Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Nguyễn Bá Hoan tham dự và chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị còn có ông Đào Ngọc Lợi, Cục trưởng Cục Người có công, đại diện lãnh đạo Vụ Pháp chế, Văn phòng Bộ và đại diện lãnh đạo các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội khu vực phía Nam và một số Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phía Bắc tham dự.
Mục đích hội nghị là nhằm lấy ý kiến để xây dựng, hoàn thiện 02 Nghị định: Nghị định quy định chi tiết Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng và Nghị định quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Bá Hoan cho biết, ngày 9/12/2020, tại Phiên họp thứ 51, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 14 đã thông qua Pháp lệnh Ưu đãi Người có công với cách mạng (sửa đổi) và sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2021. Theo Thứ trưởng, Pháp lệnh sửa đổi năm 2020 bao gồm 7 chương và 58 Điều. So với Pháp lệnh hiện hành, Pháp lệnh năm 2020 đã bổ sung 02 Chương, 10 Điều và sửa đổi 41 Điều. Với mỗi diện đối tượng người có công với cách mạng, Pháp lệnh năm 2020 đã kết cấu các Điều theo trật tự về: Điều kiện, tiêu chuẩn; Chế độ ưu đãi đối với người có công; chế độ ưu đãi đối với thân nhân người có công với cách mạng. Đặc biệt, lần đầu tiên Pháp lệnh sửa đổi đã đặt tên cho tất cả các Điều.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan, pháp lệnh Ưu đãi Người có công với cách mạng (sửa đổi) đã đáp ứng được những yêu cầu và nguyên tắc như: Pháp lệnh đã bổ sung các nguyên tắc thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng theo tinh thần Chỉ thị số 14-CT/TW ngày 19/7/2017 của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người có công với cách mạng như: Chăm lo sức khỏe, đời sống vật chất, tinh thần của người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng; chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng được xác định và điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ, bảo đảm mức sống của người có công với cách mạng bằng hoặc cao hơn mức trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú.
Về phạm vi điều chỉnh, Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan cho biết: Pháp lệnh năm 2020 mở rộng việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người nước ngoài có công với cách mạng. Pháp lệnh còn bổ sung một số đối tượng người có công với cách mạng như:
Mở rộng đối tượng người bị địch bắt tù, đày do trực tiếp hoạt động cách mạng trực tiếp chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế sau năm 1975; Mở rộng đối tượng người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc; người được Nhà nước khen tặng Huân chương Chiến thắng, Huy chương Chiến thắng. Bổ sung đối tượng hưởng ưu đãi về chính sách bảo hiểm y tế đối với vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc vợ khác mà nuôi con liệt sĩ đến tuổi trưởng thành hoặc chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sĩ khi còn sống hoặc vì hoạt động cách mạng mà không còn điều kiện chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sĩ khi còn sống.
Chuẩn hóa các điều kiện, tiêu chuẩn xem xét công nhận người có công với cách mạng theo đúng nguyên tắc chặt chẽ, thật sự xứng đáng, tôn vinh đúng đối tượng. Theo đó, các điều kiện, tiêu chuẩn đối với 12 diện đối tượng người có công với cách mạng đã được rà soát kỹ từ thực tiễn giải quyết trong nhiều năm qua để quy định trong Pháp lệnh năm 2020 theo hướng:
Đối với thời kỳ đất nước còn chiến tranh và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc: Kế thừa các văn bản pháp luật từ trước đến nay và bảo đảm tính khả thi trong thực hiện chính sách hiện tại và giao Chính phủ quy định việc giải quyết những trường hợp còn tồn đọng (giải quyết đúng đối tượng; công khai, minh bạch về thủ tục giải quyết; hồ sơ, giấy tờ phù hợp với điều kiện, bối cảnh đất nước trong từng giai đoạn lịch sử cách mạng, đặc điểm lịch sử địa lý của từng vùng miền, từng thời kì kháng chiến).
Đối với thời kỳ đất nước hòa bình: Liệt sĩ và thương binh, Pháp lệnh 2020 chỉ xem xét đối với những trường hợp: Đặc biệt dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của nhân dân hoặc ngăn chặn, bắt giữ người có hành vi phạm tội, là tấm gương có ý nghĩa tôn vinh, giao dục, lan tỏa rộng rãi trong xã hội; Do ốm đau, tai nạn không thể cứu chữa kịp thời khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ quốc phòng an ninh ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo có điều kiện đặc biệt khó khăn theo danh mục của Chính phủ quy định; Trực tiếp làm nhiệm vụ đáu tranh chống tội phạm; Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, diễn tập hoặc làm nhiệm vụ phụ vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm.
Đối với bệnh binh: Chỉ xem xét công nhận đối với trường hợp bị mắc bệnh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên khi làm nhiệm vụ cấp bách, nguy hiểm mà không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí. Đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học: Chưa bổ sung quy định chế độ ưu đãi đối với thế hệ thứ 3 của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học mà tiếp tục thực hiện chính sách bảo trợ xã hội đặt thù.
Chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân được tập hợp để quy định một cách thống nhất, rõ ràng: Tùy theo từng đối tượng, người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng được hưởng chế độ ưu đãi gồm: Trợ cấp hàng thàng, phụ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần; Chế độ ưu đãi khác như: Bảo hiểm y tế, Điều dưỡng phục hồi sức khỏe; Cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết theo chỉ định của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng thuộc ngành lao động – thương binh và xã hội hoặc của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên; Ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm; Hỗ trợ để theo học đến trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; Hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao, hoàn cảnh của từng người hoặc khi có khó khăn về nhà ở; Miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất ở, khi được mua nhà ở thuộc sở hữu của nhà nước; Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, ưu tiên giao khóa bảo vệ và phát triển rừng; Vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh; Miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật.
Trên cơ sở Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020 và kinh nghiệm thực tiễn đó, Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan đề nghị, các đại biểu tham gia góp ý trực tiếp, tâm huyết, trách nhiệm đối với khung đề cương chi tiết và các nội dung của dự thảo Nghị định quy định chi tiết Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng và Nghị định quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.
Để dự thảo các nghị định hướng dẫn chi tiết và giải quyết được các vẫn đề khó khăn trong quá trình thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến người có công với cách mạng tại các địa phương, Thứ trưởng đề nghị các đại biểu cần thảo luận, đóng góp các ý kiến thẳng thắn và nêu ra các quan điểm, đề xuất ý kiến, kiến nghị, các giải pháp về những vẫn đề tồn tại, khó khăn vướng mắc tại các điều, khoản trong dự thảo các nghị định chữa rõ cần trao đổi nhằm xây dựng các nghị định đi vào thực tiển.
Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan cũng lưu ý, Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020 Chính phủ chỉ ban hành 2 Nghị định hướng dẫn được tích hợp rất nhiều lĩnh vực liên quan đến chính sách người có công với cách mạng được gộp vào và đảm bảo tính khoa học, logic của Nghị định. Do vậy, dự thảo cho 2 nghị định là hết sức quan trọng cần phải thảo luận kỹ cũng như nêu ra các ý kiến để Bộ tổng hợp và đưa vào dự thảo để trình Chính phủ ban hành.
Đưa ra ý kiến đầu tiên tại Hội nghị, bà Trương Thị Anh Đào, Trưởng phòng Người có công, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM cho rằng: : Dự thảo 2 nghị định hướng dẫn về Pháp lệnh ưu đãi ười có công được Bộ xây dựng khá công phu, tổ biên tập đã chuẩn bị rất tốt. Theo quy định điều kiện, tiêu chuẩn xác nhận liệt sĩ phải là người hy sinh trong lúc chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Tuy nhiên, thực tế có trường hợp người tham gia cách mạng trong vùng chiến sự bị sốt rét nặng không có thuốc điều trị bị tử vong. Hay trường hợp một đối tượng ở huyện Cần Giờ, làm nghề may quần áo cho bộ đội trên đường đi lấy nguyên liệu chẳng may rơi vào phục kích, hy sinh. Vậy những trường hợp này có được công nhận liệt sĩ không?.
Đối với căn cứ xác nhận thương binh, căn cứ vào vết thương thực thể rất khó xác định được vết thương này. Khi xác nhận vết thương thực thể thì xác định như thế nào và hướng dẫn để xác nhận vì chiến trường miền Nam, hàn gắn vết thương sau chiến tranh, bị tai nạn do bom mìn có vết thương thực thể; Nếu hiểu theo hướng dẫn thì có giải quyết hay không? Cần phải rõ ràng trong nội dung này để có cơ sở cụ thể giải quyết khi địa phương trực tiếp tiếp nhận hồ sơ?
Theo bà Đào, ở nội dung khoản 3 của Nghị định 1 quy định về tiền thờ cúng liệt sĩ chưa nêu rõ ràng về đối tượng. Còn ở khoản 2, điểu 14 của Nghị định cũng chưa quy định rõ về các trường hợp xác nhận liệt sĩ đối với các địa bàn chiếm đóng, vùng chiến sự khi đối tượng bị sốt rét có được xác nhận hay không. Hoặc khi đi trên đường bị địch phục kích bị thương tật có được xác nhận. Tại khoản 4, điều 40, điều 55, điều 63 của dự thảo Nghị định quy định về điều kiện xác nhận thương tật, có vết thương thực thể còn chưa rõ; khoản 4 điều 115 quy định về chế độ điều dưỡng tập trung và điều dưỡng tại nhà còn có sự phân biệt giữ các đối tượng thụ hưởng. Ngoài ra, điệi diện Sở LĐ – TBXH TPHCM cũng cho biết: Quy trình giải quyết hồ sơ cho đối tượng trong NĐ yêu cầu xã phường trực tiếp gửi lên Sở là chưa thể hiện vai trò của các phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp quận/huyện.
Đồng tình với quan điểm của Sở LĐ – TBXH TPHCM, Ông Đặng Ngọc Tảo, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Long An cho rằng: Điều 120, thời điểm hưởng trợ cấp tuất. Cần bổ sung đối với những đối tượng chưa đủ tuổi theo khoản 2 Điều 169 của Bộ Luật lao động thì chờ khi đủ tuổi được hưởng (giống như mục d khoản 2 Điều 32 Nghị định 31).
Long An cũng đề xuất thông qua hồ sơ xét duyệt phải thông qua hội đồng cấp huyện. Đôi tượng di chuyển xác nhận người thờ cúng liệt sĩ người chuyển đi và chuyển đến. Điều 26 về thờ cũng liệt sĩ đế nghị phải thông qua cấp huyện, và phải làm rõ thân nhân. Đồng thời, đại diện Sở LĐ – TBXH Long An cũng thắc mắc về đối với các đối tượng là vợ liệt sĩ tái giá con của họ có được hưởng chính sách này không? Đại diện Sở cũng nêu quan điểm tại điều 16 của dự thảo NĐ nên quy định cụ thể hơn. Đồng thời đề xuất hồ sơ xét duyệt phải thông qua hội đồng cấp huyện xem xét trước sau đó mới chuyển lên Sở. Còn về đôi tượng di chuyển xác nhận người thờ cũng liệt sĩ, người chuyển đi và chuyển đến.
Ở khía cạnh khác, đại diện Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh nêu quan điểm: Về nhà bia liệt sĩ được khắc tên tại địa phương đang có nhiều trường hợp gặp vướng mắc trong quá trình giải quyết. Theo đại diện của Sở này nêu nguyên nhân là do các quy định chưa cụ thể dẫn đến người dân tự khắc tên vào bia liệt sĩ và yêu cầu được công nhận. Trong khi đó, để giải quyết các yêu cầu đề xuất của người dân phải căn cứ các quy định của pháp lệnh, NĐ và các thông tư hướng dẫn chưa rõ nên địa phương không thể giải quyết cho người dân. Theo quy định, các đối tượng để được công nhận khắc tên trên các bia liệt sĩ thì phải được cầp Bằng tổ quốc ghi công mới được bổ sung.
Còn bà Nguyễn Thị Như, Phó Giám đốc Sở, Phụ trách Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bạc Liêu kiến nghị về việc thực hiện giải quyết chế độ về chất độc gia cam nên cho giám định lần 2, nếu giám định lần đầu đã được công nhận đạt thì nên cho giám định bổ sung để cộng dồn cho đối tượng được hưởng chế độ cao hơn nhằm đảm bảo quyền lợi. Tại Điểm b Điều 48 của Dự thảo NĐ cần xem xét cho phủ hợp. Về di chuyển hồ sơ về nơi cư trú mới không có quy định về nhân dân nên dẫn đến khiếu kiện trong nhân dân.
Tham gia ý kiến tại Hội nghị, Trưởng phòng Người có công Sở LĐ-TB&XH tỉnh Sóc Trăng Lê Thị Chiến cho rằng, theo Điều 48, căn cứ xác nhận đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, quy định hồ sơ, giấy tờ có giá trị pháp lý được xác lập trước ngày 1/1/2000. Tuy nhiên, nhiều trường hợp đã có quyết định hưởng chế độ như Quyết định 290 của Thủ tướng Chính phủ, được khen thưởng Huân, Huy chương xác nhận thành tích kháng chiến thì không nên khống chế mốc thời gian. Đối với Điều 129 về đính chính thông tin người có công (hồ sơ liệt sỹ) thì không thực hiện đính chính năm tham gia và năm hi sinh. Vì, khi đính chính sẽ phát sinh nhiều chế độ liên quan,...
Giải đáp các thắc mắc cũng như các ý kiến đề xuất của các đại biểu nêu ra, ông Đào Ngọc Lợi, Cục trưởng Cục người có công cho biết: Về quy định về người thờ cũng đã quy định rõ. Về thương binh đã quy định người có vết thương thực thể cũng rất khó để phân loại. Do đó, cần xác định cụ thể nên mới giải quyết, thực hiện qua biện pháp nghiệp vụ và người dân để thẩm định chính xác. Chúng ta phải tạo điều kiện cho đối tượng được hưởng quyền lợi chính đáng. Các đối tượng mắc bệnh đái tháo đường 30%, theo quy định về tuổi tác không giám định lại. Còn về giải quyết hồ sơ tồn đọng giải quyết đúng quy định. Về quy định giấy ủy quyền ông Lợi nghi nhận các ý kiến đề xuất của các đại biểu, hiện chúng ta chưa cho ủy quyền là thiệt thòi cho đối tượng. Giải thích về quy định điều kiện tập trung và điều dưỡng tại nhà nguồn kinh phí cấp cho các đối tượng khác nhau là do người đi điều dưỡng trực tiếp phải cao hơn chế độ điều dưỡng ở nhà…
Tại Hội nghị, nhiều đại biểu đã đồng quan điểm với những ý kiến trên và tham gia góp ý về chế độ ưu đãi đối với thân nhân người có công với cách mạng thêm như: về hồ sơ giải quyết thủ tục giải quyết về thân nhân liệt sĩ, hồ sơ thủ tục đối với vợ liệt sĩ đã tái giá, xác định người thờ cúng liệt sĩ,…; quản lý mộ liệt sĩ tại nghĩa trang chế độ; di chuyển mộ liệt sĩ từ nghĩa trang về gia đình; di chuyển mộ liệt sĩ từ gia đình về nghĩa trang thì chưa có quy định,... Sau khi nghe các ý kiến góp ý của các đại biểu, ban tổ chức đã trực tiếp giải thích và đưa ra hướng giải quyết tại Hội nghị. Với một số ý kiến còn vướng mắc, ban tổ chức cho rằng, sẽ tiếp tục nghiên cứu để đưa vào các nghị định.
Đăng Hải