Theo đó, UBND thành phố đặt mục tiêu hằng năm trung bình giảm 5% tần suất tai nạn lao động chết người, đặc biệt trong các ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động (xây dựng, chế biến vật liệu xây dựng, vận hành lưới điện.. .).
Năm 2017, Hà Nội đặt mục tiêu trên 50% người lao động làm việc tại các cơ sở có nguy cơ bị các bệnh nghề nghiệp phổ biến được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp
Cùng với đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao, cụ thể: Trên 80% số người làm công tác quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động các quận, huyện, thị xã, Ban Quản lý các Khu Công nghiệp và Chế xuất, Khu Công nghệ cao được tập huấn nâng cao năng lực về an toàn, vệ sinh lao động; trên 80% số người lao động làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; trên 80% số người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, người làm công tác y tế; trên 90% số an toàn vệ sinh viện trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; Trên 80% số làng nghề, trên 70% số hợp tác xã có nguy cơ cao về tai lao động, bệnh nghề nghiệp được tiếp cận thông tin phù hợp về an toàn, vệ sinh lao động; trên 80% số người thuộc lực lượng sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc được huấn luyện cập nhật về sơ cứu, cấp cứu.
UBND thành phố cũng đặt mục tiêu, trên 50% người lao động làm việc tại các cơ sở có nguy cơ bị các bệnh nghề nghiệp phổ biến được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; trên 70% doanh nghiệp lớn, 30% doanh nghiệp vừa và nhỏ có nguy cơ cao về bệnh nghề nghiệp thực hiện đo quan trắc môi trường lao động. Bình quân hàng năm giảm 10% số người lao động mắc mới bệnh nghề nghiệp; đảm bảo trên 80% số người lao động làm việc tại các cơ sở có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp được khám, phát hiện và điều trị bệnh nghề nghiệp. Tăng thêm 2.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng hiệu quả một số nội dung cơ bản của hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động, bước đầu xây dựng văn hóa an toàn trong lao động. 100% người lao động đã xác nhận bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được điều trị và phục hồi chức năng lao động theo quy định của pháp luật. 100% số vụ tai nạn lao động nghiêm trọng, chết người được khai báo, điều tra, xử lý theo quy định pháp luật…
PV