Tham dự buổi lễ tại điểm cầu TP.HCM ở Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng Thành phố Hồ Chí Minh có ông Nguyễn Văn Lâm – Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH; Ông Đặng Minh Sự - Trưởng Phòng GDNN (Sở LĐ-TB&XH TP.HCM); Ông Phạm Hữu Lộc – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng (CĐ) Lý Tự Trọng Thành phố Hồ Chí Minh, đại diện lãnh đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có Nhà giáo tham gia Hội giảng.
Theo ban tổ chức, Hội giảng Nhà giáo giáo GDNN năm 2021 nhằm đảm bảo tiến độ, chất lượng, an toàn, tiết kiệm trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp; trên cơ sở xây dựng nền tảng số, ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật; nâng cao năng lực dạy học trực tuyến cho nhà giáo, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong GDNN.
Hội giảng toàn quốc Nhà giáo GDNN được tổ chức từ ngày 12/11/2021 đến ngày 18/11/2021 thu hút 397 nhà giáo đến từ 61 đoàn của các địa phương và Bộ, ngành. Trong đó, đoàn TP.HCM có 18 nhà giáo thuộc 13 cơ sở GDNN tham gia hội giảng. Trong đó, Trường CĐ nghề TP.HCM có 2 nhà giáo dự tranh tài; Trường CĐ Lý Tự Trọng TP.HCM có 01 nhà giáo; Trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật TP.HCM có 1 nhà giáo; Trường CĐ Kỹ nghệ II tham gia hội giảng có 1 nhà giáo; Trường CĐ Kinh tế TP.HCM có 2 nhà giáo; Trường CĐ Công thương có 1 nhà giáo; Trường CĐ Giao thông vận tải Trung ương III có 1 nhà giáo;… tham gia hội giảng.
Phát biểu báo cáo tại lễ khai mạc tại điểm cầu TPHCM, ông Đặng Minh Sự - Trưởng Phòng GDNN Sở LĐ-TB&XH TP.HCM cho biết, công tác chuẩn bị, công tác huấn luyện cho nhà giáo được các cơ sở trên địa bàn Thành phố thực hiện từ ngày 22/7/2021 đến ngày 25/10/2021; công tác huấn luyện được thực hiện qua hình thức trực tuyến và huấn luyện trực tiếp để đảm bảo trong công tác phòng, chống dịch.
Bên cạnh đó 18 nhà giáo cũng tham gia Cuộc thi thiết kế dạy học trực tuyến trong GDNN năm 2021 do Tổng cục GDNN phát động, được triển khai từ ngày 19/7/2021 đến ngày 02/11/2021. Kết quả, Thành phố Hồ Chí Minh có bài giảng trực tuyến của 05 nhà giáo được chọn tham giao vòng sơ loại cấp toàn quốc. Lễ tổng kết và trao giải của cuộc thi thiết kế dạy học trực tuến kết hợp với Lễ Bế giảng của Hội giảng toàn quốc năm 2021 vào ngày 18/11/2021.
Ông Đặng Minh Sự, Trưởng phòng GDNN, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TPHCM báo cáo tại lễ khai mạc Hội giảng
Ông Đặng Minh Sự cho biết thêm, cộng tác chuẩn bị địa điểm tổ chức trình giảng tại TP.HCM là 12 địa điểm trình giảng tại các trường có nhà giáo tham gia hội giảng toàn quốc. Các phòng trình giảng được bố trí đảm bảo yêu cầu về hệ t hống camera âm thanh thu phát để truyền trực tieesp và chuẩn bị các phần mềm tương ứng để kết nối với link phòng họp trên hệ thống của Hội giảng toàn quốc, được ban tổ chức Hội giảng toàn quốc tập huấn kỹ thuật để chuẩn bị truyền tín hiệu khi trình giảng. Ngoài ra, mỗ điểm trình giảng đều có 02 cán bộ kỹ thuật để kịp thời xử lý kỹ thuật khi trinh giảng xảy ra sự cố và 02 cán bộ phụ trách công tác an toàn dịch bệnh.
Theo Tổng Cục GDNN, Hội giảng với chủ đề “Nhà giáo GDNN ĐỔI MỚI – SÁNG TẠO- THÍCH ỨNG – HỘI NHẬP” – nhân tố quyết định nâng cao chất lượng đào tạo, nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam, Hội giảng sẽ tập trung phát động, lan tỏa hình ảnh, thông tin về hệ thống GDNN thông qua năng lực thích ứng của nhà giáo khi sử dụng công nghệ và áp dụng phương pháp mới trong tổ chức giảng dạy.
Thứ tự trình giảng được bốc thăm ngẫu nhiên qua ứng dụng công nghệ thông tin. Việc bốc thăm được tổ chức theo hình thức trực tuyến với sự chứng kiến trực tiếp của đại diện Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Sở LĐ-TB&XH TP.Hà Nội và trực tuyến của đại diện Lãnh đạo 61 đoàn tham gia Hội giảng.
Giám khảo thực hiện đánh giá tại nơi làm việc của giám khảo qua máy tính cá nhân kết nối cổng thông tin Hội giảng. Lần đầu tiên điểm đánh giá bài trình giảng được công khai trên cổng thông tin của từng tiểu ban ngay sau khi nhà giáo kết thúc bài trình giảng tối đa 05 phút.
Lần đầu tiên, các bài trình giảng và đánh giá bài trình giảng sẽ được livestreams trên kênh thông tin của các tiểu ban để các đại biểu, nhà giáo và học sinh, sinh viên theo dõi. Theo đó, hoạt động trình giảng và chấm trình giảng được giám sát bởi tất cả các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan (các Bộ, ngành, địa phương, cơ sở GDNN có nhà giáo dự thi, nhà giáo, học sinh sinh viên,…) đảm bảo “Khách quan – Công bằng – Chính xác” của Hội giảng.
Đăng Hải