo này sẽ là tiền đề cho các cơ sở GDNN khác tiếp tục phát huy, gắn kết với doanh nghiệp để đào tạo nghề đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp góp phần lớn vào đảm bảo kết nối cung - cầu lao động trong bối cảnh phát triển kinh tế hoà nhập hậu Covid-19”: ông Thắng nói.
Ông Huỳnh Tấn Thuyết - Giám đốc Dịch vụ của Công ty Toyota Biên Hoà (Đồng Nai).
Chia sẻ tại Hội thảo, ông Huỳnh Tấn Thuyết - Giám đốc Dịch vụ của Công ty Toyota Biên Hoà (Đồng Nai) cho rằng: Nhà trường đào tạo nghề cần giảm bớt giảng dạy lý thuyết, thay vào đó nên tập trung nhiều hơn vào kiến thức thực tế và huấn luyện ký năng cho sinh viên,… liên kết với doanh nghiệp trong việc giảng dạy tại nhà trường; Giáo viên của Nhà trường phải thường xuyên đến doanh nghiệp tham gia vào quy trình sản xuất, kinh doanh, tìm hiểu về công nghệ, kỹ thuật vận hành máy móc hiện đại, qua đó sẽ nâng cao được kỹ năng thực tế trong xây dựng giáo trình giảng dạy cho sinh viên.
Ông Đặng Minh Sự - Trưởng Phòng GDNN (Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) chia sẻ tại hội thảo
Đồng quan điểm với ông Thuyết, ông Dương Tấn Cương- Giám đốc Công ty TNHH B And I Automation Electrial chia sẻ: Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II nói riêng, các cơ sở GDNN nói chung cần liên hệ, phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp. Theo ông Cương, khi Nhà trường đưa sinh viên tới doanh nghiệp thực tập thì giáo viên, giảng viên phải cùng đồng hành cùng sinh viên thực tập, làm việc, vạn hành thiết bị công nghệ, máy móc tại doanh nghiệp. Làm được điều này, Nhà trường sẽ thành công trong việc đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, nâng cao được vị thế của mình; sinh viên được nâng cao kiến thức và cơ hội tìm được việc làm phù hợp; doanh nghiệp tuyển dụng được nhân lực đúng theo nhu cầu “ba bên cùng chiến thắng”.
Đáng giá cao việc Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II có sáng kiến tổ chức hội thảo này, ông Đặng Minh Sự, Trưởng phòng GDNN, Sở LĐ – TB&XH TPHCM cho rằng, đây sẽ là kinh nghiệp để các cơ sở GDNN sẽ học tập thực hiện. Ông cho rằng, Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II thuộc Bộ LĐ-TB&XH hiện đang thực hiện cơ chế tài chính tự chủ. Qua đó, cho thấy rất thuận lợi trong việc phối hợp với doanh nghiệp để cùng xây dựng chương trình đào tạo lý thuyết cũng như thực hành tại doanh nghiệp. “Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II phải khai thác trang thiết bị, máy móc, công nghệ hiện đại của doanh nghiệp trong việc đào tạo. Đào tạo phải để sinh viên ra trường luôn tự tin, năng động và bắt tay vào là việc luôn chứ không để doanh nghiệp phải mất thời gian đào tạo lại”: ông Sự đưa ra ý kiến.
Đăng Hải