Trong đó, bao gồm 50 học viên trình độ đại học điều dưỡng đã được thẩm định tương đương bằng cấp tại Bang Baden – Wurtemberg thuộc Dự án tài trợ 100% chi phí để sang làm việc tại Bệnh viện của CHLB Đức và 21 học viên được nhận Visa để chuấn bị sang Đức làm việc.
Năm học 2018 -2019, Viện IET đã đào tạo hàng trăm học viên theo chương trình Du học nghề sang CHLB Đức với các ngành nghề như: Điều dưỡng, Nhà hàng, Khách sạn, Cơ khí ô tô, Xây dựng… Chỉ cần tốt nghiệp THPT, các em đủ điều kiện tham gia chương trình. Sau khi học và thi đạt Chứng chỉ tiếng Đức B2 song song với đào tạo kiến thức nền ngành mà học viên sẽ theo học tại Đức, các em sẽ sang Đức để học tập và làm việc. Học viện sẽ được đào tạo từ 3 đến 3,5 năm tại Đức với thời lượng 45% học lý thuyết tại trường học và 55% học thực hành tại doanh nghiệp. Trong suốt thời gian học tập, học viên được trả lương, được đóng đầy đủ bảo hiểm và hưởng các phúc lợi như một công dân Đức. Mức lương mà học viên được nhận sẽ tăng theo từng năm học, giao động từ 800 đến 1.200 Euro mỗi tháng. Sau khi học xong, các học viên sẽ được cấp bằng của Đức có giá trị toàn cầu, được tiếp nhận và ký hợp đồng lao động chính thức với mức lương từ 2.800 đến 3.500 Euro/tháng, được định cư lầu dài tại Đức.
GS. Stopfer phát biểu tại buổi lễ
Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Du – Chủ tịch Hội đồng Viện IET cho biết: Chương trình du học nghề CHLB Đức là chương trình đào tạo kép, ưu việt nhất trong tất cả hệ thống giáo dục trên toàn thế giới. Học viên du học nghề không chỉ được miễn phí 100% học phí mà còn được nhận lương như một người lao động thực thụ. Mô hình đào tạo lý thuyết nhà trường và thực hành tay nghề doanh nghiệp được thực hiện xen kẽ hàng tháng giúp người học trở thành lao động tay nghề cao ngay sau khi tốt nghiệp. Nhờ vậy, học viên di du học nghề theo chương trình này được bảo đảm việc làm, phát triển sự nghiệp và định cư lâu dài tại CHLB Đức.
Ông Nguyễn Du trao Chứng chỉ tiếng Đức B2 cho các học viên tại buổi lễ
Đặc biệt, vào cuối năm 2018, Viện IET cùng các đối tác Đức thực hiện Dự án Đại học Điều dưỡng Việt Nam sang CHLB Đức làm việc. Đây là dự án tài trợ toàn bộ 100% chi phí, kể cả chi phí học tiếng Đức tại Viện IET. Theo đó, ứng viên là các cử nhân điều dưỡng muốn sang Đức làm việc tham dự khóa học Tiếng Đức để đạt trình độ B2 tại Viện IET trong khoảng thời gian từ 8 đến 10 tháng. Song song với quá trình này, hồ sơ của học viên sẽ được Viện IET thẩm định tương đương bằn cấp tại Đức. Ngay sau đó, tất cả các học viên được các đối tác của Viện IET tại Đức tiếp nhận, ký hợp đồng lao động và Cơ quan Lãnh sự Đức xét cấp visa theo nhóm với nhau rất thuận lợi. Đồng thời học viên không cần xin lịch phỏng vấn Visa theo cá nhân riêng lẻ như trước đây.
Ông Nguyễn Du cũng cho biết, việc công nhận tương đương bằng cấp đã được thực hiện thành công, các bạn điều dưỡng viên tốt nghiệp Đại học chuyên ngành có cơ hội nghề nghiệp rộng mở với thu nhập cao và nhiều chế độ đãi ngộ tốt tại CHLB Đức. Hơn thế, do nhu cầu phát triển nguồn nhân lực điều dưỡng cho nước Đức liên tục tăng cao, Chính phủ Liên Bang Đức thực hiện hàng loạt chính sách ưu đãi hấp dẫn nhằm thu hút nhân sự từ các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam đến làm việc và phát triển sự nghiệp lâu dài.
GS. Stopfer Đức trao Visa của Đức cho 21 học viên tại buổi lễ
Các bạn đã tốt nghiệp Đại học Điều dưỡng tại Việt Nam sau khi hoàn thành khóa học và thi đạt Chứng chỉ tiếng Đức B2 là có thể lấy visa sang Đức làm việc ngày mà không phải đào tạo lại như những năm trước đây. Việc công nhân bằng cấp này cho thấy phía CHLB Đức đã đánh giá cao nội dung và phương pháp đào tạo điều dưỡng trình độ đại học của Việt Nam, tăng khối lượng kỹ năng tay nghề tại các cơ sở thực hành, giảm bớt tỷ trọng lý thuyết. Nói cách khác một cánh cửa lớn đã được mở để chào đón nhân lực nghành Điều dưỡng Việt có tay nghề cao đến đất nước Đức để học tập và phát triển sự nghiệp.
Được biết, Việt Kinh tế và Công nghệ Đông Á (IET) là một tổ chức khoa học công nghệ, chuyên nghiên cứu, tư vấn và triển khai các chương trình hợp tác chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo tại Việt Nam gắn với thị trường việc làm tại các quốc gia phát triển.
Hoàng Cảnh