An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Thoát nghèo nhờ mô hình kinh tế vườn rừng
02:56 PM 24/04/2019
Hộ anh Triệu Văn Tuấn, dân tộc Dao ở bản Khe Lặc Ngoài, xã Thanh Sơn, huyện Ba Chẽ, là tấm gương tiêu biểu cho phong trào viết đơn xin ra khỏi hộ nghèo ở địa phương.
Anh Triệu Văn Tuấn đang cho gà ăn
Sau khi hết thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự, anh Triệu Văn Tuấn phục viên trở về xây dựng quê hương. Trong thời gian tại ngũ, được sự quan tâm, ưu tiên với đồng bào dân tộc thiểu số, anh đã được đào tạo lái xe. Tuy nhiên, khi trở về quê hương, đi theo nghề lái xe được đào tạo sẵn nhưng anh cũng không thể lo cho cuộc sống gia đình, hoàn cảnh vợ bị bệnh hiểm nghèo, đi viện thường xuyên khiến cho gia đình anh gặp rất nhiều khó khăn. Gia đình anh thuộc diện hộ nghèo của xã nhiều năm. Thế rồi, nhận được sự quan tâm hỗ trợ của Đảng ủy và chính quyền địa phương, anh đã vượt qua thời gian khó khăn này, vươn lên thoát nghèo phát triển kinh tế.
Anh Triệu Văn Tuấn đã được chính quyền xã Thanh Sơn giao cho đất rừng để canh tác vừa trồng trọt, vừa chăn nuôi. Được nhận nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình 135, bắt đầu từ năm  2016, anh Tuấn vay vốn để đầu tư canh tác trồng keo trên diện tích đất rừng được giao là 36ha. Với bản tính của người lính Bộ đội Cụ Hồ chăm chỉ, cần mẫn, không ngại khó khăn gian khổ, anh còn làm thêm để tăng thu nhập, có chút vốn mở rộng đầu tư sang chăn nuôi và trồng trọt. Theo chương trình giảm nghèo của xã, gia đình anh được tặng 1 con bò nhưng anh đã nhường bò cho những hộ nghèo khó khăn hơn hoàn cảnh của gia đình anh.
Đàn gà giống vừa được anh Tuấn nhập về.
Sau khi có nguồn thu nhập, anh Triệu Văn Tuấn bắt tay vào đầu tư chăn thả gà tự nhiên. Anh chọn mua giống gà con 2-3 tuần tuổi từ Bắc Ninh về chăn cho đến khi có thể thả ra ngoài tự nhiên. Anh Tuấn chia sẻ: “Gà thả tự nhiên sẽ cho sản phẩm thịt thơm ngon, săn chắc hơn rất nhiều so với gà nhốt trong chuồng ăn thức ăn công nghiệp". Anh dựa vào diện tích đất rừng tự nhiên để trồng ngô, tạo nguồn thức ăn "tự túc" cho đàn gà 1.000 con của gia đình. Cùng với đó, anh còn được huyện hỗ trợ về vắc xin phòng bệnh cho gia cầm, được tham gia tập huấn tại các lớp bồi dưỡng kiến thức về chăn nuôi, trồng trọt. Với vốn đầu tư ban đầu khoảng 15.000 đồng/con giống, sau khoảng 5-6 tháng chăn thả tại vườn, anh bán được khoảng 300.000 đồng/con, tổng thu nhập đạt từ 30-40 triệu đồng cho một đàn gà.
Sau hơn 5 năm nằm trong diện hộ nghèo của xã, gia đình anh đã vượt qua khó khăn, vươn lên thoát nghèo. Anh là một trong 5 hộ nghèo ở Thanh Sơn viết đơn xin ra khỏi diện hộ nghèo vào năm 2018. Anh Chíu Sinh Phượng, Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Sơn, cho biết: “Ở xã chúng tôi, anh Tuấn là tấm gương nghị lực vươn lên thoát nghèo để bà con trong diện hộ nghèo phấn đấu noi theo. Đây là một con người cần cù, chịu khó, một gương sáng của bản làng. Chúng tôi rất cần những mô hình như vậy để nhân rộng trong quá trình thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, xóa nghèo bền vững ở địa phương”.
Minh Hồng
TAG:
Tin khác
“Bữa ăn hạnh phúc” cùng 662 phần quà được trao cho học sinh trường Khao Mang
Đắk Lắk: Chăm lo chu đáo đời sống đối tượng bảo trợ xã hội
Chương trình “Xuân biên cương - Tết ấm cho em – Hội chợ Tết 0 đồng”
Người dân Hà Nội 'xé rào', đi ngược chiều trên đường Lê Quang Đạo
Mang chim thú, cây lạ về nhà, coi chừng phạm pháp
Chương trình Tết đồng bào 2025: Mang Tết sớm đến với đồng bào vùng cao huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
Bắc Giang: Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp
Chương trình 'Tết cho trẻ em nghèo' trao tặng hàng chục suất quà cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn
Hà Nội: Chợ đồ cũ Vạn Phúc sầm uất, tiểu thương vẫn gặp khó